Qua q trình kiểm sốt chi thường xun NSNN theo luật ngân sách và Luật ngân sách sửa đổi, các văn bản hướng dẫn thực hiện kiểm soát chi, trên cơ sở thực tế các kết quả đã đạt được; những tồn tại và nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi NSNN huyện trên địa bàn huyên Hạ Hòa. Tuy nhiên để thực hiện được các giải pháp thì có những giải pháp phải cần có sự can thiệp hoặc thay đổi cơ chế chính sách của các cấp các ngành, có giải pháp bản thân KBNN Hạ Hịa thực hiện được ngay tại đơn Chính vì vậy, liên quan đến các giải pháp mà KBNN không thể thực hiện được ngay, tác giả mạnh dạn đưa ra các kiến nghị để thực hiện các giải pháp đã nêu. Cụ thể:
3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ, các cấp, các ngành
Hệ thống văn bản hiện đang áp dụng trong kiểm soát chi NSNN đã tạo hành lang pháp lý và thuận lợi cho việc kiểm soát chi của Kho bạc, đơn vị sử dụng NSNN áp dụng để thực hiện thanh tốn. Để ổn định mơi trường pháp lý nhằm thực hiện tốt công tác kiểm sốt chi NSNN, Nhà nước
Hồn thiện và ổn đinh các chính sách, văn bản pháp lý là việc cần thiết nhưng việc sửa đổi cần kịp thời và phù hợp với thực tế tại cơ sở. Văn bản cần phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện thanh, quyết tốn vốn NSNN.
- Cần có quy định cụ thể hơn nữa đối với việc đơn vị không chấp hành tốt các văn bản pháp lý trong q trình kiểm sốt của KBNN nhằm tăng tính hiệu lực của Luật Ngân sách. Chế tài xử phạt liên quan đến việc không chấp hành về NSNN cần thực hiện đồng loạt ở tất cả các cơ sở.
- Hệ thông Ngân hàng có quy định đối với các phòng giao dịch của hệ thống Ngân hàng tại cơ sở có đủ các máy rút tiền tự động và phải tạo điều kiện cho CBCC và người lao động rút tiền lương, tiền cơng... ngồi giờ hành chính tại các điểm giao dịch không nằm ở trụ sở chính của Ngân hàng. Có như vậy mới khuyến khích, hạn chế được các đơn vị thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt khi họ đã thực hiện chuyển lương qua tài khoản theo đúng quy định.
3.4.2 Kiến nghị với Bộ Tài Chính
Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ về quản lý NSNN nên có những hướng dẫn mang tính chất chiến lược, ổn định, lâu dài trong lĩnh vực chi NSNN đặc biệt là cơng tác kiểm sốt chi NSNN để KBNN cấc cấp thực hiện. Cụ thế:
- Sớm sửa đổi Thông tư số 161/2012/TT-BTC quy định về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN đối với các khoản chi thường xuyên theo hướng: Nâng cao vai trò và trách nhiệm của đơn vị sử dụng NSNN với các hồ sơ thanh toán khi gửi đến KBNN, một số loại hồ sơ đơn vị phải chịu hồn tồn trách nhiệm về tính đúng đắn của nó như: hình thức lựa chọn nhà thầu, các khoản thanh tốn khơng dùng tiền mặt dưới 5 triệu (bởi hiện tại các khoản này đơn vị không phải gửi chứng từ đến KBNN, chỉ gửi bảng kê chứng từ do vậy cán bộ kiểm soát chi do vậy không thể biết đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ có tài khoản hay khơng để yêu cầu đơn vị chuyển khoản.
- Sửa đổi Thông tư số 13/2017/TT- BTC (TT13) của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) theo hướng: giảm mức chi bằng tiền
mặt mà đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện qua NHTM từ 1 tỷ đồng trở lên/lần thanh toán xuống mức thấp hơn; cần sửa đổi quy trình thanh tốn cá nhân qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN theo hướng: NHTM thực hiện chuyển tiền cho các cá nhân theo đúng bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng đã được KBNN sao y (trường hợp đơn vị giao dịch gửi hồ sơ, chứng từ giấy đến KBNN để làm thủ tục kiểm soát chi NSNN) hoặc đăng tải trên Cổng trao đổi dữ liệu điện tử của KBNN để ngăn chặn các trường hợp lợi dụng kẽ hở trong quy trình chi lương, chiếm đoạt tiền của Nhà nước và người lao động. Đồng thời, dự thảo bổ sung hướng dẫn về quy trình thanh tốn cá nhân qua tài khoản trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN..
- Sớm nghiên cứu, đưa ra hướng dẫn thực hiện dịch vụ cơng thơng qua hình thức thanh tốn điện tử áp dụng giữa đơn vị sử dụng NSNN với các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện thanh tốn chi trả từ NSNN thơng qua chữ ký số để tiến kịp với các nước trên thế giới.
3.4.3 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước
- Ban hành các cơ chế quản lý điều hành chung, phù hợp để hướng dẫn các KBNN địa phương thực hiện, tránh việc xử lý mang tính chất tình huống, cục bộ khơng giải quyết triệt để, dứt điểm các tồn tại phát sinh.
- Phân cấp cho KBNN địa phương trong việc xử lý các giao dịch cam kết chi khi có sự phân công lại cán bộ làm cơng tác kiểm sốt để KBNN địa phương chủ động, đảm bảo thời gian thực hiện theo quy trình trong việc kiểm sốt thanh tốn cho đơn vị sử dụng NSNN.
- Chế độ Kế toán áp dụng cho viết tắt là TABMIS cần hoàn thiện hơn nữa và có sự thống nhất ở tất cả các cấp ngân sách để khi cần lấy số liệu cho cùng một loại hình đơn vị sẽ thuận tiện, nhanh chóng.
Thống nhất giữa kiểm sốt chứng từ giấy và kiểm soát trên hệ thống bởi hiện tại ngân sách xã đang kiểm soát chứng từ trên giấy chi tiết theo chương phù hợp với mục lục ngân sách nhưng khi hạch toán trên máy theo chương chung cho tất cả các ban ngành thuộc xã sẽ gây khó khăn trong cơng tác tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện thanh tốn vốn NSNN chung trên địa bàn
- Nghiên cứu, xem xét triển khai các kiost thông tin phục vụ việc tra cứu dữ liệu, đối chiếu dữ liệu để tiến tới thực hiện các dịch vụ cơng thơng qua hình thức thanh tốn điện tử.
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kiểm soát chi cho cán bộ chuyên quản, tổ chức cho cán bộ của ngành đi học tập nâng cao trình độ nhằm đào tạo cán bộ chuyên trách; tăng cường giáo dục ý thức, phẩm chất cho cán bộ để hoàn thành các nhiệm vụ mà KBNN được giao. Do vậy, cần tổ chức bộ phận kiểm soát cho tại các tổ một cách chặt chẽ hơn, chuyên nghiệp hơn nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của KBNN đối với việc quản lý NSNN, sắp xếp lại cán bộ kiểm soát chi theo hướng phát huy sức mạnh tổng hợp, chuyên nghiệp của mỗi cán bộ kiểm sốt.
- Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thông tin vào việc thực hiện nhiệm vụ cả về đầu tư trang thiết bị lẫn đào tạo nhân lực theo từng mục tiêu và phải được coi trọng.
3.4.4 Kiến nghị với chính quyền tỉnh, địa phương và các đơn vị có liên quan:
3.4.4.1 Kiến nghị , với chính quyền Tỉnh:
- UBND tỉnh chỉ đạo sở Tài chính, các sở ban ngành khác khi ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến cơ chế điều hành, chấp hành ngân sách trên địa bàn cần kịp thời và phù hợp với các căn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành.
- Sở Tài chính tăng cường chỉ đạo, tập huấn, triển khai hướng dẫn các văn bản nhanh chóng, kịp thời tới phịng Tài chính huyện, đơn vị sử dụng NSNN để các đơn vị thực hiện thống nhất trên địa bàn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của đơn vị để ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm của các đơn vị sử dụng NSNN khi tham gia quản lý, thanh toán vốn NSNN.
3.4.4.2 Kiến nghị với UBND huyên Hạ Hòa
- Quan tâm, chỉ đạo điều hành NSNN huyện một cách sát sao, có hiệu quả thơng qua việc phân bổ dự toán cho các đơn vị thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công ổn định trong năm phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị, tránh bổ sung nhiều lần cho các nhiệm vụ thường xuyên; phân bổ kế hoạch vốn kịp thời cho các dự án cần thiết không phân bổ dàn trải cho các dự án không khả thi hoặc tiến độ thực hiện chậm, chưa triển khai.
- Quan tâm, có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tài chính - kế tốn đặc biệt là các xã,thị trấn nhằm nâng cao chất lượng cơng tác Tài chính - kế tốn đội để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
- Sao gửi các văn bản liên quan liên quan đến thanh toán vốn NSNN kịp thời cho các đơn vị sử dụng NSNN tránh tình trạng các đơn vị khơng nắm được các chế độ chính sách mới, gây khó khăn trong cơng tác giải ngân.
3.4.4.3 Đối với phịng Tài chính - Kế hoạch Hạ Hịa, đơn vị sử dụng NSNN
- Đối với phịng Tài chính - Kế hoạch: Tổ chức thực hiện nhập dự toán trên hệ thống TABMIS cho các đơn vị giao dịch kịp thời theo đúng quyết định, không nhập định kỳ hàng tháng làm ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt của KBNN, thanh toán của các đơn
vị.
Thường xuyên cập nhật và tập huấn, hướng dẫn các đơn vị về công tác Tài chính - Kế tốn cho các đơn vị sử dụng NSNN đặc biệt là Thủ trưởng và Kế toán các đơn vị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác này, nâng cao trách nhiệm của họ trong việc thanh toán vốn NSNN đặc biệt là các chế độ, nghiệp vụ mới liên quan đến thanh toán với KBNN theo đúng quy định.
Khi duyệt quy chế chi tiêu cho đơn vị, phịng Tài chính - Kế hoạch cần có thơng báo cho đơn vị sử dụng NSNN và KBNN kết quả thẩm định quy chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán của các đơn vị thực hiện theo cơ chế khoán biên chế và tự chủ về tài chính. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ quan Tài chính trong việc thẩm định trên.
- Các đơn vị sử dụng NSNN cần chủ động tìm hiểu cơ chế thanh tốn qua KBNN để chủ động trong việc gửi hồ sơ thanh toán tới Kho bạc, thực hiện tiến độ thanh toán đều vào các tháng trong năm tránh dồn vào cuối năm dẫn đến hồ sơ phải làm lại nhiều lần, làm chậm tiến độ thanh toán
KẾT LUẬN
Kho bạc Nhà nước huyện Hạ Hòa được giao nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và kiểm soát chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Hạ Hòa. Hàng năm chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Hạ Hòa chiếm tỷ trọng lớn, tới khoảng 80% trong tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn. Việc quản lý và kiểm sốt chi thường xun NSNN có hiệu quả là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, giúp cho các cấp chính quyền tại địa phương chủ động trong điều hành ngân sách. Luận văn:“Tăng cường
kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc nhà nước huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ” đã làm rõ hơn sự cần thiết của cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đã hồn thành cơ bản các mục tiêu đề ra, đó là:
- Hệ thống hóa một cách tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về chi thường xuyên NSNN; kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN; ngun tắc, cơng cụ kiểm sốt chi thường xuyên NSNN; nội dung và quy trình kiểm sốt, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua KBNN.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm sốt chi thường xun NSNN qua KBNN huyện Hạ Hịa trong giai đoạn 2016-2018. Qua đó, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của kết quả và những hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Hạ Hòa để KBNN huyện Hạ Hịa có thể vận dụng vào thực tiễn, bao gồm: tăng cường thanh tốn trực tiếp cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt; đổi mới cơng tác cán bộ - tiêu chuẩn hóa cán bộ; hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi trực tiếp qua KBNN huyện Hạ Hòa; tạo hành lang pháp lý để phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức cho phù hợp với thực tiễn phát sinh; nâng cao chất lượng công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân sách Nhà nước
được Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày ngày 25 tháng 6 năm 2015.
[2] Kho bạc Nhà nước (2012), Công văn số 3555/KBNN-KSC ngày 19/12/2012 của
KBNN về việc hướng dẫn kiểm sốt chi theo Thơng tư số 161/2012/TT-BTC.
[3] Bộ Tài chính (2012), Thơng tư 161/2012/TT - BTC ngày 01/10/2012 Quy định
chế độ quản lý, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
[4] Kho bạc Nhà nước huyện Hạ Hòa (2016, 2017, 2018), Báo cáo chi ngân sách
Nhà nước các năm 2016, 2017, 2018.
[5] Kho bạc Nhà nước huyện Hạ Hòa (2016), Định hướng phát triển Kho bạc Nhà
nước huyện Hạ Hòa đến năm 2020.
[6] Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Đề tài: “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Thị Hiền.
[7] Luận văn Thạc sĩ Đại học Đà Nẵng. Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kiểm sốt chi thường xun NSNN qua KBNN Khánh Hịa của tác giả Đỗ Thị Thu Trang. [8] Luận văn Thạc sĩ Viện đại học mở. Đề tài: “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái” của tác giả Tống Thúy Hà.