1.3.1 Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ở một số địa phương bạc Nhà nước ở một số địa phương
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Kho bạc Nhà nước huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 20 tháng 06 năm 1990, có trụ sở đặt tại Khu phố Hồ Xuân Hương, thị trấn Vĩnh
Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Những năm qua, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Kho bạc Nhà nước huyện Vĩnh Tường không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng số chi NSNN qua KBNN huyện Vĩnh Tường là 2.365 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên là 1.854,2 tỷ đồng, chiếm 78,4% trong tổng chi NSNN. Thơng qua cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN, KBNN huyện Vĩnh Tường đã từ chối hơn ba trăm món tiền với tổng số tiền lên đến gần 4 tỷ đồng. Năm 2016, tổng chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Vĩnh Tường là 478 tỷ đồng. Thông qua cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN, KBNN huyện Vĩnh Tường đã từ chối thanh tốn gần 64 món với tổng số tiền đạt hơn 820 triệu đồng. Để đạt được kết quả trên, KBNN huyện Vĩnh Tường đã tập trung làm tốt một số công việc sau:
- Kho bạc Nhà nước huyện Vĩnh Tường đã siết chặt cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định nền kinh tế trên địa bàn huyện.
- Chú trọng công tác tổ chức cán bộ làm công tác kiểm soát chi, KBNN huyện Vĩnh Tường coi cán bộ làm cơng tác kiểm sốt chi là yếu tố quyết định tới chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc. Đơn vị đã làm tốt công tác tổ chức cán bộ từ khâu tuyển dụng đến khâu đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch, sắp xếp vị trí cơng việc. Đồng thời, thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn cơng tác kiểm sốt chi do KBNN tỉnh tổ chức để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc, phong cách ứng xử chuyên nghiệp.
- Trong công tác kiểm soát chi thường xuyên, Kho bạc Nhà nước huyện Vĩnh Tường luôn chủ động cập nhật các văn bản chỉ đạo, cơ chế chính sách về cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN để áp dụng vào thực tiễn ở địa phương. Bên cạnh đó, ln cải tiến quy trình nghiệp vụ để giảm bớt thủ tục hành chính, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm .
Kho bạc Nhà nước huyện Bảo Yên có trụ sở tại khu 6, thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành, những năm qua Kho bạc Nhà nước huyện Bảo Yên đã bám sát chỉ đạo của Bộ Tài chính, KBNN cấp trên và cấp ủy chính quyền địa phương để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, chủ động đề xuất, tham mưu để tháo gỡ kịp thời vướng mắc, khó khăn, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính, ngân sách trên địa bàn huyện. Cùng với việc tăng cường phối hợp thực hiện công tác quản lý thu NSNN, KBNN Bảo Yên đã chú trọng thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt chi NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự tốn được duyệt, đúng đối tượng, chế độ, tiêu chuẩn, định mức; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phịng chống tham nhũng.
Trong giai đoạn 2014 - 2017, tổng số chi NSNN qua KBNN huyện Bảo Yên là hơn 2.700 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên là 2.160 tỷ đồng, chiếm 80% trong tổng chi NSNN. Năm 2017, KBNN huyện Bảo Yên đã thực hiện kiểm soát chi NSNN thường xuyên đạt hơn 600 tỷ đồng. Trong quá trình quản lý, kiểm soát chi thường xuyên NSNN, đã từ chối thanh tốn 94 món với tổng số tiền 1,8 tỷ đồng do thiếu thủ tục, sai mục lục ngân sách. Để đạt được kết quả trên, KBNN huyện Bảo Yên đã tập trung làm tốt một số cơng việc sau:
- Chỉ đạo các phịng, ban chuyên môn nêu cao tinh thần trách nhiệm và phát huy tối đa năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, viên chức nói chung, của đội ngũ cán bộ, viên chức trực tiếp làm công tác kiểm sốt chi nói riêng. Bên cạnh đó, khơng ngừng củng cố, hồn thiện cơ chế, quy trình kiểm tra, giám sát nhằm quản lý các khoản chi ngân sách một cách hiệu quả.
- Thực hiện tốt quy trình giao dịch một cửa, bám sát văn bản, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, kiểm sốt chặt chẽ các khoản chi NSNN, kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ quy định, không đủ hồ sơ, thủ tục thanh toán.
- Thường xuyên quán triệt và phối hợp với các đơn vị thụ hưởng ngân sách để nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm sốt, thanh tốn các khoản chi từ NSNN. Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, báo cáo kịp thời cấp ủy chính quyền địa
phương và KBNN tỉnh về những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong q trình thực hiện kiểm sốt chi NSNN hàng năm.
- Cơng tác quản lý, điều hành tồn ngân quỹ được thực hiện chặt chẽ, an toàn, đồng thời quản lý tốt số dư nợ hạn mức tài khoản thanh toán theo đúng quy định, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu thanh toán của các đơn vị thụ hưởng NSNN. Hàng ngày đối chiếu các lệnh thanh toán đi, đến và quyết toán trong ngày. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt an tồn kho quỹ được duy trì thường xuyên, kịp thời phát hiện sai sót, sửa chữa khắc phục đảm bảo an tồn kho quỹ và thơng suốt hệ thống phần mềm tin học (dự án TASMIS) truyền dẫn dữ liệu cập nhật trong ngày qua hệ thống mạng lan của toàn ngành.
1.3.1.3 Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Kho bạc Nhà nước huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 4 năm 1990. Từ ngày thành lập đến nay, KBNN huyện Sơn Dương, tỉnh Tun Quang ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao đó là quản lý quỹ NSNN. Đi đôi với công tác thu NSNN, KBNN huyện Sơn Dương đã thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự tốn được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng Ngân sách. Qua cơng tác kiểm sốt chi, KBNN huyện Sơn Dương đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phịng chống tham nhũng. Giai đoạn 2014 - 2017, tổng số chi NSNN qua KBNN huyện Sơn Dương là 2.140 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên là 1.617,8 tỷ đồng, chiếm 75,6% trong tổng chi NSNN. Năm 2017, tổng chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Sơn Dương là 455 tỷ đồng. Thông qua cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN, KBNN huyện Sơn Dương đã từ chối hàng trăm món tiền với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Tính riêng năm 2017, KBNN huyện Sơn Dương đã từ chối thanh tốn gần 70 món với tổng số tiền đạt gần 900 triệu đồng. Để đạt được kết quả trên, KBNN huyện Sơn Dương đã tập trung làm tốt một số công việc sau:
- Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy định trong cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN. Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và
các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN huyện Sơn Dương đã tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ công chức, đồng thời Kho bạc phối hợp với cơ quan Tài chính tham mưu cho UBND huyện tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn.
- Nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác chi và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Công tác tin học được KBNN huyện Sơn Dương, Tuyên Quang luôn quan tâm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Mạng nội bộ và nối mạng về KBNN luôn hoạt động thông suốt, các chương trình ứng dụng phục vụ cho cơng tác chi và kiểm sốt chi được triển khai kịp thời. Đặc biệt là cùng với toàn hệ thống KBNN đơn vị đã triển khai thành công TABMIS, không chỉ kết nối trong hệ thống KBNN mà đối với cả cơ quan Tài chính. Thực hiện tốt chương trình thanh tốn song phương điện tử với Ngân hàng trên địa bàn, những khoản thanh toán trước đây khi thực hiện bằng phương pháp thủ cơng phải mất vài ngày thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ của chương trình thanh tốn điện tử.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Kho bạc Nhà nước huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Từ những kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và KBNN huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, có thể rút ra một số bài học đối với KBNN huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ như sau:
- Một là, phải nhận thức được rằng công tác kiểm sốt chi khơng phải chỉ đơn thuần là
cơng việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy, để thực hiện tốt cơng tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, Kho bạc phải biết phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời chủ động tham mưu cho HĐND, UBND các cấp ban hành kịp thời các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý ngân sách để KBNN có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi NSNN do địa phương quản lý, điều hành.
- Hai là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác quản lý NSNN
và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Để cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng hồn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ cơng chức
KBNN nói chung và cán bộ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng cũng phải được hoàn thiện, nâng cao năng lực. Để làm được điều đó, Kho bạc phải tăng cường cơng tác cán bộ trong tất cả các khâu từ khâu tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng...Việc bố trí cán bộ làm cơng tác kiểm sốt chi khơng chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà cịn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, cơng minh.
- Ba là, tăng cường ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đặc biệt là
công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN.
- Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên.
Nghiên cứu và áp dụng quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm sốt chi với mơ hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hàng vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm sốt chi, hạn chế hình thức chi thường xun bằng lệnh chi tiền.
- Năm là, cần bám sát và cập nhật văn bản hướng dẫn của Nhà nước trong công tác
kiểm soát chi thường xuyên sẽ giúp cho việc thanh tốn tránh được sai sót trong quy trình kiểm soát chi thường xuyên. Trong việc kiểm soát chi thường xuyên của KBNN huyện Hạ Hòa, đối với khoản mua sắm từ 20 triệu đồng trở lên đến dưới 100 triệu đồng thì cơ quan, đơn vị mua sắm lấy báo giá của ba đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau làm cơ sở để thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN lựa chọn đơn vị cung cấp với giá cả hợp lý và chất lượng tốt nhất; còn đối với khoản mua sắm dưới 20 triệu đồng thì cũng khuyến khích đơn vị áp dụng như đối với mua sắm từ 20 triệu đồng trở lên; phải có hợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính, biên bản nghiệm thu, giấy rút dự toán gửi đến Kho bạc làm cơ sở thanh tốn. Ở đây theo hướng dẫn Theo Thơng tư 161/2012/TT- BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ở trường hợp này cần phải có thêm chỉ định thầu tức là quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất (chứ không đơn thuần là rẻ nhất) của thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN. Từ đó cho thấy việc kiểm soát chi thường xuyên phải bám sát vào các văn bản, quyết định, hướng dẫn của Nhà nước đưa ra để thực hiện vai trị nhiệm vụ kiểm sốt chi NSNN một cách tốt nhất.