10. Kết cấu của luận văn
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.2. Bảo hiểm xã hội
Sự ra đời của hệ thống BHXH là một trong những sáng tạo sáng chói của lồi người trong lịch sử phát triển xã hội. BHXH ln là chính sách cốt lõi của hệ thống chính sách ASXH của bất kỳ quốc gia, hệ thống xã hội nào. BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19, khi nền cơng nghiệp và kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu. Từ năm 1883, ở nước Phổ (Cộng hòa liên bang Đức ngày nay) đã ban hành luật BHYT. Một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ mãi đến cuối năm 1920 mới có đạo luật về BHXH [37, tr.29].
Tuy đã ra đời lâu như vậy, nhưng khái niệm về BHXH vẫn chưa có sự thống nhất.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1999): “BHXH là sự bảo vệ của
xã hội đối với các thành viên của mình thơng qua các biện pháp công cộng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đơng con” [46].
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, (tập 1): “BHXH (chính trị, kinh tế), sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất; dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảo bảo an tồn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an tồn xã hội” [39, tr.150].
Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng đưa ra được khá nhiều cách hiểu khác nhau về BHXH:
- Dưới góc độ pháp luật: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [13, tr.49].
- Dưới góc độ tài chính: “BHXH là q trình san sẻ rủi ro và san sẻ tài
chính giữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật” [13, tr.49].
Có quan điểm lại cho rằng: “BHXH là sự đảm bảo đời sống vật chất cho NLĐ và gia đình họ khi có nguy cơ mất an toàn về kinh tế do bị giảm hoặc mất khả năng lao động thông qua sử dụng nguồn quỹ huy động từ người tham gia và sự tài trợ của Nhà nước” [37, tr.12].
Như vậy, có rất nhiều các định nghĩa, khái niệm khác nhau về BHXH. Ở Việt Nam, khái niệm BHXH được quy định thống nhất trong Luật BHXH, 2014. Đây là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu liên
quan đến chính sách BHXH ở Việt Nam. Định nghĩa như sau: “BHXH là sự
bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [33,
cơ bản, là “xương sống” của hệ thống ASXH quốc gia. BHXH có tác dụng góp phần đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi NLĐ bị giảm hoặc bị mất thu nhập do các yếu tố như (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi hết tuổi lao động hoặc chết). Ở nước ta hiện nay, BHXH cơ bản bao gồm BHXHBB và BHXHTN.