10. Kết cấu của luận văn
1.2. Các lý thuyết áp dụng trong đề tài
1.2.1. Lý thuyết lựa chọn duy lý
Thuyết lựa chọn duy lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học, tâm lý học và nhân học thế kỷ XVIII, XIX [15]. Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng, con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu [15]. Thuật ngữ “lựa chọn” tác giả cho rằng được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính tốn để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thực hiện có thể đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm nguồn lực. Với cách hiểu như vậy, sự lựa chọn của các cá nhân lúc đầu mang nặng ý nghĩa kinh tế học vì nhấn mạnh yếu tố lợi ích vật chất (như lãi, lợi nhuận, thu nhập), nhưng sau này, các nhà xã hội học mở rộng phạm vi của mục tiêu bao gồm các yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.
Trong xã hội học, Georg Simmel nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi” của mối tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, toan tính thiệt – hơn để theo đuổi mục đích cá nhân, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Georg Simmel cho rằng mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho - nhận tức là trao đổi những thứ ngang giá nhau [15]. Thuyết lựa chọn duy lý khơng phải chỉ giải thích hành động xã hội trên cấp độ vi mơ – hành động cá nhân, mặc dù nó cịn có tên gọi là thuyết hành động lựa chọn duy lý. Trên thực tế, thuyết lựa chọn duy lý với các biến thể của nó chủ yếu được triển khai trên nhiều cấp độ từ hành động xã hội của cá nhân đến
chức năng của hệ thống xã hội và mối tương tác giữa cá nhân, nhóm, thiết chế và hệ thống xã hội.
Như vậy ta thể thấy luận đề trung tâm của lựa chọn hợp lý hay lựa chọn duy lý là các tác viên cá thể và tập thể suy tính đến ý thích của mình và các điều kiện khách quan và sẽ hành xử để tối đa hóa lợi ích hoặc lợi thế của họ. Nhìn chung qua lý thuyết cho thấy các cá nhân ln có sự lựa chọn duy lý để đạt được các mục tiêu, lợi ích tối đa mà chi phí tối thiểu để đạt được các mục tiêu đó. Các cá nhân ln có sự lựa chọn dựa theo ý thích của mình để tối đa hóa lợi thế của họ. Tác giả áp dụng lý thuyết lựa chọn duy lý vào trong đề tài nghiên cứu này nhằm làm rõ sự lựa chọn việc tham gia BHXHTN của NLĐ (lựa chọn mức đóng, phương thức đóng, mục đích, lợi ích… khi tham gia BHXHTN). Đặc biệt, đây là một chính sách khơng phải cịn q mới mẻ mà đã được thực hiện kể đến nay đã 11 năm từ (2008 – 2019) nhưng số người tham gia BHXHTN vẫn cịn q ít ỏi. Lý do vì sao NLĐ lại chưa hứng thú với loại hình BHXHTN? Đây là một câu hỏi lớn cần phải tập trung giải thích trong nghiên cứu này mà tác giả sẽ cố gắng giải thích làm rõ. Việc lựa chọn tham gia BHXHTN là việc lựa chọn duy lý để đạt được những mục đích nhất định của NLĐ. Để lựa chọn tham gia BHXHTN, NLĐ đã cân nhắc, tính tốn những lợi ích, mục đích khi tham gia loại hình BHXH này. Như vậy, việc áp dụng lý thuyết lựa chọn duy lý vào giải thích sự lựa chọn tham gia BHXHTN của NLĐ là rất cần thiết.
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội
Các lý thuyết về hành động xã hội có nguồn gốc từ V.Pareto, M.Weber, E.Durkhiem, T.Parsons và nhiều nhà xã hội học khác. Các lý thuyết này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Lý thuyết hành động xã hội ra đời đã phản ứng lại quan điểm của cách nhà hành vi luận về hành động của con người. Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu khá cụ thể và
gắn với chủ thể hành động là cá nhân [20, tr.179]. Mặc dù có khá nhiều nhà xã hội học đề cập đến lý thuyết hành động xã hội. Nhưng một đại diện tiêu biểu nhất của lý thuyết này là nhà kinh tế học, xã hội học người Đức M.Weber. Ơng là người có cơng lớn nhất trong việc đưa ra khái niệm được coi là hoàn chỉnh nhất về hành động xã hội. M.Weber định nghĩa: “Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định”
[20, tr.77].
Các nghiên cứu về xã hội học ở Việt Nam, khi đề cập tới lý thuyết hành động xã hội thì sự lựa chọn đầu tiên của người nghiên cứu chính là định nghĩa của nhà kinh tế học, xã hội học M.Weber.
Khi phân tích hành động xã hội theo quan điểm của M.Weber đầu tiên phải nói tới là các điều kiện và cấu trúc của hành động xã hội. Điều kiện của hành động xã hội phải là những động cơ của hành động; đối tượng để hành động hướng tới; phương tiện để chủ thể hành động thực hiện hành động của mình; kinh nghiệm và nhận thức của chủ thể hành động và hồn cảnh hay mơi trường nơi hành động diễn ra [35, tr.51]. Cấu trúc của hành động xã hội luôn gắn liền với động cơ của hành động; mục đích của hành động; phương tiện hành động; định hướng hành động; chủ thể hành động và những tình huống hành động [35, tr.52-55]. Đặc biệt, M. Weber ơng cịn phân loại hành động xã hội thành 4 loại hành động, bởi ông nghĩ phân loại hành động của con người có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội học.
Bốn loại hành động đó gồm những loại hành động như sau [35, tr.56-59]:
- Hành động duy lý mục đích: Là loại hành vi được định hướng một cách
chủ quan vào những phương tiện để đạt những mục tiêu mà chủ thể hành động cho là hợp lý.
- Hành động duy lý giá trị: Là loại hành vi hướng vào các giá trị bên
trong nội tâm của chủ thể. Chính vì thế, hành động duy lý giá trị là loại hành động mà chủ thể lý giải một cách chủ quan về tính hợp lý của nó.
- Hành động tình cảm: Là loại hành vi dựa trên tình cảm có liên quan tới
tính hợp lý, tức là chủ thể cho rằng việc biểu lộ tình cảm đó có thể chấp nhận từ phía người khác.
- Hành động truyền thống: Là loại hành vi theo thói quen xã hội, theo
các giá trị truyền thống xã hội đã được những người đi trước sử dụng và thử nhận. Hành động truyền thống được gọi là hành động xã hội vì khi thực hiện nó, chủ thể hành động phải nhận thức rằng đó là hành động hợp lý vì mọi người trong xã hội thường làm như vậy.
Như vậy có thể thấy, hành động xã hội bao giờ cũng có động cơ nhất định, tuy nhiên không phải hành động nào cũng là hành động xã hội. Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành hoạt động sống của bản thân.Trong quá trình lựa chọn tham gia BHXHTN cũng được coi là một hành động xã hội, là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi những mục đích nhất định. Áp dụng lý thuyết này để phân tích động cơ, mục đích lựa chọn việc tham gia BHXHTN của NLĐ. Đồng thời giúp giải thích vì sao NLĐ lại khơng “mặn mà” với loại hình BHXHTN này, có những rào cản nào cần phải giải quyết. Giải thích những suy nghĩ, trăn trở của NLĐ về chính sách BHXHTN.