10. Kết cấu của luận văn
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.3.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội
1.3.2.1. Dân số và nguồn lao động
Theo báo cáo của Phòng LĐTB&XH huyện Đoan Hùng, tính đến hết năm 2019 trên địa bàn huyện có tổng dân số là 123.543 người. Trong đó, lao động trong độ tuổi lao động là 82.226 người, chiếm 66,55% so với tổng dân số toàn huyện. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 69.521 [25]. Qua bảng số liệu (Bảng 1.2) cho ta thấy, tổng số lao động trong toàn huyện Đoan Hùng khá rồi rào và có xu hướng tăng qua từng năm. Năm 2016 số lao động trong huyện chiếm 63,11% thì đến năm 2019 số lao động toàn huyện là 66,55% tăng 3,44% so với năm 2016. Bên cạnh đó, số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016 số lao động đang làm việc là 65.001 người, năm 2019 là 69.521 người tăng 4.520 người trong vòng 4 năm. Xu hướng tăng tổng số lao động và lao động đang làm việc là tín hiệu khả quan, đáng vui mừng của huyện Đoan Hùng, đây cũng là cơ hội, tiềm năng rất lớn để phát triển chính sách BHXHTN trên địa bàn huyện Đoan Hùng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, ta thấy lao động đang làm việc trong lĩnh vực nơng – lâm nghiệp và thủy sản có giảm qua từng năm nhưng vẫn giữ lực lượng lao động chủ yếu với 28.310
người năm 2019. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, thương mại và dịch vụ có xu hướng tăng lên qua từng năm.
Bảng 1.2. Dân số và lao động giai đoạn (2016 – 2019) huyện Đoan Hùng
Chỉ tiêu Năm
2016 2017 2018 2019 * Tổng dân số (ngƣời) 119.076 121.157 122.444 123.543
* Tổng số lao động (ngƣời) 75.154 79.801 81.318 82.226
Tỷ lệ % so với dân số (%) 63,11 65,86 66,41 66,55
*Lao động đang làm việc
(ngƣời)
65.001 67.414 68.759 69.521
Phân theo nghành
- Nông - lâm nghiệp 34.320 32.970 32.708 28.310
- Công nghiệp - xây dựng
16.380 18.516 19.582 22.446
- Thương mại - dịch vụ 14.301 15.928 16.469 18.765
(Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Đoan Hùng, 2016 - 2019)
Chất lượng lao động trên địa bàn huyện trong những năm qua cũng có những bước chuyển đáng ghi nhận. Số lượng lao động đã qua đào tạo hằng năm ln có xu hướng tăng cao, năm sau ln cao hơn năm trước. Năm 2019 số lượng lao động đã qua đào tạo trên địa bàn huyện là 34.805 người, tăng 12.395 người so với năm 2016 (Biểu đồ 1.1).
Theo tính tốn của tác giả, trong vòng 4 năm qua, số lượng lao động qua đào tạo của huyện tăng bình qn mỗi năm là 3.098,8 người. Đây là tín hiệu đáng mừng cho chất lượng lao động trong toàn huyện. Dự báo trong năm 2020, số lượng lao động qua đào tạo của huyện cũng sẽ tiếp tục tăng lên ấn tượng.
ĐVT: Người
Biều đồ 1.1. Số lƣợng lao động đã qua đào tạo giai đoạn (2016 – 2019)
(Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Đoan Hùng, 2016 - 2019) 1.3.2.2. Lĩnh vực kinh tế
Năm 2019 sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra mặc dù điều kiện gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, khó lường. Giá trị tăng thêm khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1.003 tỷ đồng, tăng 3,65% so với cùng kỳ. Công tác sản xuất công nghiệp – tiểu thu công nghiệp – xây dựng tiếp tục có bước tăng trưởng khá. Giá trị tăng thêm (giá SS) ước đạt 626,337 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội năm 2019 ước đạt 1.386 tỷ đồng, đạt 106,6% kế hoạch. Trong đó vốn từ ngân sách nhà nước do huyện quản lý là 218,86% tỷ đồng, bằng 82,8% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Giá trị tăng thêm khu vực thương mại dịch vụ là 996,1 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Thu ngân sách do huyện quản lý ước đạt 108,38 tỷ đồng, đạt 126,5% dự tốn. Có 10/11 chỉ tiêu thu đạt và vượt dự toán được giao [44].
1.3.2.3. Lĩnh vực văn hóa – xã hội
Cơng tác giáo dục và đào tạo của huyện luôn được quan tâm củng cố. Chất lượng giáo dục các cấp học được ổn định, giữ vững, chất lượng đại trà được xếp thứ 4/13 huyện, thành, thị của tỉnh, chất lượng mũi nhọn từng bước được nâng lên, tham gia có hiệu quả các kỳ thi, hội thi của ngành giáo dục tổ chức. Cơng tác văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao được tăng cường, quan tâm chỉ đạo thu hút đơng đảo nhân dân tham gia và mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ, lễ hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 89%, khu dân cư văn hóa đạt 87%; cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 92%. Cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ đạo. Năm 2019, các cơ sở y tế đã khám chữa bệnh cho 252.554 lượt người, trong đó điều trị nội trú cho 47.421 người. Cơng tác y tế dự phịng được quam tâm, giám sát chặt chẽ tình hình, khơng để dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác đảm bảo ASXH và giảm nghèo được quan tâm, triển khai thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách đối với người có cơng, đối tượng bảo trợ xã hội. Cơng tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 toàn huyện là 4,76%, giảm 0,8% so với năm 2018 [44].
Tiểu kết chƣơng 1
Như vậy, trong nội dung của chương 1 tác giả đã luận giải, làm nổi bật được cơ sở lý luận và thực tiễn về tham gia BHXHTN của NLĐ bằng cách đưa ra các khái niệm then chốt, một số quy định về BHXHTN, vai trò, nguyên tắc của BHXHTN. Qua đây, phần nào đã giúp người đọc, giới nghiên cứu có những hiểu biết nhất định về BHXHTN. Đồng thời, trong chương này, tác giả đã áp dụng lý thuyết “lựa chọn duy lý” và lý thuyết “hành động xã hội” của xã hội học nhằm mục đích giải thích, làm sáng tỏ về tham gia BHXHTN của NLĐ trong xuyên suốt nội dung của nghiên cứu này. Khái quát một số đặc điểm, tình hình chung về địa bàn nghiên cứu.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN