Vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)

10. Kết cấu của luận văn

1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.8. Vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã khẳng định chính sách ASXH, chính sách BHXH trong hầu hết các quy định về quyền cơ bản chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người và đều hướng đến đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân. Tại Điều 34, Hiến pháp 2013 đã khẳng định “Cơng dân có quyền được đảm bảo ASXH”[32, tr.9] và tại Điều 59 quy định “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để cơng dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống ASXH…” [32, tr.13]. Với tinh thần đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn nỗ lực thực hiện chính sách BHXHTN bằng nhiều các hình thức như việc ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước… để tổ chức thực hiện với mục tiêu cao cả đó là hướng tới “vì quyền lợi của

NLĐ và Nhân dân” do đó BHXHTN có vai trị to lớn, rất cần thiết, rất quan

trọng trong thực hiện đảm bảo ASXH và được ví như là “cứu cánh” “của để

dành” cho NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXHBB khi về già. Với

những lý do đó, về cơ bản BHXHTN có ba vai trị cơ bản như sau:

Một là: BHXHTN góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ khi hết tuổi lao động. Như chúng ta đã biết, theo quy định hiện hành người tham gia

BHXHTN khi hết tuổi lao động và đủ số năm đóng BHXH sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu, thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng

và chế độ tuất khi người tham gia qua đời và nhiều quyền lợi khác... giúp góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong giảm thiểu rủi ro, biến cố trong cuộc sống khi về già. Đồng thời, giúp giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước khi phải thực hiện trợ cấp bảo trợ xã hội cho người cao tuổi như hiện nay, đặc biệt là q trình già hóa dân số đang diễn biến nhanh chóng với tốc độ chưa từng thấy như ở Việt Nam hiện nay. Nếu như, khơng có chính sách BHXHTN, thì chắc chắn rằng Nhà nước sẽ phải thêm gánh nặng trợ cấp cho nhóm đối tượng này khi họ về già.

Hai là: BHXHTN góp phần đảm bảo cơng bằng và bình đẳng trong xã hội. Giai đoạn trước khi có chính sách BHXHTN, Đảng và Nhà nước ta chỉ

thực hiện BHXHBB, điều đó có nghĩa là chỉ những NLĐ là cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ làm việc trong các công ty, doanh nghiệp theo HĐLĐ (gọi chung là NLĐ có QHLĐ) được tham gia BHXHBB. Những NLĐ là (nông dân, lao động khu vực PCT) thì chưa được tham gia vào BHXH. Nhận thấy, tất cả mọi NLĐ đều tham gia lao động để tạo ra của cải, thu nhập góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình NLĐ. Nhưng do địi thực tế khách quan mà những NLĐ có QHLĐ theo quy định của pháp luật được tham gia BHXHBB trước những NLĐ khơng có QHLĐ. Khi chính sách BHXHTN ra đời và áp dụng từ 01/01/2008 đã góp phần giải quyết được yêu cầu của khách quan đặt ra đó là góp phần tạo sự cơng bằng, bình đẳng giữa những NLĐ với nhau.

Ba là: BHXHTN góp phần đảm bảo ASXH, tăng trưởng và phát triển đất nước. Ở Việt Nam hiện nay, có thể thấy hệ thống ASXH gồm 3 hệ thống

cấu thành đó là: Ưu đãi xã hội, bảo trợ xã hội và BHXH. BHXH là trụ cột cơ bản, cần thiết cho sự đảm bảo của hệ thống ASXH. Trong đó, BHXHTN là một hợp phần của BHXH, góp phần thực hiện ASXH cho NLĐ. Chính sách BHXHTN ra đời là một bước ngoặt lịch sử lớn đem lại niềm vui cho hàng vạn, hàng triệu NLĐ là nông dân, lao động trong khu vực PCT của cả nước

được tiếp cận với loại hình bảo hiểm này. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách ASXH, bảo đảm tiến bộ và cơng bằng xã hội và coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững đất nước. Khi mọi NLĐ trong xã hội đều tham gia BHXH thì khi hết tuổi lao động Nhà nước sẽ giảm bớt gánh nặng khi phải thực hiện các biện pháp trợ cấp xã hội cho NLĐ khi họ về già, tàn tật... chính vì vậy mà BHXHTN sẽ góp phần tăng trưởng và phát triển đất nước bền vững.

Ngồi những vai trị tác giả nêu trên, giới nghiên cứu cũng đã đưa ra khá nhiều các vai trò cơ bản khác nhau của BHXHTN như: Theo tác giả Phạm Thị Lan Phương (2015) đưa ra vai trò của BHXH và BHXHTN gồm những vai trò cơ bản sau [29, tr.9-10]: Một là: Vai trò của BHXH, BHXHTN đối với cá nhân NLĐ và gia đình gồm: Ổn định thu nhập cho NLĐ, gia đình NLĐ và tạo được tâm lý yên tâm, tin tưởng. Hai là: Vai trò của BHXH,

BHXHTN đối với xã hội gồm: Tăng cường mối quan hệ giữa các bên; tạo điều kiện cho những người bất hạnh; thể hiện truyền thống đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần tương thân, tương ái; thực hiện bình đẳng xã hội. Bên cạnh đó, tác giả Hồng Thị Thanh Huyền (2018) cho rằng, BHXHTN gồm những vai trò như sau [14]. Một là: BHXHTN có vai trị góp phần phòng

tránh và hạn chế những tổn thất, đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống xã hội của con người. Hai là: BHXHTN góp phần thực hiện cơng bằng xã hội. Ba là: BHXHTN góp phần cân bằng quỹ BHXH trong tương lai... Còn tác giả

Hà Văn Sỹ (2016) cho rằng BHXHTN có 3 vai trị cơ bản như sau: [36, tr.29- 30]. Một là: BHXHTN góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình mọi NLĐ trong tồn xã hội. Hai là: BHXHTN đảm bảo sự cơng bằng và bình đẳng giữa những NLĐ. Ba là: BHXHTN cịn có vai trị trực tiếp góp phần đảm bảo ASXH cho NLĐ.

Nhìn chung, vai trị của BHXHTN là rất lớn và rất quan trọng. Dù các nghiên cứu đã chỉ ra được vai trị của BHXHTN dưới các góc độ, chiều cạnh khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn có những điểm chung cơ bản đó là “BHXHTN hướng tới việc đảm bảo ASXH cho NLĐ”.

1.1.9. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ở Việt Nam, nguyên tắc của BHXH là nguyên tắc cơ bản nhất và nó bao hàm cả nguyên tắc của BHXHTN. Theo nghĩa đó, nguyên tắc của BHXH và nguyên tắc của BHXHTN là thống nhất. Về cơ bản gồm 05 nguyên tắc như sau [33, tr.3-4].

Nguyên tắc 1: Mức hưởng BHXH được Nhà nước tính tốn dựa trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH của người tham gia BHXH. Đồng thời phải có sự chia sẻ giữa những người tham gia BHXH với nhau.

Nguyên tắc 2: NLĐ tham gia BHXHBB thì mức đóng dựa trên cơ sở

tiền lương tháng của NLĐ, còn đối với NLĐ tham gia BHXHTN thì mức đóng được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn.

Nguyên tắc 3: NLĐ vừa có thời gian đóng BHXHBB vừa có thời gian

đóng BHXHTN thì được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất dựa trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH của NLĐ. Tuy nhiên, thời gian mà NLĐ đóng BHXH đã được tính để hưởng BHXH một lần rồi thì sẽ khơng được tính vào thời gian làm cơ sở để tính hưởng các chế độ của BHXH.

Nguyên tắc 4: Nhà nước quản lý quỹ BHXH tập trung, thống nhất,

công khai và minh bạch. Quỹ BHXH được Nhà nước sử dụng đúng mục đích và được hạch tốn độc lập theo các quỹ thành phần. Ở nước ta hiện nay, quỹ BHXH đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất.

Nguyên tắc 5: Thủ tục thực hiện BHXH nói chung và BHXHTN nói

riêng phải thực hiện một cách đơn giản, dễ dàng, thuận tiện nhất và đảm bảo kịp thời, đầy đủ quyền, lợi ích của người tham gia BHXH.

Hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới ngành BHXH đã đề ra những giải pháp đột phá để thực hiện cải cách chính sách BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo ngun tắc đóng – hưởng; cơng bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)