10. Kết cấu của luận văn
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.6. Người lao động
Khi đề cập đến khái niệm NLĐ, ở mỗi quốc gia lại có quan điểm khác nhau. Ở Việt Nam, khái niệm NLĐ thường được nhìn nhận dưới góc độ pháp luật. Tuy nhiên, khái niệm NLĐ không phải lúc nào cũng bất di bất dịch khơng thay đổi mà nó ln thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ, quá trình phát triển của đất nước.
Bộ Luật Lao động (1994) tại Điều 6 ghi nhận “NLĐ là người ít nhất đủ
15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ)”
[30, tr.1].
Bộ Luật Lao động (2012) tại Khoản 1, Điều 3 nêu “NLĐ là người từ
đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động” [31, tr.1].
Mới nhất, ngày 20/11/2019 Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 8 đã ban hành Bộ Luật Lao động. Khoản 1, Điều 3 nêu rõ “NLĐ là người làm việc cho
người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động” [34, tr.1]. Trong bộ luật này
cũng quy định độ tuổi tối thiểu của NLĐ là đủ 15 tuổi, trừ những trường hợp lao động chưa thành niên.
Như vậy chúng ta thấy, tùy từng thời điểm cụ thể mà khái niệm NLĐ lại có sự điều chỉnh, thay đổi khác nhau cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong nghiên cứu này, đối tượng tham gia BHXHTN là: Những người từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXHBB theo quy định của pháp luật về BHXH, thì được gọi chung là NLĐ.