Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 69 - 74)

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi trên địa bàn

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Những tồn tại

a) Cơ cấu tổ chức quản lý khai thác chưa được hợp lý

Trong những năm gần đây Cơng ty đã nghiêm túc xem xét tính hợp lý của cơ cấu tổ chức bộ máy của mình tuy nhiên phải thẳng thắn nhìn nhận cơ cấu còn nhiều điểm bất hợp lý cồng kềnh, chỗ thừa chỗ thiếu.

Tổng số lao động của Cơng ty là 197 người chia làm 5 phịng ban và 11 xí nghiệp. Số lượng nhân viên được phân cơng tại các phịng ban hiện nay không tương xứng với lượng công việc cần xử lý. Đây là thực trạng chung của các Công ty quản lý khai thác cơng trình thủy lợi. Số lao động tại các xí nghiệp cũng phân bổ khơng theo quy mơ cơng trình quản lý.

b) Cơng tác giám sát và đánh giá công tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập

Các cơng trình thủy lợi mà Cơng ty được giao quản lý và ký hợp đồng quản lý nằm rải rác trên 11 huyện, thành phố thuộc tỉnh Lạng Sơn. Địa bàn khá rộng nên tạo bất lợi cho công tác giám sát hoạt động khai thác cơng trình thủy lợi. Thẳng thắn thừa nhận trong thời gian qua Công ty làm chưa tốt công tác giám sát, đánh giá dù đã rất nỗ lực. Định kỳ hàng tháng Công ty vẫn cử các cán bộ kỹ thuật đi thực tế cơ sở để theo dõi tình hình, tuy nhiên tần suất khơng thường xun, và các sự cố thì thường phát sinh bất ngờ. Các cơng trình thủy lợi thuộc quản lý của Cơng ty vẫn bị phá hoại và xuống cấp nhanh chóng. Người dân vẫn cố tình vi phạm lấn chiếm hành lang bảo vệ cơng trình, làm mất an tồn trong q trình vận hành khai thác cơng trình.

Hệ thống CTTL của Lạng Sơn được phân cấp quản lý, khai thác cơng trình thuỷ lợi thực hiện từ năm 2001 theo Quyết định số 73/2001/UB-QĐ ngày 28/12/2001 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc giao các cơng trình thủy lợi cho UBND các huyện, thị xã và các Xí nghiệp Thủy nơng quản lý, khai thác và bảo vệ. Do quyết định phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi đã ban hành từ lâu, do nhiều cơng trình đã qua nhiều đợt sửa chữa, nâng cấp nên quy mơ cơng trình đã thay đổi nhiều so với quyết định ban hành.

Cơng tác quản lý cơng trình của Cơng ty tuy đã được cải thiện qua các năm nhưng vẫn còn một số bất cập:

Diện tích cây trồng được tưới thấp hơn so với năng lực thiết kế của các cơng trình thủy lợi trên địa bàn. Năng lực phục vụ của các cơng trình thủy lợi mới chỉ đạt xấp xỉ 80% trong điều kiện thời tiết bình thường.

Các cơng trình Cơng ty quản lý khai thác hầu hết được xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp. Hằng năm Cơng ty vẫn chi kinh phí sửa chữa thường xuyên tuy nhiên chi phí sửa chữa rất thấp trong tổng cơ cấu chi phí của Cơng ty. Chỉ gần bằng 1/4 chi phí lương. Q trình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa chưa đảm bảo tính đồng bộ do thiếu vốn, cùng một cơng trình nhưng chỉ sửa chữa được một vài điểm, vì vậy khơng thể đảm bảo cơng trình hoạt động hiệu quả. Hệ thống kênh mương vẫn còn nhiều nơi chưa được kiên cố, gia cố nên hiệu suất dẫn nước chưa cao, gây tốn kém kinh phí quản lý, lãng phí nước. Vẫn cịn tồn tại thực trạng vi phạm Luật Thủy lợi về bảo vệ cơng trình thủy lợi mà chưa được xử lý dứt điểm gây ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý, khai thác các cơng trình thủy lợi.

Ý thức trong sử dụng nước của người dân chưa cao, cịn lãng phí. Ý thức bảo vệ cơng trình thủy lợi ở địa phương cịn yếu nên những trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ cơng trình thủy lợi khó giải quyết. Nhiều cơng trình thủy lợi bị xâm hại, lấn chiếm hành lang bảo vệ... Những hành vi này gây trở ngại lớn cho công tác quản lý, bảo vệ, duy tu sửa chữa và vận hành cơng trình thủy lợi.

đồng.

Việc cắm mốc, phân giới hệ thống cơng trình thủy lợi và lập quy trình vận hành cho các hồ chứa cũng như việc lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường theo quy định hiện nay khơng có kinh phí để thực hiện, gây cản trở cho cơng tác quản lý, khai thác và vận hành các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Chi phí về lương và các khoản trích nộp cho người lao động, giá cả sinh hoạt tăng, giá điện, vật tư, vật liệu tăng cao... Trong khi đó giá sản phẩm dịch vụ 05 năm nay vẫn không được điều chỉnh, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phục vụ tưới, công tác xây dựng cơ bản và đời sống của người lao động.

2.3.2.2 Nguyên nhân a) Nguyên nhân chủ quan

Định mức về lao động chưa được tính tốn chính xác dẫn đến việc phân bổ lao động tại các đơn vị của Công ty là không cân đối, thiếu hợp lý, chỗ thừa, chỗ thiếu.

Năng lực chuyên mơn của cán bộ thủy nơng cịn hạn chế dẫn tới vận hành cơng trình khơng đúng quy trình làm hư hỏng thiết bị, bên cạnh đó năng lực quản lý hạn chế dẫn tới việc điều hành công việc khơng mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó cơng tác đào tạo, bồi dưỡng còn yếu, nặng về lý thuyết.

Chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của cơng trình thủy lợi, chủ yếu quan tâm về xây dựng, ít quan tâm về cơng tác quản lý khai thác. Khâu giám sát còn lơi lỏng.

Kinh phí hằng năm dành cho đầu tư, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng cịn hạn chế, mang tính chắp vá, xin cho. Do nguồn kinh phí có hạn nên các cơng trình ln được xếp thứ tự ưu tiên, nhiều cơng trình phải đợi rất lâu mới được sửa chữa, điều đó ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ của cơng trình. Nguồn kinh phí được cấp theo từng giai đoạn nhưng đôi khi việc cấp vốn chậm trễ làm ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý, khai thác các cơng trình thủy lợi.

Vốn đầu tư cho ứng dụng khoa học cơng nghệ cịn hạn chế

Từ khâu thiết kế cán bộ thiết kế chưa bám sát đặc điểm địa chất của địa phương, khơng có sự tham gia của cộng đồng, do vậy khi cơng trình đưa vào sử dụng thì nhanh chóng bị hư hỏng như lún, lở… và không phù hợp với nhu cầu sử dụng tại địa phương.

Chưa có sự thống nhất trong việc quản lý quy hoạch hệ thống thủy lợi, một số cơng trình của địa phương khi xây dựng khơng phù hợp với quy hoạch của hệ thống, nên khi đưa vào khai thác sử dụng, chưa phát huy hiệu quả đầu tư.

Vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm trong vận hành cơng trình, khơng thường xun theo dõi thực trạng các cơng trình dẫn tới sửa chữa khơng kịp thời, hậu quả là các cơng trình giảm năng lực phục vụ, tiêu hao điện năng lớn, lãng phí nước tưới nhiều.

Khơng nghiên cứu mở rộng lĩnh vực kinh doanh, nguồn thu chủ yếu dựa vào thực hiện các đơn đặt hàng của nhà nước.

b) Nguyên nhân khách quan

Công tác tuyên truyền sâu rộng Luật Thủy lợi, các nghị quyết, thông tư chưa cao. Chế tài xử lý các trường hợp lấn chiếm chưa đủ sức răn đe.

Cộng đồng trực tiếp hưởng lợi từ các cơng trình thủy lợi chưa được tham gia quản lý, khai thác một cách chính thức. Chính sự tham gia hạn chế của cộng đồng trong công tác quản lý cơng trình thủy lợi nên ý thức bảo vệ cơng trình cịn nhiều bất cập. Ngồi ra còn xảy ra nhiều hành vi vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi. Thời tiết thất thường, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả quản lý, khai thác các cơng trình thủy lợi. Mùa hè, nhiệt độ có khi lên tới 30 – 40oC, mưa ít gây hạn hán nghiêm trọng, không đủ nước tưới phục vụ sản xuất, tiêu hao điện năng phục vụ máy bơm. Mùa mưa, lũ lụt làm hư hỏng các cơng trình thủy lợi, gây ngập úng diện tích sản xuất, điều kiện tự nhiên bất lợi cản trở cơng tác phịng chống bão lụt.

Cơng trình thủy lợi đã được xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp cần được sửa chữa trong khi nguồn kinh phí hạn chế, khơng đáp ứng kịp làm giảm năng lực phục vụ của các cơng trình.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn nuôi chưa gắn với năng lực thiết kế của hệ thống cơng trình thủy lợi.

Trên đây là một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng lực quản lý, khai thác các cơng trình thủy lợi, ngồi ra cịn một số ngun nhân khác cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý, khai thác các cơng trình thủy lợi như chính sách đầu tư cho cơng tác thủy lợi, chính sách hỗ trợ cho quản lý, điều hành.

Kết luận chương 2

Lạng Sơn là tỉnh có nền nơng nghiệp đang phát triển, hệ thống thủy lợi phân bố khơng đồng đều. Vì vậy , để đảm bảo tưới, tiêu theo nhu cầu thời vụ là mục đích khai thác cơng trình thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp; việc điều tiết nước địi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức của nhà nước với các tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành cơng trình theo yêu cầu của hộ sử dụng nước.

Với tình hình biến đổi khí hậu phức tạp như hiện nay công tác thủy lợi trước mắt địi hỏi Cơng ty phải có các giải pháp cần thiết để khắc phục những khó khăn thách thức, tận dụng các cơ hội để phát triển bền vững.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)