Cơ cấu về trình độ lao động bình quân trong các TCHTDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 40)

STT Tên vùng Đơn

vị

Đại

học đẳng Cao Trung cấp Sơ cấp

Đào tạo khác

Chưa qua đào tạo

1 Đồng bằng sông Hồng 100 1,32 1,92 11,62 14,73 24,55 45,87

2 Trung du và miền núi

phía bắc 100 1,91 0,51 9,29 4,45 2,29 81,55 3 Bắc Trung Bộ và duyên hải MT 100 2,96 1,16 13,58 16,33 15,03 50,94 4 Tây nguyên 100 0,83 0,83 10,37 5,81 8,71 73,44 5 Đông Nam Bộ 100 0 0 1,61 4,84 8,06 85,48 6 Đồng bằng sông Cửu Long 100 1,95 0,33 3,91 34,85 4,89 54,07

(Nguồn: Trung tâm Tư vấn & Chuyển giao Cơng nghệ Thủy lợi) * Những khó khăn tồn tại của các tổ chức hợp tác dùng nước

- Một số loại hình tổ hợp tác không đủ tư cách pháp nhân (không có con dấu, tài khoản) và quy chế hoạt động nên khơng nhận được tiền cấp bù thủy lợi phí.

- UBDN xã là đơn vị quản lý nhà nước về cơng trình thủy lợi, không phải là đơn vị quản lý khai thác CTTL.

- Hiệu quả hoạt động và sự bền vững của các Tổ chức Hợp tác dùng nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: thể chế, chính sách, sự quan tâm của các ngành các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương, nguồn nhân lực và 51 năng lực của chính Tổ chức Hợp tác dùng nước, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và loại hình và đặc thù cơng trình thủy lợi.

- Do tính đa dạng của Tổ chức Hợp tác dùng nước nên rất khó áp dụng một cách đồng bộ cơ chế chính sách hiện hành trong quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi cho các loại hình Tổ chức Hợp tác dùng nước, đặc biệt đối với những tổ chức khơng có tư cách pháp nhân. Vì vậy, song song với việc củng cố, tăng cường, và phát triển mơ hình tổ

chức phù hợp cần ban hành chính sách tương ứng đi kèm để đảm bảo các mơ hình Tổ chức Hợp tác dùng nước hoạt động hiệu quả, bền vững.

- Đối với những Tổ chức Hợp tác dùng nước hồn chỉnh (có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu, có trụ sở làm việc) như Hợp tác xã nông nghiệp, Hợp tác xã dùng nước, Ban quản lý thủy nông, việc hoạt động thuận lợi trong cơng tác quản lý, sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí. Ngược lại những Tổ chức Hợp tác dùng nước chưa hồn chỉnh (khơng có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu) như Tổ hợp tác, việc hoạt động khó khăn xuất phát từ việc khó triển khai và quản lý nguồn cấp bù thủy lợi phí. - Việc quy định thu thủy lợi phí (TLP) nội đồng ở một số địa phương thấp, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Thậm chí nhiều địa phương cịn chưa có quy định mức trần thủy lợi phí nội đồng (Gia Lai, Lâm Đồng…). Vì vậy, nguồn thu khơng đủ để các Tổ chức Hợp tác dùng nước bảo dưỡng, nạo vét kênh mương, chi trả tiền công dẫn nước. Điều này làm cho cơng trình nhanh xuống cấp, hư hỏng và khơng phát huy hiệu quả theo thiết kế. Nhiều Tổ chức Hợp tác dùng nước có nguy cơ tan rã.

- Việc một số địa phương miễn thu TLP đến mặt ruộng cho người dân, trong khi người dân ở một số địa phương cho rằng Chính phủ miễn hồn tồn thủy lợi phí cho sản xuất nơng nghiệp nên không nộp TLP nội đồng. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến nguồn thu và qua đó tác động tiêu cực đến hoạt động làm tăng nguy cơ tan rã của các Tổ chức Hợp tác dùng nước tại một số địa phương như Lâm Đồng.

- Một số Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động cịn kém hiệu quả, ngồi những nguyên nhân trên còn do việc chưa thực sự đổi mới về tổ chức, quản lý và hoạt động theo đúng nguyên tắc của Hợp tác xã. Nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hợp tác xã còn hạn chế nên thiếu động lực phát triển.Ý thức của người dân chưa cao, chưa phát huy được vai trị trong cơng tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các Tổ chức Hợp tác dùng nước còn nghèo nàn, trình độ cơng nghệ thấp chưa phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý khai thác. Nhiều Tổ chức Hợp tác dùng nước đặc biệt là các Tổ chức hợp tác thậm chí cịn chưa có trụ sở làm việc.

1.2.1.3 Về nội dung quản lý

Quản lý công trình thủy lợi là một nghệ thuật điều hành xây dựng hệ thống hoạt động nghiên cứu triển khai, thiết kế, duy tu bảo dưỡng cơng trình thủy lợi và kết hợp tổng thể các nguồn nhân lực với các nguồn vật chất thơng qua một chu trình khép kín của cơng trình, bằng việc sử dụng các kỹ năng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu như thiết kế ban đầu và mục đích phục vụ của cơng trình, đồng thời nhằm bảo đảm phát huy hết năng lực và cơng suất làm việc của các cơng trình thủy lợi.

Các cơng trình thủy lợi cần được quản lý theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Cần phải ban hành các luật cụ thể về khai thác sử dụng các cơng trình thủy lợi để hướng các cá nhân, các công ty, doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh sản xuất phù hợp với mục đích bảo vệ cơng trình. Cơng trình thủy lợi cần phải giao cho các tổ chức của địa phương đặc biệt quan tâm tới cộng đồng quản lý dưới các hình thức ban tự quản và nhóm sử dụng nước. Mặt khác, phải điều tra hiện trạng các cơng trình thủy lợi, lên quy hoạch duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ cơng trình. Khẩn trương tiến hành các chương trình dự án duy tu, sữa chữa, nâng cấp và làm mới các cơng trình để đảm bảo cho sự phát triển.

Việc quản lý các cơng trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau:

Sử dụng cơng trình: Cần có một kế hoạch dùng nước cụ thể để đảm bảo cơng trình làm

việc đúng theo chỉ tiêu thiết kế, an toàn và kéo dài thời gian phục vụ, đồng thời gắn việc sử dụng nước với công tác quản lý hệ thống cơng trình vào nề nếp, tạo dựng tác phong làm việc theo kiểu công nghiệp và nâng cao nghiệp vụ quản lý cán bộ. Bên cạnh xây dựng kế hoạch dùng nước phải có phương án bảo vệ cơng trình thủy lợi và thực hiện ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Nhà nước khai thác cơng trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước.

Quan trắc: Cần tiến hành quan trắc thường xuyên, toàn diện. Nắm vững quy luật làm

việc và những diễn biến của cơng trình đồng thời dự kiến các khả năng có thể xảy ra. Kết quả quan trắc phải thường xuyên đối chiếu với tài liệu thiết kế cơng trình để nghiên cứu và xử lý.

Bảo dưỡng: Cần thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ thật tốt để cơng

trình ln làm việc trong trạng thái an tồn và tốt nhất. Hạn chế mức độ hư hỏng các bộ phận cơng trình.

Sửa chữa: Phải sữa chữa kịp thời các bộ phận cơng trình hư hỏng, khơng để hư hỏng

mở rộng, đồng thời sửa chữa thường xuyên, định kỳ.

Phòng chống lũ lụt: Trong mùa mưa, bão, cần tổ chức phòng chống, chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết và chuẩn bị các phương án ứng cứu đối phó kịp thời với các sự cố xảy ra.

Tưới nước và tiêu nước: Cần có kế hoạch tưới tiêu hợp lý theo từng mùa vụ trong năm

để đảm bảo duy tu và vận hành hệ thống thủy lợi một cách tốt nhất.

Quản lý tài chính: Bao gồm quản lý nguồn thu và quản lý các khoản chi trong hoạt

động QLKT. Hàng năm căn cứ và quy định và huớng dẫn của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và các cơ quan tài chính các đơn vị QLKT CTTL lập dự tốn thu chi tài chính báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính cung cấp. Nguồn thu của đơn vị QLKT CTTL bao gồm:

+ Doanh thu từ dịch vụ tưới, tiêu: Chủ yếu là khoản thu từ cấp bù thủy lợi phí được cấp.

+ Kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp CTTL như: Nuôi bắt thủy sản, cho thuê âu thuyền, kinh doanh du lịch, phát điện, cấp nước cho công nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh khác ...

+ Kinh phí từ các khoản cấp bù, hỗ trợ của nhà nước theo quy định.

+ Doanh thu khác như khoản nợ khó địi đã xóa nợ nay lại thu được, khoản thu thanh lý, nhượng bán tài sản, liên doanh liên kết, cho thuê tài chính và các khoản thu khác. + Nguồn cấp phát các khoản hỗ trợ tài chính của đơn vị QLKT CTTL được chủ tịch UBND thành phố quyết định cấp từ ngân sách địa phương.

+ Tiền lương và phụ cấp lương + Các khoản nộp theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Khấu hao cơ bản.

+ Nguyên vật liệu để vận hành, bảo dưỡng cơng trình. + Sữa chữa lớn tài sản cố định (TSCĐ).

+ Sửa chữa thường xuyên TSCĐ. + Chi phí tiền điện bơm nước tưới tiêu. + Chi trả tạo nguồn.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí cho cơng tác thu TLP.

+ Chi phí cho hoạt động khác như các chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ khó địi đã được xóa nợ, chi phí thanh lý tài sản.

1.2.2 Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới về quản lý và khai thác các cơng trình

thủy lợi

Kinh nghiệm của một số nước về chính sách thủy lợi phí: Đối với hệ thống tưới tiêu cụ thể, việc xác lập mức thu thủy lợi phí đối với sản xuất nông nghiệp phải dựa vào điều kiện thực tiễn của từng quốc gia, đặc biệt là điều kiện kinh tế xã hội và mức sống của người dân để quyết định. Hầu hết các nước trên thế giới việc thu thủy lợi phí nhằm để trang trải chi phí quản lý vận hành và bảo dưỡng cơng trình. Tuy nhiên, thực tế các nước cho thấy thủy lợi phí chỉ bù đắp được khoảng 20 – 70% cho chi phí vận hành và bảo dưỡng, có một số nước như Ấn độ và Pakistan chỉ bù đắp được 20 ­ 39%. Hiện nay, một số nước như Australia và Brazin đang tính tốn và điều chỉnh chính sách về phí sử dụng nước. Ở một số nước đã bắt đầu thu lại ít nhất một phần kinh phí ban đầu từ người sử dụng cơng trình thủy lợi.

Đầu nhưng năm 80, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu chủ trương cải tổ lại hệ thống quản lý và khai thác cơng trình thủy lợi để giảm bớt các xung đột về tài nguyên nước và tiến tới thực hiện tự chủ về tài chính cũng như tăng cường quản lý địa phương. Một loạt các mơ hình dùng nước ra đời, có những mơ hình thành cơng đó là : (i) Mơ hình quản lý có sự phối hợp giữa Nhà nước và hội dùng nước; (ii) Mơ hình đấu thầu quản lý [11].

Mơ hình quản lý có sự phối hợp giữa Nhà nước và hộ dùng nước: Được áp dụng lần đầu ở Trung Quốc ở một dự án do WB tài trợ từ những năm 1980, sau đó áp dụng phổ biến ở tỉnh Huibei, Ganus, Shangdong. Theo mơ hình này, Sở Thủy lợi thành lập ban quản lý cơng trình đầu mối và kênh chính thực hiện nhiệm vụ quản lý trong phạm vi từ cơng trình đầu mối đến cống đầu kênh cấp I. Các Chi cục Thủy lợi địa hạt thành lập các Ban Quản lý kênh nhánh làm nhiệm vụ quản lý kênh cấp I và cấp II. Từ kênh cấp III trở xuống giao cho người sử dụng nước qua hội dùng nước, gọi là “WUA” trực tiếp quản lý, tu sửa và thu thủy lợi phí. Các WUA được thành lập theo các tuyến kênh cấp III và thường tưới cho một xã có diện tích tưới khoảng từ 350 ha đến 650 ha. WUA do các hộ dùng nước trong tuyến kênh thành lập, hoạt động theo điều lệ của hội. Để quản lý điều hành WUA, các hội viên bầu ra một Ban quản lý gồm một chủ tịch và từ một đến hai phó chủ tịch và một số cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khác như kế toán, thủ quỹ, kỹ thuật…Ở mỗi nhóm hộ trong khu vực sản xuất (thường từ 50 đến 100 hộ) thành lập một tổ phân phối nước có một tổ trưởng và từ 2 đến 3 nhân viên giúp việc để dẫn nước phân phối đến từng hộ nông dân, lập kế hoạch tu sửa kênh nội đồng, thu thủy lợi phí từ các hộ nơng dân nộp lên Ban Quản lý kênh nhánh.

Mơ hình đấu thầu quản lý : được áp dụng ở khu tưới Jingui, xây dựng từ năm 1932, lấy nước tưới từ sơng Jinghe, diện tích tưới là 42.667 ha. Khu tưới Jingui có 25 kênh chính và kênh cấp 2 với tổng chiều dài 3.804 km, 536 kênh cấp 3 có chiều dài 1.392 km. Đấu thầu quản lý thực chất là đấu giá “ ba quyền” của các kênh nhánh, có nghĩa là Ban quản lý khu tưới chuyển giao quyền pháp nhân, quyền sử dụng và quyền quản lý các kênh nhánh cho tổ chức hoặc cá nhân theo phương thức cạnh tranh công khai, công bằng. Đối tượng dự thầu là tất cả những người dùng nước được hội đồng của các thôn, xã hưởng lợi đề cử. Người dự thầu phải xây dựng kế hoạch chi tiết về quản lý, bảo dưỡng và phục hồi hoạt động của kênh mương, đồng thời xác định chắc chắn về

ngân sách chi cho sửa chữa phục hồi kênh mương. Ban quản lý khu tưới sẽ đánh giá, xác định mức giá nước và các cam kết của người dự thầu, thông báo công khai trước công chúng để người dân dễ kiểm soát. Quản lý độc lập, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi là một ưu điểm của phương thức này, nhờ đó đã tạo nên sự năng động trong cơng tác quản lý, vận hành, tu sửa cơng trình, tối đa hóa việc phân phối nước, tối đa hóa hoạt động khơi phục bảo vệ cơng trình để tăng diện tích tưới, giảm các mối liên kết trung gian để giảm chi phí cấp nước, nâng cao chất lượng dịch vụ và làm tăng lợi nhuận cho khu tưới.

* Kinh nghiệm của Australia

Tại lưu vực miền Nam Murray – Darling, năm 1992 thu thủy lợi phí đáp ứng được 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng nhưng đến năm 1996 thu thủy lợi phí đã đáp ứng được 100% chi phí vận hành và bảo dưỡng cơng trình. Giá cả cũng khác nhau giữa các vùng. Ở bang Victoria mức thu gần đảm bảo chi phí vận hành và bảo dưỡng. Ở bang New South Wen trong nội bang chỉ thu 0,92 USD/1000 m3 (năm 1995), trong khi đó nếu nước được đưa sang bang Victoria thì giá nước tăng gấp 3,6 lần.

* Kinh nghiệm của Ấn Độ

Mức thu dao động từ 6 – 1000Rs/ha. Mức thu thủy lợi phí cũng tính theo diện tích và loại cây trồng. Cũng trong thời gian từ 1979 – 1990, mức thu đối với lúa nước từ 40 – 220 Rs/ha tùy theo vùng lãnh thổ, mức thu đối với lúa mỳ từ 29 – 143 Rs/ha và mức thu đối với mía từ 62 – 830Rs/ha.

1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý khai thác cơng trình thủy

lợi

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơng trình thủy lợi hiện có phục vụ tốt sản xuất nơng nghiệp, dân sinh, kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay. Với định hướng trên trong những năm qua ở nước ta đã và đang xuất hiện một số mơ hình quản lý mới, bước đầu đã mang lại hiệu quả rất đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh những mô hình đạt hiệu quả tốt thì vẫn cịn tồn tại nhiều tổ chức quản lý chưa đạt hiệu quả, còn nhiều bất cập trong quản lý vận hành. Từ những ví dụ về mơ hình quản lý trên thế giới và những mơ hình đạt hiệu quả tốt mà tác giả đã nêu trên ứng với điều kiện cụ thể của nước ta có thể học hỏi và vận dụng và rút

ra những bài học kinh nghiệm vào quản lý vận hành ở Việt Nam cũng như tỉnh Lạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 40)