Nâng cao năng lực nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 92)

3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác công trình

3.4.3 Nâng cao năng lực nguồn nhân lực

Mục tiêu đào tạo: cần xác định rõ mục tiêu cụ thể là nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực có

trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu công việc, phục vụ cho sự phát triển của Cơng ty khơng chỉ hiện tại mà cịn trong tương lai.

Đối tượng đào tạo: đào tạo đúng người, đúng mục đích, đúng thời điểm, đảm bảo hiệu

quả đào tạo và hiệu quả công việc của đơn vị khi lao động đảm nhiệm cơng việc đó đi đào tạo.

Do kinh phí có hạn nên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (NNL) thông qua đào tạo thì đào tạo khơng nên dàn trải mà cần có sự ưu tiên về đối tượng. Những lao động

làm cơng việc có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh như: cán bộ kỹ thuật, cơng nhân thủy nơng, cơng nhân vận hành thì cần được ưu tiên hơn để nâng cao năng suất, chất lượng công việc, đảm bảo phát triển sản xuất. Tiếp theo đó, đào tạo cần quan tâm đến những lao động giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo vì đây là lực lượng chính đề ra các định hướng, chính sách, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến nhân sự. Chất lượng của lao động giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo mà thấp thì việc nần cao chất lượng NNL tồn Cơng ty sẽ khó có được hiệu quả cao.

Kế hoạch đào tạo: phải được xây dựng rõ ràng, cụ thể, việc thực hiện không làm ảnh

hưởng đến hoạt động hiện tại và kế hoạch hoạt động trong tương lai của tổ chức. Chi phí đào tạo phải được tính tốn cụ thể, hạn chế tối đa phát sinh khi thực hiện.

Nội dung đào tạo: đào tạo lý thuyết phải song song với thực hành và tình tình thực tế

tại Cơng ty. Nội dung kiến thức đào tạo phải phù hợp với nhu cầu và mục đích, liên tục được cập nhật, đổi mới, bắt kịp xu thế chung. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng cần chú ý đến đào tạo cho người lao động các kỹ năng cần thiết trong công việc. Nội dung đào tạo, tập huấn cán bộ thủy nông cơ sở cần tập trung vào các vấn đề như:

- Phổ biến, hướng dẫn các chế độ chính sách mới liên quan đến quản lý và khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi: Chính sách quản lý thu chi thủy lợi phí, Luật tài nguyên nước, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi, các nghị định của Chính phủ có liên quan đến quản lý khai thác cơng trình…

- Hướng dẫn các kỹ thuật liên quan đến quản lý và vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, khắc phục sự cố, bảo vệ cơng trình, đặc biệt là hệ thống hồ chứa, trạm bơm điện. - Đào tạo kiến thức thủy nông như chế độ tưới cho các loại cây trồng, các biện pháp tưới tiêu, kỹ thuật tưới nâng cao,…đặc biệt kỹ thuật tưới cho các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, chè, cây công nghiệp, cây trồng cạn,...

Xây dựng chương trình đánh giá sau đào tạo: Chương trình này nhằm mục đích đánh

được những kiến thức, kĩ năng gì, nó có làm tăng chất lượng, hiệu quả công việc không?

Cơng ty có thể th chun gia xây dựng các bài kiểm tra đánh giá để đánh giá chất lượng nhân sau đào tạo ngay sau khi kết thúc một khóa đào tạo. Bên cạnh đó, có thể so sánh kết quả kiểm tra năng lực cũng như chất lượng công việc của người lao động trước và sau khi đào tạo để đánh giá hiệu quả đào tạo (có thể lấy đánh giá thực hiện công việc của người lao động từ 1 đến 3 tháng trước và sau đào tạo để làm căn cứ đánh giá).

Sau mỗi khóa đào tạo, Cơng ty cũng cần lấy ý kiến đánh giá, đóng góp của người lao động về nội dung, hình thức, cách thức, quy trình đào tạo để hiểu được người lao động cần gì và mong muốn gì về một chương trình đào tạo, làm cơ sở để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp các chương trình đào tạo lần sau.

Hỗ trợ chi phí học tập cùng với các chi phí đi lại, sinh hoạt trong q trình học tập cho người lao động có thành tích xuất sắc nhất trong mỗi khóa đào tạo: Do kinh phí đào tạo có hạn, khơng thể chi trả tất cả các khoản chi phí phát sinh trong q trình đào tạo cho tồn bộ người lao động khi họ tham gia đào tạo, do đó, Cơng ty có thể xem xét chi trả tồn bộ chi phí khi tham gia đào tạo cho người lao động có thành tích xuất sắc nhất trong quá trình đào tạo. Điều này sẽ có tác động tích cực trong việc khích lệ người lao động học tập trong quá trình tham gia đào tạo.

Sử dụng lao động sau đào tạo: sau khi kết thúc đào tạo, cần sắp xếp, bố trí những lao

động đó vào những vị trí cơng việc phù hợp, liên quan đến kiến thức mà họ được đào tạo. Điều này vừa giúp người lao động áp dụng được kiến thức vừa học vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả làm việc, vừa có tác dụng khuyến khích người lao động đi đào tạo nâng cao trình độ vì họ thấy kiến thức mình học được được sử dụng trong cơng việc, việc học là có ích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 92)