Đẩy mạnh công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa cơng trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 92 - 97)

3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác công trình

3.4.4 Đẩy mạnh công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa cơng trình

Cơng tác duy trì trong quản lý, vận hành hệ thống CTTL hiện nay vẫn bị coi nhẹ, trong bộ định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, vận hành cơng trình thủy lợi chương duy trì chiếm tỷ trọng thấp. Tuy nhiên trên thực tế của tỉnh Lạng Sơn cơng tác duy trì đối với

hệ thống CTTL là hết sức cần thiết, muốn nâng cao hiệu quả CTTL thì cơng tác duy trì phải được coi trọng và thực hiện thường xuyên liên tục theo định mức tiêu chuẩn hiện hành.

Trước hết công tác quản lý không phải bắt đầu sau khi xây dựng cơng trình xong mà trong quá trình khảo sát, thiết kế, người thiết kế đã phải chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và người quản lý như thiết bị an toàn, những điều kiện cần thiết để sửa chữa và duy tu bảo dưỡng, công tác quan trắc, các điều kiện vận hành cơng trình. Người quản lý muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ cần phải nắm vững tài liệu kỹ thuật về thiết kế, bản vẽ thi công, ưu nhược điểm và biện pháp xử lý trong q trình thi cơng, tài liệu nghiệm thu. Tiến hành kiểm tra, rà sốt lại từng hệ thống cơng trình thủy lợi để đánh giá khả năng phục vụ, có kế hoạch tu sửa kịp thời những hư hỏng ở cơng trình đầu mối, không để xảy ra sự cố khi vận hành. Để đảm bảo cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các cơng trình thủy lợi có hiệu quả cao, tơi xin đưa ra một số lưu ý chủ yếu sau:

+ Quá trình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cần đảm bảo tính đồng bộ, tránh hiện tượng

trong cùng một cơng trình nhưng chỉ sửa chữa một vài điểm, như vậy cũng khơng thể đảm bảo cơng trình hoạt động hiệu quả.

+ Kiểm tra đánh giá hiện trạng cơng trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của cơng trình. Quan trắc đo đạc các thông số kỹ thuật của cơng trình theo u cầu của thiết kế trong q trình sử dụng. Kiểm định chất lượng cơng trình so với yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc xem xét hiện trạng cơng trình bằng trực quan kết hợp với phân tích, đánh giá các số liệu thử nghiệm cơng trình. + Đối với kênh mương việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên phải làm thường xuyên, liên tục sau mỗi mùa vụ sản xuất và cần đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa kênh mương. Trong q trình thi cơng cần kiểm tra giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng cơng trình. Nạo vét kênh mương phải tiến hành triệt để nhằm đảm bảo dẫn nước thơng suốt . Kiên cố hóa kênh mương là biện pháp thay thế kênh đất bằng kênh xây, đúc có tính chống thấm nước mặt cắt ngang dạng hình chữ nhật. Biện pháp này khơng những phịng chống thấm cao mà hiệu quả và tác dụng mang lại rất lớn không chỉ cho sản

xuất nơng nghiệp mà cịn góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định an ninh lương thực, giảm chi phí nạo vét, tăng hệ số sử dụng đất, tăng diện tích tưới tiêu, làm tăng tính mĩ quan cho mơi trường, điều phối nước tốt hơn. Việc duy tu bảo dưỡng và sửa chữa kênh mương phải tuân theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9164:2012 Cơng trình thủy lợi – Hệ thống tưới tiêu - Yêu cầu kỹ thuật vận hành hệ thông kênh và tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8418:2010 Cơng trình thủy lợi – Quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống.

+ Đối với các trạm bơm cần tập trung sửa chữa, thay thế các phụ tùng, thiết bị hư hỏng. Kiểm tra, khảo sát các tuyến đường dây điện, cho thay thế một số xà, sứ, dây điện không đảm bảo cách điện và không đủ tải. Sửa chữa trạm bơm cần phải căn cứ vào thiết kế và kỹ thuật sửa chữa định kỳ, sau một số giờ làm việc nhất định theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN 8417:2010 - Quy trình quản lý vận hành, duy tu và bảo dưỡng trạm bơm điện.

+ Kinh phí cho bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên hệ thống CTTL được lấy từ các nguồn: Thuỷ lợi phí cấp bù từ Ngân sách Nhà nước; Thuỷ lợi phí, tiền nước thu được từ các đối tượng phải thu; Cấp hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước; Các nguồn vốn hợp pháp khác của tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi.

Kế hoạch cụ thể cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong năm 2020, theo Tác giả cần phải tập trung vào một số cơng trình mang tính cấp bách cụ thể như sau:

+ Sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn một số hồ, đập xung yếu trên địa bàn

tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn gồm 13 hồ chứa nước thuộc địa phận các huyện Cao Lộc, Văn Quan, Bắc Sơn, Văn Lãng, Hữu Lũng, Tràng Định, Bình Gia và thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn gồm:

1. Sửa chữa Hồ Tềnh Chè, xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc 2. Sửa chữa Hồ Trục Hồ, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc

4. Sửa chữa Hồ Tặng Bản, xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan 5. Sửa chữa Hồ Khuôn Ngần, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn 6. Sửa chữa Hồ Nà Pia, xã Tân Việt, huyện Văn Lãng

7. Sửa chữa Hồ Phai cháu, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng 8. Sửa chữa Hồ Cốc Lùng, xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng 9. Sửa chữa Hồ Khuổi Hin, xã Chi Lăng, huyện Tràng Định 10. Sửa chữa Hồ Kéo Quân, xã Tri Phương, huyện Tràng Định 11.Sửa chữa Hồ Bản Nằm, xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định 12.Sửa chữa Hồ Bó Diêm, xã Hồng Đồng, TP Lạng Sơn 13. Sửa chữa Hồ Rọ Thín, xã Tơ Hiệu, huyện Bình Gia

+ Sửa chữa nâng cấp hệ thống kênh mương chính của một số cơng trình lớn đã xuống cấp nghiệm trọng cụ thể như sau:

1.Sửa chữa hệ thống mương hồ Kai Hiển, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng với nội dung sửa chữa nâng cấp 7km kênh mương đất thành mương bê tơng M200 với kích thước BxH=80x80cm

2.Sửa chữa hệ thống mương hồ Chiến Thắng, xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng với nội dung sửa chữa nâng cấp 5km kênh mương đá xây cũ thành mương bê tơng M200 với kích thước BxH=80x80cm và BxH=60x60cm.

3.Sửa chữa hệ thống mương hồ Tà Keo, xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình với nội dung sửa chữa nâng cấp 12km kênh mương đất thành mương bê tơng M200 với kích thước BxH=80x80cm, BxH=60x60cm và BxH=40x40cm.

4.Sửa chữa hệ thống mương hồ Cao Lan, xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định với nội dung sửa chữa nâng cấp 11km kênh mương đá xây cũ thành mương bê tơng M200 với kích thước BxH=80x80cm, BxH=60x60cm và BxH=40x40cm.

Kết luận chương 3

Từ những thực trạng, tồn tại và hạn chế về công tác quản lý, vận hành các hệ thống cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn vừa qua tác giả đã nêu ở trên . Để đáp ứng mục tiêu phát triển thủy lợi của nước ta nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng như: phát triển thủy lợi tưới tiêu, cấp nước phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp-nơng thơn và phát triển các ngành kinh tế xã hội khác thì việc củng cố, phát triển các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lụt, tăng cường quản lý nguồn nước và quản lý cơng trình thủy lợi; tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ phải được đi trước đón đầu ngay từ bây giờ.

Để cơng tác quản lý, vận hành hệ thống cơng trình thủy lợi ở tỉnh Lạng Sơn đạt hiệu quả cao đáp ứng được mục tiêu phát triển thủy lợi, cũng như phát triển kinh tế bền vững của đất nước ta đến năm 2020 tác giả đã nêu ra một số giải pháp sau: Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khai thác cơng trình thủy lợi. Hồn thiện việc phân cấp quản lý khai thác hệ thống cơng trình. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực nhằm tăng cường và kiện tồn cơng tác quản lý vận hành hệ thống cơng trình thủy lợi của tỉnh Lạng Sơn trong những năm tới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 92 - 97)