Nhân lực của chi cục quản lý về thủy lợi của các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 32 - 35)

STT Tên vùng

Nhân lực quản lý thủy lợi

Tổng số

Chuyên ngành thủy lợi

Khác

Đại học Cao

đẳng

Trung cấp

1 Vùng Miền núi phía Bắc 219 132 6 19 62

2 Đồng bằng SH 192 146 3 9 34

3 Bắc Trung bộ và Duyên hải MT 226 152 1 14 59

4 Đông Nam Bộ 118 66 1 4 47 5 Tây Nguyên 75 43 0 9 23 6 Đồng bằng SCL 243 108 5 36 94 Tổng cộng 1073 647 16 91 319 UBND TỈNH SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN UBND HUYỆN CHI CỤC THỦY LỢI

PHỊNG NƠNG NGHIỆP TỔ THỦY LỢI UBND XÃ CÔNG TY THỦY NÔNG TỈNH Tổ chức dùng Tổ chức dùng Tổ chức dùng

(Nguồn: Trung tâm Tư vấn & Chuyển giao Công nghệ Thủy lợi)

- Đánh giá những mặt mạnh, yếu của tổ chức quản lý nhà nước cấp tỉnh trong vùng: + Điểm mạnh:

Đội ngũ nhân sự của chi cục quản lý thủy lợi nhìn chung đang được trẻ hóa, nhiệt tình làm việc. Hầu hết đều là con em địa phương nên hiểu rất rõ địa hình, đặc điểm cơng trình thủy lợi ở địa phương.

+ Điểm yếu

Đội ngũ nhân sự của chi cục hầu hết còn trẻ nên rất thiếu kinh nghiệm trong cơng tác quản lý CTTL. Bên cạnh đó, đa số là con em đồng bào dân tộc nên trình độ và năng lực chưa cao.

Thu nhập của chuyên viên chi cục thủy lợi chỉ có từ lương ngân sách nhà nước nên không thu hút được nguồn năng lực có trình độ cao về làm việc.

Các cơng trình thủy lợi của vùng miền núi, vùng sâu thường là nhỏ lẻ, manh mún và có số lượng cơng trình rất lớn trong khi nguồn nhân sự của chi cục mỏng nên Chi cục thủy lợi gặp nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý.

Mặt khác, các cơng trình thủy lợi nhỏ hầu hết đều do người dân tự làm nên khơng có hồ sơ thiết kế, một số cơng trình có hồ sơ thiết kế nhưng được xây dựng từ rất lâu nên bị thất lạc trong lũ lụt và chiến tranh.

Các Chi cục thủy lợi chưa thực sự quan tâm đến công tác tăng cường năng lực, phát huy sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khai thác CTTL.

Trang thiết bị, phương tiện đi lại phục vụ cho hoạt động của các Chi cục chưa đầy đủ. Đa số các Chi cục thủy lợi chưa phối hợp chặt chẽ với các phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện nên ít nắm được thơng tin về cơng trình thủy lợi và tổ chức quản lý ở cấp xã. Hơn nữa, Chi cục cũng không đủ nhân sự để kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn các phịng Nơng nghiệp huyện cũng như các tổ chức quản lý thủy nông trong công tác quản lý khai thác (QLKT) cơng trình thủy lợi và phịng chống lụt bão.

Mối quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT trong quản lý nhà nước, sự nghiệp cơng và doanh nghiệp cơng ích về thủy lợi chưa rõ, làm hạn chế vai trò, hiệu lực của các tổ chức này. Cơ cấu tổ chức ngành thủy lợi có tỉnh được phân ra thành cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý đầu tư xây dựng cơng trình riêng biệt, cả ở cấp tỉnh và cấp huyện. Mối quan hệ giữa hai nhóm cơ quan này thiếu chặt chẽ, ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý, đánh giá chất lượng cơng trình sau đầu tư cũng như việc bàn giao quản lý, sử dụng cơng trình.

b) Tổ chức bộ máy cấp huyện

Ở cấp huyện, hiện khơng có phịng chun trách về thủy lợi, đê điều. Theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 [8], Phịng Nơng nghiệp & PTNT ở các huyện và Phòng Kinh tế ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tham mưu, giúp ủy ban cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, phát triển nông thôn, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương. Như vậy nhiệm vụ quản lý về nước sạch nông thôn ở cấp huyện không rõ, chưa có và thực tế hiện nay chưa có huyện nào có tổ chức quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Phòng NN & PTNT, phòng kinh tế thực hiện quản lý kỹ thuật về thuỷ lợi trên địa bàn huyện, giám sát hiệu quả hoạt động quản lý CTTL của các tổ chức dùng nước.

- Hướng dẫn kỹ thuật vận hành bảo dưỡng CTTL cho các tổ chức dùng nước - Kiểm tra, hỗ trợ cơng tác phịng chống lụt bão đảm bảo an toàn hồ đập

- Theo kết quả điều tra, số lượng và trình độ nhân lực quản lý thủy lợi của phịng nơng nghiệp, kinh tế quản lý về thủy lợi của các tỉnh như ở Bảng 1.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 32 - 35)