Đẩy mạnh công tác xử lý nghiêm và dứt điểm tình trạng vi phạm Luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 88 - 90)

3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác công trình

3.4.2.3 Đẩy mạnh công tác xử lý nghiêm và dứt điểm tình trạng vi phạm Luật

Tình trạng vi phạm Luật Thủy lợi diễn ra hết sức phức tạp với nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau thuộc các cơng trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh. Các hình thức vi phạm chủ yếu như: Lấn chiếm xây dựng nhà ở bờ kênh, hành lang bảo vệ cơng trình thuỷ lợi, trồng cây trên mái kênh, đổ các loại phế thải xây dựng, rác thải sinh hoạt xuống lòng kênh... Trên hệ thống kênh qua khu dân cư, khu đô thị người dân tự ý xả nước thải chưa qua xử lý vào dòng chảy làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc ngăn chặn, xử lý, giải toả các vi phạm còn nhiều hạn chế. Các đơn vị quản lý khai thác cơng trình thủy lợi nhiều lần lập biên bản gửi các cấp chính quyền để giải quyết song hiệu quả cịn rất thấp, hiện tượng vi phạm còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhiều vi phạm đã xảy ra từ lâu, thậm chí nhiều vụ việc vi phạm đã được các cấp có thẩm quyền cơng nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy việc vi phạm Luật Thủy lợi là một nguyên nhân lớn gây ảnh hưởng đến hiệu quả của các cơng trình thủy lợi giai đoạn vận hành khai thác. Tác giả xin đề xuất một số nội dung để giải quyết tình trạng vi phạm trên cụ thể như sau:

+ Với nhóm nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật thì tập trung vào các hoạt động tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng về Luật Thủy lợi, treo băng rơn khẩu hiệu, hình ảnh minh họa... giúp người dân nâng cao nhận thức về Luật Thủy lợi từ đó ý thức và tự tháo dỡ các cơng trình, vật kiến trúc, cây cối vi phạm.

+ Với nhóm nguyên nhân là biết nhưng cố tình vi phạm nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân thì cùng với việc tăng cường cơng tác tuyên truyền, đơn vị còn tăng cường sự phối hợp với các địa phương có cơng trình vi phạm để tiến hành các bước vận động hộ gia đình, cá nhân có cơng trình tiến hành giải tỏa trả lại nguyên trạng. Đối với những trường hợp không tự nguyện chấp hành, cần phải kiên quyết triển khai các bước cuỡng chế, phối hợp với chính quyền địa phương để lập biên bản, đề nghị chính quyền giải tỏa, xử lý vi phạm phạt theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/05/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

+ Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơng ty TNHH MTV Khai thác cơng trình thủy lợi Lạng Sơn và chính quyền địa phương nơi quản lý các cơng trình đó bằng cách thường

xuyên cử cán bộ đi kiểm tra và phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm, tái vi phạm để có biện pháp giải tỏa.

+ Ngoài việc tăng cường tuần tra phát hiện vi phạm, lập biên bản các trường hợp vi phạm. Đồng thời phải có hình thức khuyến khích cộng đồng tự giám sát lẫn nhau, huy động cộng đồng hưởng lợi tham gia một cách tích cực và đầy đủ vào cơng tác quản lý và sử dụng các cơng trình thủy lợi tạo nên sự bền vững và hiệu quả mà cơng trình đó mang lại.

Những giải pháp trên đều căn cứ vào các văn bản pháp quy của nhà nước trong lĩnh vực Thủy lợi như: Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017; Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính Phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích… Gần đây nhất Tỉnh đã có hàng loạt văn bản chỉ đạo về cơng tác quản lý, duy trì, vận hành hệ thống tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh xã hội và chống vi phạm lấn chiếm cơng trình thủy lợi.

Dự kiến đến năm 2020, tỉnh Lạng Sơn xây dựng các văn bản pháp quy để điều chỉnh các hoạt động đầu tư, quản lý, khai thác CTTL thực sự phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, ứng phó được với biến đổi khí hậu và cải thiện môi trường. Thực hiện tái cơ cấu tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi và tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi đảm bảo thực hiện có hiệu quả Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 88 - 90)