Việc kiểm soát sau bảo lãnh cũng quan trọng giống việc kiểm soát sau giải ngân, việc này sẽ giúp chi nhánh kiểm soát được toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách hàng và có cái nhìn tổng quan về sức khỏe của doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm soát sau nên thực hiện theo tháng, quý như quy định nhằm xác định được các rủi ro tiềm ấn và có thể đưa ra các phương án xử lý kịp thời. Cán bộ tín dụng cần lên lịch kiểm tra chi tiết cụ thể, đồng thời yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng từ đầy đủ theo checklist để đánh giá, hạn chế rủi ro thấp nhất khi xảy ra vi phạm nghĩa vụ dẫn đến ngân hàng phải trả thay khách hàng. Hoạt động kiểm soát sau cần lập thành biên bản và lưu theo quy định.
Bên cạnh các quy định về sản phẩm bảo lãnh thì chi nhánh cần xây dựng một biểu mẫu checklist chuẩn trong hoạt động bảo lãnh của chi nhánh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Bộ biểu mẫu checklist chuẩn sẽ được ghi nhận từ thời gian phục vụ, tiêu chuẩn lưu trữ hồ sơ, về thái độ phục vụ, về kiểm tra giám sát
sau đối với hoạt động bảo lãnh. Với bộ biểu mẫu này sẽ phản ánh chính xác về năng lực xử lý hồ sơ phương án của nhân sự chi nhánh cũng phát hiện kịp thời những điểm yếu để cải thiện, phát huy những điểm mạnh để đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh.
Hàng tháng, hàng quý chi nhánh chủ động xếp loại, đánh giá, phân loại khách hàng theo đúng quy định của MB về hoạt động tín dụng bảo lãnh. Sử dụng các mơ hình đo lường khi thực hiện phân tích rủi ro của khách hàng để từ đó đưa ra các quyết định chính xác hơn khi phê duyệt tín dụng và quyết định phát hành bảo lãnh cho khách hàng.