Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch của nền kinh tế thì Ngân hàng Nhà nước là trái tim của nền kinh tế đó. Khi NHNN thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ thì nền kinh tế mới phát triển lành mạnh được. Để duy trì bảo đảm hệ thống tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, NHNN cần chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện có hiệu quả các giải pháp:
Thứ nhất, hiện tại nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng
thương mại nói riêng được điều hành bởi nhiều Bộ Ban Ngành do đó Ngân hàng Nhà Nước cần rà soát lại các văn bản pháp luật để tránh sự chồng chéo. Bên cạnh đó, NHNN cần phải đưa ra các chính sách kịp thời, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTM nói chung cũng như hoạt động bảo lãnh của ngân hàng nói riêng.
lãnh ngân hàng tuy nhiên thơng tư này cịn đang quy định chung chung, các loại bảo lãnh đang bị chi phối bởi các văn bản pháp luật khác như luật đấu thầu, do đó cần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng sẽ dễ dàng thực hiện, tránh cách hiểu đa chiều, tránh sự chồng chéo.
Đồng thời ngân hàng nhà nước cũng cần quy định rõ hơn về quy trình quy định giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động bảo lãnh. Ngân hàng nhà nước cần xây dựng cơ chế pháp lý riêng biệt để giải quyết những tranh chấp này do hoạt động bảo lãnh theo hướng rút gọn các trình tự, thủ tục tố tụng so với thủ tục tố tụng thông thường nhằm rút gọn thời gian giải quyết tranh chấp nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan.
Thứ hai, thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu Basel II để đánh giá
toàn diện hoạt động của ngân hàng, hoạch định kinh doanh theo khẩu vị rủi rogiúp các NHTM hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn đồng thời chủ động quản lý, kiểm soát được rủi ro, bên cạnh đó nguồn vốn cũng được quản lý một cách hiệu quả hơn. Từ đó nâng cao được hình ảnh và uy tín của ngân hàng phát hành bảo lãnh.
Thứ ba, để hội nhập được sâu rộng với thế giới, thì ngồi các hình thức bảo
lãnh truyền thống, NHNN cần phải bổ sung, hướng dẫn cụ thể về các loại hình bảo lãnh mới như: bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh phát hành chứng khoán,... Đồng thời, NHNN cần xem xét và điều chỉnh mức phí bảo lãnh phù hợp để làm sao đảm bảo bù đắp cho chi phí tối thiểu và mức độ rủi ro, việc cố định một mức phí trong một thời gian dài sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển hoạt động bảo lãnh trong điều kiện kinh tế đầy biến động như hiện nay.
Thứ tư, NHNN cần thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn nghiệp vụ, để
các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, bàn luận các tình huống và rủi ro hay gặp phải trong thực tế. Song song, NHNN cũng cần phải nghiên cứu và trả lời một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ các kiến nghị, vướng mắc của NHTM tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hơn nữa.
Thứ năm, NHNN cần đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin
doanh nghiệp được cập theo tháng, tài sản đảm bảo, tên các TCTD thực hiện tra cứu thì CIC cần cập nhật thông tin của cả các món bảo lãnh đã phát sinh tại ngân hàng, doanh nghiệp đã từng bị truy đòi bảo lãnh hay chưa các TCTD khác đều nhận biết được thông tin, xử lý các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin. Điều này sẽ hỗ trợ các NHTM rất nhiều trong quá trình thẩm định dự án cũng như quản lý, giúp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.