Hoạt động bảo lãnh trong ngân hàng có liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nên nó khơng chỉ chịu sự tác động từ các chính sách, quy định trong Ngân hàng mà còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài, từ yếu tố chủ quan đến khách quan. Những yếu tố này tác động trên nhiều khía cạnh, ảnh hưởng cả trực
tiếp, gián tiếp tới hoạt động bảo lãnh cả hiện tại và tương lai.
1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1. Môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế tác động lớn nhất đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo hướng tích cực và tiêu cực. Môi trường kinh tế ổn định, phát triển sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng phát triển bao gồm cả hoạt động bảo lãnh. Trong môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển cũng như mở rộng, đa dạng các loại hình bảo lãnh. Nhưng môi trường kinh tế kém phát triển sẽ đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ, tài chính kém sẽ gây ra các rủi ro cho hoạt động bảo lãnh.
- Môi trường chính trị - xã hội
Mơi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ thúc đẩy các thành phần của nền kinh tế phát triển và ngân hàng cũng có thể phát triển hoạt động bảo lãnh. Bên được bảo lãnh cần mơi trường chính trị xã hội ổn định để kinh doanh ổn định, hiệu quả đảm bảo được khả năng thực hiện được các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng kinh tế, ngân hàng sẽ không phải đứng ra thanh toán cho Bên thụ hưởng bảo lãnh thay cho khách hàng của mình. Tuy nhiên, một sự thay đổi hệ thống chính trị lớn sẽ làm cho hoạt động ngân hàng rơi vào khủng hoảng và hoạt động bảo lãnh không tránh khỏi bị tác động.
- Môi trường pháp lý
Khi các hoạt động ngân có cơ sở pháp lý vững chắc bằng các quy định pháp luật thì hoạt động bảo lãnh cũng sẽ được chuẩn hóa, đồng bộ với sự phát triển của hoạt động Ngân hàng, sự phát triển của nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ với sự phát triển của các hoạt động Ngân hàng sẽ không tạo ra sự ổn định phát triển của các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Chính sự khơng đồng bộ sẽ tạo ra các khe hở trong việc quản lý hoạt động bảo lãnh. Hệ thống pháp luật đồng bộ với sự phát triển của các hoạt động ngân hàng sẽ tạo hành lang pháp lý để các ngân hàng dễ dàng hoạch định được các chiến lược kinh
doanh phù hợp, tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động bảo lãnh, đảm bảo an toàn, quản trị được rủi ro theo cơ chế chính sách tín dụng của Chính Phủ và NHNN.
1.3.1.2. Khách hàng
Khách hàng là chủ thể của các hoạt động ngân hàng do đó những gì thuộc về khách hàng đều được ngân hàng đánh giá một cách khắt khe nhất. Tuy nhiên, nhân tố thuộc về khách hàng là nhân tố khách quan mà Ngân hàng cũng không thể lường trước cũng như kiểm soát được. Chính vì vậy, việc thẩm định đánh giá khách hàng là một công việc quan trọng trong mọi hoạt động của Ngân hàng nói chung cũng như hoạt động bảo lãnh nói riêng để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra, từ đó Ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro khơng đáng có trong quá trình thực hiện hoạt động bảo lãnh. Sự phát triển hoạt động bảo lãnh phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, nhu cầu càng cao thì sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hoạt động này. Do đó Ngân hàng cần đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu và đưa ra các sản phẩm phù hợp với khách hàng.
1.3.1.3. Đối thủ cạnh tranh
Trong bất kỳ hoàn cảnh kinh tế nào việc cạnh tranh giữa các đối thủ đều gay gắt và khốc liệt. Hoạt động bảo lãnh giữa các ngân hàng cạnh tranh thông qua các sản phẩm bảo lãnh, các biểu phí bảo lãnh, các hoạt động kiểm tra tuân thủ trong và sau khi phát hành bảo lãnh ...để nâng cao thị phần hoạt động của mình. Việc này địi hỏi các ngân hàng ngoài việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng thì cần phải nghiên cứu các sản phẩm, chính sách của các ngân hàng đối thủ nhằm thu hút khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng bảo lãnh.
1.3.1.4. Bên thụ hưởng bảo lãnh
Việc yêu cầu thanh tốn bồi hồn nghĩa vụ bảo lãnh của Bên thụ hưởng bảo lãnh cũng ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh. Bên thụ hưởng bảo lãnh có thể xuất trình các giấy tờ giả mạo chứng từ địi thanh tốn cho NH để nhận khoản tiền thanh toán bảo lãnh. Trong trường hợp Ngân hàng không phát hiện được sự giả mạo này, Ngân hàng sẽ gặp những rủi ro do phải thanh toán cho bên thụ hưởng số tiền bảo lãnh mà khơng truy địi được tiền bồi hồn từ Bên được bảo lãnh. Do đó, sự trung
thực của người thụ hưởng bảo lãnh cũng ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng
- Chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng
Việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng cũng như nghiên cứu chiến lược của đối thủ cạnh tranh sẽ là cơ sở để Ngân hàng xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Trong bối cảnh sự cạnh tranh khốc liệt nếu khơng có một chiến lược kinh doanh hợp lý, đúng đắn ngân hàng sẽ luôn bị động và khơng thích ứng kịp thời trước biến động của thị trường. Ngược lại, với một chiến lược kinh doanh hiệu quả, toàn diện sẽ giúp Ngân hàng phát triển theo đúng định hướng phát triển, phát huy được tiềm năng của mình, đồng thời thích ứng kịp thời với những biến đổi của môi trường kinh doanh.
- Kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh
Nghiệp vụ bảo lãnh là một trong các nghiệp vụ tiềm năng mang lại doanh thu lớn cho Ngân hàng. Do đó, dựa trên cơ sở chiến lược hoạt động kinh doanh chung, ngân hàng sẽ xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh một cách cụ thể và chi tiết hơn. Kế hoạch phát triển phải chi tiết, theo đúng đường lối chung của ngân hàng nhưng cũng phải sát với thực tế thì mới có thể thúc đẩy hoạt động bảo lãnh ngày càng tốt hơn.
- Chính sách tuyên truyền quảng cáo
Việc truyển thông bảo lãnh của Ngân hàng qua các sản phẩm lồng ghép, cơ chế, chính sách ... sẽ giúp Ngân hàng mở rộng và phát triển thị phần hoạt động bảo lãnh trên thị trường, đồng thời việc tạo mối quan hệ lớn từng bước mở rộng thị trường, tăng sự thích ứng, tăng hiệu quả kinh doanh.
- Chính sách giá cả
Chi phí khi thực hiện phát hành bảo lãnh tại Ngân hàng luôn được KH quan tâm hàng đầu vì đó là số tiền mà khách hàng phải trả cho Ngân hàng để sử dụng các sản phẩm. Với dịch vụ bảo lãnh, KH phải trả phí bảo lãnh, mức phí bảo lãnh sẽ tác động đến việc mở rộng thị phần hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng. Đối với Ngân
hàng, phí bảo lãnh là nguồn thu chiếm thị phần tương đối lớn trong tổng thu dịch vụ. Vì vậy để giải quyết hài hòa giữa nhu cầu của KH và lợi ích của NH đòi hỏi ngân hàng cần xây dựng một biểu phí phù hợp linh hoạt cho từng đối từng đối tượng KH, từng phân khúc KH trong hoạt động bảo lãnh nhằm thu hút được KH, thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển.
- Chất lượng bảo lãnh
Cùng với tín dụng, chất lượng bảo lãnh là thước đo hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý của một NHTM. Chất lượng bảo lãnh tốt, uy tín ngân hàng được nâng cao giúp quảng bá hình ảnh ngân hàng, thu hút được khách hàng, phát triển thị phần tạo điều kiện cho sự phát triển của Ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Trong bảo lãnh, uy tín của Ngân hàng là quan trọng nhất bởi Ngân hàng dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để đảm bảo việc thanh tốn bồi hồn các nghĩa vụ phát sinh nếu có. Khơng phải Ngân hàng nào cũng được Bên thụ hưởng bảo lãnh đồng ý chấp nhận bảo lãnh, khách hàng chỉ chọn những Ngân hàng uy tín để đảm bảo bảo lãnh được Bên thụ hưởng chấp nhận và bảo đảm an tồn.
- Quy trình bảo lãnh
Việc xây dựng quy trình bảo lãnh ngắn gọn, đơn giản mà đảm bảo được hiệu quả, quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh là điều bắt buộc đối với các NHTM. Mỗi bước trong quy trình bảo lãnh đều ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh cũng như chất lượng dịch vụ với khách hàng.
Một quy trình rắc rối không phù hợp hay tiến hành thiếu bước sẽ đưa đến một bảo lãnh kém chất lượng, đẩy Ngân hàng đứng trước các rủi ro tiềm ẩn. Ngược lại một quy trình quá chặt chẽ gây phiền hà cho khách hàng, tốn kém không cần thiết và ảnh hưởng đến những cơ hội kinh doanh khác. Một quy trình bảo lãnh hợp lý, vừa quản trị được rủi ro cho hoạt động của ngân hàng vừa thỏa mãn được nhu cầu của Khách hàng chính là điều kiện cần để nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động bảo lãnh an toàn, hiệu quả.
1.3.2.2. Các nhân tố khác
Con người là nhân tố quyết định trong sự thành công của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Hoạt động bảo lãnh là một trong những hoạt động tín dụng của NHTM. Do đó, để đảm bảo chất lượng bảo lãnh tốt, quản trị rủi ro tốt cho Ngân hàng đòi hỏi cán bộ nhân viên của Ngân hàng phải có trình độ, có chun mơn. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ Khách hàng cũng rất quan trọng góp phần xây dựng quảng bá hình ảnh của Ngân hàng với cộng đồng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh
Những tiến bộ từ cuộc cách mạng cộng nghệ số sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Việt Nam có cơ hội đi tắt đón đầu, tiếp cận thị trường quốc tế, đổi mới công nghệ, tạo lợi thế cạnh tranh, bắt kịp xu thế công nghệ để xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn nghiệp vụ bảo lãnh.