3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Ngân hàng là một định chế tài chính, là huyết mạch, mạch máu nuôi dưỡng phát triển nền kinh tế. Do đó, Chính phủ cần có những biện pháp hữu hiệu, kiên quyết trong quản lý kinh tế vĩ mô, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hồn thiện khn khổ pháp luật. Luận văn đưa ra một số kiến nghị như sau:
Tại bộ luật dân sự năm 2015, khoản 2 điều 335 về bảo lãnh quy định "các
bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”, vì về nguyên tắc,
bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp bên được bảo lãnh đã dùng toàn bộ tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Do đó quy định này chưa thực sự hợp lý, cần bãi bỏ.
Bộ luật dân sự 2015 cần Bổ sung một số quy định về bảo lãnh mà Bộ luật Dân sự hiện còn thiếu như: Các quy định nhằm bảo vệ người bảo lãnh; quy định về việc bên có quyền phải có nghĩa vụ thơng tin cho bên bảo lãnh về giá trị của nghĩa vụ được bảo lãnh, khả năng tài chính của bên được bảo lãn, hậu quả pháp lý đối với cam kết bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh chết.
Bộ luật doanh nghiệp số: 59/2020/QH14, Chính phủ cần phải có quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là đối với việc thành lập các doanh nghiệp, doanh nghiệp ma, doanh nghiệp hoạt động trái pháp luật, ...để hoạt động bảo lãnh được lành mạnh hơn, hạn chế, giảm bớt rủi ro khi thẩm định khách hàng. Đồng thời, Chính phủ cần thanh tra, giám sát định kỳ, giám sát không báo trước để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp; thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác của các số liệu trên báo cáo tài chính mà doanh
nghiệp cung cấp cho ngân hàng.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng năm 2010 được ban hành vào ngày 20/11/2017 đã có nhiều điểm mới tiến bộ, hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, còn nhiều hoạt động trong ngành ngân hàng chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, điển hình là hoạt động bảo lãnh đã gây cản trở cho các ngân hàng khi triển khai các sản phẩm mới, dịch vụ mới. Do đó cần bổ sung, hoàn thiện văn bản quy định về từng loại bảo lãnh đáp ứng sự phát triển của ngành ngân hàng đồng thời giúp cho việc quản lý, kiểm tra và giám sát của các cơ quan chức năng được hoàn chỉnh và thống nhất.
Ngoài ra, hiện nay hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng còn liên quan đến các vấn đề thế chấp tài sản bảo đảm là phương tiện vận tải, hàng hóa hay quyền địi nợ hình thành từ phương án ... trong khi đây là những vấn đề khá phức tạp, còn tồn đọng nhiều bất cập. Đó là việc các loại hình tài sản này mới chỉ ký thế chấp song phương và đăng ký giao dịch bảo đảm online không qua văn phịng cơng chứng do đó nếu phát sinh xử lý tài sản của các bên liên quan thường thiếu tính pháp lý, dẫn đến việc kiện tụng kéo dài. Do đó, Chính phủ cần ban hành văn bản quy định cụ thể đối với các tài sản thế chấp cần đăng ký qua văn phịng cơng chứng.