S ƠN
3.1 Định hướng nâng cao chất lượng cho vay bán lẻ tại Ngânhàng TMCP
3.1.1 Chủ trương phát triển hoạt động kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp
siêu vi mơ, hộ kinh doanh và tín dụng tiêu dùng của Nhà nước
a) Chủ trương phát triển hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế bởi hộ kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân,tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình bằng tồn bộ tài sản. Với tên gọi chung là hộ kinh doanh cá thể nhưng kinh doanh dưới hình thức này có thể do một cá nhân duy nhất hoặc một hộ gia đình. Vốn kinh doanh ban đầu của hộ kinh doanh cá thể là vốn của một cá nhân duy nhất hoặc vốn chung của hộ gia đình.
Theo Tổng cục Thống kê (năm 2018), tính đến năm 2017, cả nước có trên 5,14 triệu Hộ kinh doanh. Xét theo quá trình thì tổng số lượng Hộ kinh doanh liên tục tăng qua các năm. Theo ngành nghề kinh doanh, tỷ trọng Hộ kinh doanh trong ngành Thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 80%, 20% cịn lại là trong ngành Cơng nghiệp - xây dựng
Đóng góp của Hộ kinh doanh vào nền kinh tế:
i) Số lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh tăng nhanh theo thời gian, từ trên 7,4 triệu người năm 2010 tăng lên gần 8,6 triệu người năm 2017, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, an sinh xã hội
ii) Hộ kinh doanh là động lực thúc đẩy tinh thần kinh doanh và phát triển kinh tế thị trường. Với rào cản tham gia thị trường thấp hơn đáng kể so với rào cản của khu vực Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh có thể là bước trung gian tốt hơn để các cá thể khởi nghiệp vững chắc, đặc biệt là ở những ngành, lĩnh vực kinh doanh truyền thống
đáng kể trong tạo ra của cải vật chất, hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế
iv) Hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Hộ kinh doanh ngày càng nâng cao, tác động tích cực đến hiệu quả chung của nền kinh tế.
Về cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với hộ kinh doanh:
- Hiện nay, đang có nhiều đề xuất của chuyên gia liên quan đến việc đề xuất xóa bỏ hộ kinh doanh nhằm mở cánh cửa cho hơn 5 triệu hộ cá thể lên doanh nghiệp, tuy nhiên, điều này khó thực hiện trong tình hình thực tế ở Việt Nam
- Hộ kinh doanh,, về cơ bản chưa được quản lý theo khung pháp lý của Luật doanh nghiệp, chính sách của Nhà nước, một mặt, tiếp tục duy trì và tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển, đồng thời chuyển dịch dần các Hộ kinh doanh có quy mơ lớn chuyển đổi sang doanh nghiệp bằng biện pháp tuyên truyền, động viên, ưu đãi chính sách thuế.
b) Chủ trương phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ
- Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể như sau:
- Tổng doanh thu: không quá 03 tỷ
nghiệp hoặc doanh nghiệp chuyển đổi từ Hộ kinh doanh có quy mô lớn.
Nghị quyết Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của Chính phủ đã đưa ra 05 nhiệm vụ, giải pháp để hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp: i) Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; ii) Tạo dựng mơi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; iii) Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; iv) Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; v) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, nguồn vốn tín dụng, các quỹ khởi nghiệp... để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, nông nghiệp, xuất khẩu.
c) Chủ trương tín dụng tiêu dùng
Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là nhu cầu của tồn bộ người dân trong xã hội, việc đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng góp phần đẩy nhanh q trình ln chuyển hàng hóa, dịch vụ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Thời gian gần đây, đã có nhiều chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước về việc các NHTM cần có biện pháp hỗ trợ đẩy lùi nạn tín dụng đen, cải cách quy chế cho vay giúp cho người dân có thể dễ dàng tiếp cận với vốn vay Ngân hàng.