S ƠN
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay bán lẻ tại Ngânhàng TMCP Công
3.2.5 Đổi mới cách thức xử lý các khoản nợ vay có vấn đề
Qua số liệu phân tích tại chương 2 nhận thấy rõ trong giai đoạn 2015 - 2018, nợ xấu gia tăng tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng cũng như chất lượng tín dụng; vì vậy, cần phải chủ động giải quyết nợ có vấn đề.
Các khoản nợ vay có vấn đề thường được nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
- Khách hàng thường xuyên phát sinh trả gốc và lãi chậm.
- Khách hàng có ý lảng tránh cán bộ tín dụng, trì hỗn việc nộp báo cáo tài chính (đối với các khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô)
- Doanh số bán hàng giảm sút và lượng hàng tồn kho tăng lên đáng kể, và hoặc khách hàng có dấu hiệu tẩu tán hàng hóa tồn kho
- Việc thanh tốn các khoản nợ cho người bán và cơ quan thuế gặp khó khăn, khách hàng liên tục bị đối tác đến nhà yêu cầu thanh tốn nợ, có văn bản u cầu truy thu nợ đọng thuế của cơ quan thuế.
- Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình của khách hàng cá nhân và ban lãnh đạo của khách hàng doanh nghiệp siêu vi mơ đang có mâu thuẫn
- Sức khỏe của khách hàng suy giảm ảnh hưởng lớn đến các nguồn thu của khách hàng để trả nợ
- Cơ quan nơi khách hàng cá nhân công tác bị phá sản
- Các sự kiện rủi ro không mong muốn như thiên tai, bão lũ, cháy nổ hay các chính sách mới của Chính phủ gây ra bất lợi cho tình hình kinh doanh của khách hàng - Nhân cách đạo đức khách hàng có dấu hiệu xuống cấp, khách hàng có dấu hiệu tham gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy...
Khi phát hiện những khoản vay có dấu hiệu bất thường như vậy, cán bộ tín dụng cần tìm biện pháp khăc phục ngăn chặn sự suy giảm tiếp tục và rủi ro tiềm
- Gặp gỡ khách hàng, thông báo cho họ biết nguyên nhân sâu xa của khoản nợ có
vấn đề, đàm phán yêu cầu khách hàng phải có kế hoạch cụ thể bằng văn bản nhằm giải
quyết tình hình. Có thể u cầu khách hàng tạm dừng kế hoạch, mở rộng sản xuất nếu có, tạm dừng việc phân chia lợi nhuận (đối với khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô) để
ưu tiên trả nợ cho Ngân hàng trước. Yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cần
thiết như báo cáo tài chính hiện hành, khả năng sinh lời.
- Thực hiện bổ sung tài sản thế chấp để bảo đảm cho các khoản vay hiện hữu tại Ngân hàng.
- Ngân hàng cũng có thể áp dụng một số biện pháp khi đàm phán không thành công:
+ Cho vay thêm: nếu xét thấy phương án, dự án có khả năng phát triển và nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn, ngân hàng có thể xem xét cho vay thêm. Cần thẩm định thật kỹ trước khi cho vay thêm, đồng thời phải vạch ra được kế hoạc h kiểm tra, giám sát cụ thể đối với khoản vay.
+ Chuyển nợ quá hạn: nếu cán bộ tín dụng xác minh những lý do xin gia hạn nợ của khách hàng không hợp lý, hoặc đã gia hạn nợ nhưng khách hàng vẫn khơng có khả năng trả nợ thì phải chuyển nợ quá hạn, đồng thời bám sát các nguồn thu của khoản nợ, thường xuyên kiểm tra giá trị tài sản đảm bảo.
+ Thanh lý: thực hiện cưỡng chế buộc người vay trả nợ khi khoản nợ vẫn chưa đến hạn, thực hiện mọi biện pháp để thu hồi nợ như thu hồi tài sản đảm bảo để thanh lý, thậm chí kiện ra tịa nếu khách hàng có biểu hiện lừa đảo.