Kể diễn cảm cho trẻ MG 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học (Trang 34 - 50)

1.2. Xác định khái niệm và lí luận liên quan

1.2.3. Kể diễn cảm cho trẻ MG 5-6 tuổi

1.2.3.1. Vấn đề lứa tuổi và việc tiếp nhận văn học ở trẻ MG a. Đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ MG

Văn học tồn tại trong một chu trình: tác giả - tác phẩm – độc giả. Hoạt động tiếp nhận có vai trị quyết định đến sự tồn tại văn học. Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hồ mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hố và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật,…làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút…

Trẻ MN chưa biết chữ, việc đọc của trẻ thơng qua cơ giáo. Vì vậy, tiếp nhận

gián tiếp - đặc điểm đầu tiên cần chú ý tới về việc tiếp nhận TPVH ở trẻ. Bằng con

đường truyền thụ bằng ngơn ngữ nói, trẻ có thể tiếp nhận văn học. Các em chưa phải là bạn đọc đích thực, các em tiếp nhận văn học phụ thuộc vào người lớn và mới chỉ ở mức độ làm quen ban đầu. “Với đặc điểm tiếp nhận gián tiếp, trẻ thiếu đi sự chủ động,

giảm trừ khả năng trực cảm, trực giác dựa trên sự phối hợp và hòa quyện giữa các cơ quan thụ cảm, sự tri giác nhạy bén của thị giác, thính giác, ngữ cảm và linh cảm, độ tập trung tự lực trực tiếp tạo ra”. ( Hà Nguyễn Kim Giang, 2007). Bằng việc “nghe nhờ” nên trẻ khơng thể tự mình nhận ra những âm thanh ý nghĩa của các câu từ. Do

đó, cơ giáo cần chú ý tới năng lực đọc, kể của bản thân để có thể tác động và phát triển sức nghe của trẻ. Nhờ tác động của ngôn ngữ âm thanh, cơ giáo có thể nhìn ra những hình ảnh tươi đẹp của cuộc sống.

Tiếp nhận văn học của trẻ mang tính tập thể. Do hoạt động cho trẻ làm quen

với TPVH ở trường MN là hoạt động tiến hành trên cả lớp hoặc theo nhóm. Các trẻ trong một nhóm hoặc cả lớp sẽ tiếp nhận tác phẩm bằng cách ngồi im lặng để nghe cô giáo đọc, kể, chú ý những gì cơ giáo làm. Tuy nhiên, vì mang tính tập thể nên q trình tiếp nhận tác phẩm của trẻ dễ bị phân tán, quấy rầy làm ảnh hưởng đến mặt xúc cảm thẩm mĩ. Nó lại là yếu tố quan trọng trong việc tiếp nhận tác phẩm văn chương. Do

đó, giáo viên trong q trình đọc, kể tác phẩm cho trẻ nghe cần có sự quan sát tinh tế, cần hướng trẻ vào hoạt động của cơ. Bên cạnh đó, nhờ vào sự tương tác giữa các trẻ trong nhóm, lớp, giáo viên cần làm cho sự tiếp nhận có khơng khí thi đua, kích thích ham muốn nhận biết của trẻ. Ngồi ra, cũng cần lưu ý về việc tiếp nhận văn học của trẻ cũng mới chỉ ở mức độ “làm quen”. Ấn tượng của trẻ về tác phẩm còn phụ thuộc rất nhiều vào sự khôn lớn, kinh nghiệm và q trình tâm lí của trẻ.

Việc tiếp nhận văn học của trẻ chịu sự tác động của giáo dục, phụ thuộc vào sự khôn lớn và kinh nghiệm sống của trẻ. Vì vậy, giáo viên cần phải chú ý đến mối

quan hệ giữa tác phẩm và đối tượng tiếp nhận là trẻ. Các hình tượng có trong truyện kể cần phải gần gũi, có mối liên hệ giữa thế giới hiện thực và cuộc sống xung quanh trẻ để từ đó văn học có thể góp phần mở rộng nâng cao nhận thức, nảy sinh các xúc cảm thẩm mĩ ở trẻ. Sự lớn khôn và kinh nghiệm sống của các lứa tuổi khác nhau thể hiện rõ rệt trong quá trình trẻ tiếp nhận văn học chẳng hạn như:

Đối vơi trẻ nhà trẻ, do vốn kinh nghiệm còn hạn chế trẻ chưa phân biệt được hiện thực và hiện thực phản ánh trong tác phẩm. Trẻ thích thú với những câu chuyện kể về các nhân vật có nhiều hành động như chạy, nhảy…trẻ chưa xác định được thời gian ở quá khứ và tương lai. Đồng thời, do ngơn ngữ cịn hạn chế, trẻ chưa có khả năng kể lại câu chuyện đã được nghe.

Đối với trẻ 3 – 4 tuổi khi nghe kể chuyện trẻ đã biết đặt mình vào vị trí của nhân vật chính diện, dễ dàng nắm bắt và nhận biết các mối quan hệ không gian, thời gian… Tuy nhiên, khả năng của trẻ còn giới hạn, trẻ chưa hiểu nghĩa của các từ trừu tượng, chưa có khả năng nhớ và tự kể lại câu chuyện đã được nghe một cách trọn vẹn.

Đối với trẻ 4 – 6 tuổi, trẻ đã biết nắm bắt được trình tự diễn biến của truyện, nắm bắt được các sự kiện, tình tiết quan trọng, có khả năng nắm bắt được tính cách, mối quan hệ qua lại giữa các nhân vật. Đặc biệt, giai đoạn 5 – 6 tuổi trẻ đã có khả năng phân biệt các thể loại văn học, phân biệt các sự kiện có thực và các tình tiết được hư cấu trong tác phẩm. Khi kể lại truyện trẻ thường rút gọn lời kể, thường biến đổi ngơn ngữ truyện bằng từ ngữ của mình. Trẻ truyền đạt lại nội dung truyện kể biểu cảm chặt chẽ không cần câu hỏi gợi ý của giáo viên, trình bày lời thoại có biến đổi ngữ điệu tương ứng với tình cảm của các nhân vật, sử dụng các phương tiện biểu cảm.

Tiếp nhận văn học của trẻ mang đậm màu sắc xúc cảm tình cảm. Đó là đặc

điểm thứ hai cần nói tới về việc tiếp nhận TPVH ở trẻ. Bởi lẽ, trẻ em rất giàu xúc cảm và tình cảm, đặc biệt là trẻ MG. Nó chính là sự phản ứng tự nhiên ở tình cảm của các em, biểu thị một trạng thái cảm xúc dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngồi.

Các nhân vật có trong những câu truyện kể được các em rất u thích chính vì cách nói rất đáng u và ngộ nghĩnh, rất phù hợp với tâm lí của các em. Đồng thời các em được bộc lộ tình cảm, sự cảm thơng muốn được chia sẻ…cùng với nhân vật. Những tình cảm của trẻ khi được tiếp xúc với TPVH đã biến trẻ từ một thính giả thụ động trở thành một người tham gia tích cực. Trẻ tỏ thái độ thương cảm, xót xa đối với những nhân vật có cuộc đời bất hạnh, đầy bất công và tỏ ra căm giận những nhân vật độc ác. Ngồi ra, tình cảm của trẻ khơng chỉ thể hiện với các nhân vật trong truyện mà còn đối với cả thế giới cỏ cây hoa lá, các con vật, đồ vật xung quanh...Các em ln gắn cho chúng những sắc thái tình cảm như con người. Những hình ảnh “nhân cách hóa” trong tác phẩm, những tình cảm giữa con người với thiên nhiên đã gợi ra những tình cảm sâu xa trong lịng các em:

Ơng mặt trời óng ánh Tỏa nắng hai mẹ con Bóng con và bóng mẹ Dắt nhau đi trên đường

Em nhíu mắt nhìn ơng Ơng nhíu mắt nhìn em Ơng ở trên trời nhé Cháu ở dưới này thơi…

(Ơng mặt trời – Ngơ Thị Bích Hiền)

Đây chính là mối đồng cảm sâu sắc giữa trẻ và tác phẩm, là cơ sở để trẻ có thể tiếp nhận văn học một cách ấn tượng nhất.

Đặc điểm tiếp nhận ngây thơ và giàu trí tưởng tượng cũng là một trong những đặc điểm cần chú ý khi trẻ tiếp xúc với văn học.

Trẻ em ln khám phá thế giới xung quanh mình và thỏa mãn nhu cầu nhận thức bằng trí tưởng tượng. Tưởng tượng giúp các em có thể xâu chuỗi các sự vật, hiện tượng

một cách riêng lẻ thành một thể thống nhất. Bên cạnh đó tưởng tượng được các em vận dụng trong tiếp nhận văn học để đi sâu, mở rộng và thanh lọc đời sống của mình và nhận ra cái mới trong các quan hệ tưởng chừng như khó gắn bó với nhau. Qua đó làm nảy sinh sự sáng tạo khi tiếp xúc với văn học. Khác với người lớn là việc hiểu tác phẩm bằng kinh nghiệm và sự suy ngẫm về cuộc đời thì đối với trẻ tiếp nhận chủ yếu bằng trí tưởng tượng đầy ngây thơ và phi lí. Có thể nói để sống và thụ cảm được TPVH tưởng tượng là một năng lực không thể thiếu đối với các em. Tiếp xúc với văn học các em mong muốn hiểu tường tận của mọi vấn đề nhưng chấp nhận theo sự giải thích khơng theo khoa học. Các em chưa địi hỏi sự lí lẽ mà địi hỏi sự hợp lí tình cảm trong khn khổ của bản thân. Điều đó phần nào phản ánh sự ngây thơ của trẻ trong việc lĩnh hội thế giới và văn học.

Tóm lại, sự tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ mang những đặc điểm đặc trưng khác biệt so với người lớn. Do đó, để mang lại hiệu quả cao trong việc lĩnh hội văn học ở trẻ các nhà sư phạm cần chú ý đến những đặc điểm tiếp nhận trên đồng thời cần chú ý đến đặc điểm tâm lí riêng cho từng lứa tuổi.

b. Đặc điểm tâm lí của trẻ 5 – 6 tuổi và việc tiếp nhận TPVH Đặc điểm phát triển nhận cảm

Hoạt động nhận cảm là hoạt động nhận thức ở cấp độ thấp, đó là sự phản ánh những thuộc tính bên ngồi của sự vật, hiện tượng. Với lứa tuổi mẫu giáo hoạt động nhận cảm của trẻ tiếp tục được hồn thiện mau chóng. Trẻ MG đã có khả năng lĩnh hội được chuẩn nhận cảm, đó là khả năng nghe và nhận cảm các thuộc tính về âm thanh. Dưới sự tác động ngôn ngữ của người xung quanh tai trẻ tinh hơn, phân được các dấu trong tiếng nói, sắc thái của âm trong lời nói. Trẻ nhận biết chuẩn về độ cao của âm thanh và nhịp điệu, phân biệt các âm thanh ngôn ngữ… qua giờ học hát, múa, đọc thơ, kể chuyện (Mai Thị Nguyệt Nga, 2007). Việc lĩnh hội các chuẩn nhờ đó trẻ phân biệt và đánh giá được tốt – xấu, vui – buồn, hạnh phúc - đau khổ… của các nhân vật có trong tác phẩm. Đặc biệt qua hoạt động kể chuyện trẻ có khả năng cảm nhận được tính cách, tâm trạng của nhân vật qua việc nghe ngữ điệu, giọng nói của cơ giáo thể hiện khi đọc, kể thơ, truyện.

theo định hướng của người lớn. Trẻ mẫu giáo dần dần tạp được cách xem xét sự vật hiện tượng xung quanh một cách tỉ mỉ, có kế hoạch, nhờ vậy hình ảnh tri giác thực tại xung quanh nảy sinh trong đầu trẻ dần dần có nội dung phong phú và chính xác hơn. Chẳng hạn như trong hoạt động trẻ kể chuyện sáng tạo, giáo viên hướng dẫn trẻ xem tranh và giải thích về tranh thì đầu tiên trẻ tri giác tổng thể bức tranh, xem xét tỉ mỉ các chi tiết của bức tranh, chú ý điểm nổi bật của nó và từ đó trẻ có khả năng kể về những tình huống quen thuộc được thể hiện qua tranh vẽ và giải thích một cách đúng đắn về bức tranh theo nội dung chủ đề. Ngoài ra, khi tri giác tác phẩm trẻ đã tri giác được nội dung, hiểu được nội dung của tác phẩm. Trẻ thường đặt mình vào vị trí hồn cảnh của nhân vật tuy nhiên không phải lúc nào cũng đồng ý với cách giải quyết của nhân vật mà tự đưa ra cách giải quyết của chính mình (Ngơ Thị Thái Sơn, 2006).

Đặc điểm phát triển tư duy

Tư duy là một trong những đặc điểm tâm lí quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự cảm thụ văn học của trẻ.

Ở trẻ mẫu giáo lớn, tư duy trực quan – hình tượng phát triển mạnh mẽ, đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngồi vào bình diện bên trong theo cơ chế nhập tâm. Nó là điều kiện thuận lợi để trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuật được xây dụng nên trong các tác phẩm văn học do các văn nghệ sĩ xây dựng nên bằng những hình tượng đẹp (Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, 2004). Quá trình tư duy của trẻ dựa vào những hình ảnh của sự vật và hiện tượng đã có trong đầu. Chính vì vậy trẻ dễ dàng hình dung ra nội dung câu chuyện bên trong não theo lời kể của cơ giáo. Bên cạnh đó, nhờ kiểu tư duy bình diện bên trong này trẻ có khả năng bắt đầu tự kể lại các câu chuyện một cách dễ dàng nhờ vào các biểu tượng có sẵn trong đầu.

Bên cạnh việc phát triển tư duy trực quan hình tượng, cuối tuổi mẫu giáo lớn đã phát triển tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của tư duy logic. Đây là kiểu tư duy giúp cho trẻ có khả năng phản ánh những mối quan hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ. Kiểu tư duy này giúp trẻ hiểu được bản chất, ý nghĩa thật sự của câu chuyện, giảm đáng kể tính chủ quan xuất hiện ở giai đoạn mẫu giáo bé. Ở lứa tuổi này trẻ có khả năng hiểu một cách dễ

dàng nội dung các câu truyện kể, nắm bắt được trình tự diễn biến của truyện, nắm bắt được các sự kiện.

Tư duy trực quan sơ đồ phát triển dần dần sẽ làm xuất hiện một kiểu tư duy mới ở trẻ đó là tư duy trừu tượng. Yếu tố này khiến cho hoạt động kể chuyện của trẻ diễn ra một cách thành thục, sinh động hơn. Nhưng đồng thời cũng chính nhờ hoạt động kể chuyện mà ngơn ngữ cũng như hệ thống biểu tượng của trẻ dần trở nên đa dạng, phong phú hơn, điều này thúc đẩy trẻ vươn lên một bước ngoặt tư duy mới, đó là tư duy trừu tượng (Huỳnh Văn Sơn, Phan Tú Anh, Mai Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Ngọc Nuôi, Đào Lê Hịa An, 2012).

Đặc điểm phát triển trí nhớ, tưởng tượng

Ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi thì trí nhớ có chủ định phát triển, khối lượng biểu tượng lưu giữ tăng, điều này khiến cho trẻ dễ dàng nhớ và kể lại nội dung câu chuyện được nghe một cách chính xác hơn. Khối lượng, độ chính xác, độ bền vững của việc nhớ lại có chủ định phụ thuộc vào động cơ thúc đẩy trẻ nhớ lại. Do đó những truyện kể gần gũi với đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ, truyện chứa đựng các yếu tố kì ảo như sự xuất hiện của nhân vật ông bụt, bà tiên, các vị thần… làm cho trẻ thích thú và dễ dàng nhớ lâu hơn. Đặc biệt, để ghi nhớ các câu truyện kể, trẻ biết sử dụng các thủ thuật ghi nhớ: nhắc lại các từ theo người lớn, xác định mối quan hệ giữa chúng. Bên cạnh đó, những sự kiện trong truyện được thuật lại bởi giọng kể của cô giáo một cách truyền cảm và sinh động thì càng làm cho trẻ chú ý và nhớ lâu hơn những mô tả khô khan về sự kiện ấy. Qua đó thấy được rằng khả năng nhớ các bài thơ, truyện kể thì âm điệu, vần điệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ.

Nét nổi bật trong tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non là sự phong phú về trí tưởng tượng. Trẻ tưởng tượng để khám phá xung quanh và thỏa mãn nhu câu của bản thân. Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn tưởng tượng tái tạo có chủ định và tích cực hơn. Khi nghe kể chuyện các từ nghe được bắt đầu gợi ở trẻ những hình ảnh mà khơng cần có tranh minh họa. Tuy nhiên, trẻ vẫn gặp khó khăn trong việc hiểu tư tưởng nội dung bên trong của tác phẩm. Do đó, tranh minh họa diễn tả hành động, các mối quan hệ qua lại giữa các nhân vật qua đó bộc lộ tính cách, đặc điểm bên trong nhân vật là rất quan trọng.

cái gây cho trẻ xúc động mạnh, có sức cuốn hút làm cho trẻ ngạc nhiên thì làm cho trẻ xuất hiện hình ảnh tưởng tượng. Đó là thế giới thần tiên của truyện cổ tích với những phép biến hóa thần thơng, những nàng cơng chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử dũng cảm… tất cả đều là những đặc trưng làm cho trẻ rất yêu thích truyện cổ tích. Như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học (Trang 34 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)