Nhận thức của giáoviên và CBQL về phương pháp kể diễn cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học (Trang 68 - 72)

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng và phân tích đánh giá

2.2.3. Nhận thức của giáoviên và CBQL về phương pháp kể diễn cảm

Bảng 2.2. Cơ cấu trình độ và thâm niên cơng tác của CBQL và GVMN

Đối tượng

Số lượng

Trình độ đào tạo Thâm niên công tác Trung cấp Cao đẳng Đại học Dưới 5 năm 5 đến 10 năm Trên 10 năm CBQL SL 0 0 8 0 1 7 TL 0 0 100% 0 12.5% 87.5% GV SL 13 21 46 26 29 25 TL 16.3% 26.2% 57.5% 32.5% 36.3% 31.2% Khảo sát nhận thức của giáo viên về phương pháp kể diễn cảm, người nghiên cứu thu được kết quả như sau:

Ở câu hỏi số 3 trong phiếu khảo sát về sự hiểu biết của GVMN về phương pháp kể diễn cảm thì có 67 phiếu chọn đáp án “Biết và thường xuyên sử dụng” chiếm 85.9% ; 11 phiếu chọn đáp án “ Biết nhưng ít sử dụng” và 0 % lựa chọn ở các đáp án “chưa

từng biết” và “ biết nhưng không sử dụng”. Đây là một dấu hiệu cho thấy các GVMN

đều biết về phương pháp kể diễn cảm là rất cao, khơng có giáo viên nào khơng biết về phương pháp kể diễn cảm khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH.

Ở câu hỏi số 4 khi khảo sát và đánh giá về mức độ hiểu biết của GVMN về phương pháp kể diễn cảm thì 100% số phiếu đều lựa chọn đáp án “Phương pháp kể

diễn cảm là phương pháp người giáo viên sử dụng mọi sắc thái của giọng kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để truyền đạt những tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và giúp người nghe tái tạo lại bằng hình ảnh những cái đã nghe được,

gợi lên những tình cảm, cảm xúc nhất định.”

Từ các số liệu thu được qua câu 3 và câu 4 người nghiên cứu nhận định rằng tất cả các giáo viên đều biết đến phương pháp kể diễn cảm. Điều đó cũng thể hiện được trình độ chun mơn các giáo viên hiện nay đều đã được đào tạo qua các cơ sở giáo dục từ trình độ trung cấp đến đại học. Họ đều đã được trang bị các kiến thức cơ bản nhất về các phương pháp cho trẻ làm quen với văn học ở trường MN nói chung và phương pháp kể diễn cảm nói riêng.

Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết của GVMN về vai trò của phương pháp kể diễn cảm

STT Mức độ vai trò Số lượng Tỉ lệ

1 Rất quan trọng 46 58,97%

2 Khá quan trọng 25 32.06%

3 Quan trọng 7 8.97%

4 Không quan trọng 0 0%

Qua kết quả khảo sát ở câu số 6 thu về biểu thị qua bảng 2.3 có thể đánh giá nhận định của giáo viên về vai trò quan trọng của phương pháp kể diễn cảm của giáo viên khi hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với TPVH. Khơng có giáo viên nào cho rằng việc sử dụng phương pháp kể diễn cảm là không quan trọng và 58.97% giáo viên đều khẳng định là rất quan trọng. Đồng thời khảo sát ở Câu số 6 về tác dụng của phương pháp kể diễn cảm thì 69 phiếu GVMN chọn đáp án đúng, chiếm 88.46%. Đây là một tỉ lệ khá cao cho thấy đa số GVMN đều biết và hiểu tác dụng của phương pháp kể diễn cảm trong tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH.

Kết hợp với phỏng vấn CBQL về sự mức độ quan trọng của phương pháp kể diễn cảm thì 100% CBQL đều cho rằng đây là phương pháp rất quan trọng khi cho trẻ làm quen với thể loại truyện. CBQL trường MN Q.T cho biết “Đây thật sự là phương

pháp rất là quan trọng. Nếu giáo viên kể chuyện khơng diễn cảm thì sẽ rất khó lơi cuốn trẻ đến với câu chuyện của mình. Bên cạnh đó, cơ kể diễn cảm thì trẻ mới có thể bắt chước kể diễn cảm theo”. CBQL trường MN QV cho biết “phương pháp kể diễn cảm thì rất quan trọng đối với hoạt động cho trẻ làm quen với truyện. Giáo viên có kể hay, diễn cảm thì mới làm sống động được câu chuyện, có như thế thì trẻ mới thích và chú

ý lắng nghe.” Cô P.T.T.H là CBQL trường MN LĐ cũng nhận định rằng “kể diễn cảm là kỹ năng rất cần thiết đối với GVMN. Trẻ thì rất thích nghe kể chuyệndo đó cơ giáo cần là người kể hay, kể thật sinh động để cho trẻ chú ý lắng nghe. Qua đó truyện kể giúp trẻ hiểu biết về cuộc sống xung quanh và hình thành đạo đức thẩm mỹ cho trẻ”

Điều đó đều cho thấy CBQL và GVMN đều nhận thức được vai trò quan trọng của phương pháp kể diễn cảm khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với truyện.

Tuy nhiên, khi được phỏng vấn thì các GV và CBQL đều cho rằng để sử dụng tốt phương pháp này còn phụ thuộc rất nhiều vào năng khiếu và sự cố gắng luyện tập của bản thân các giáo viên.

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ hiểu biết của GV về các thủ thuật kể diễn cảm

Nội dung các thủ thuật Mức độ hiểu

Tốt Khá TB Yếu kém

Biết xác định giọng điệu cơ bản theo từng TPVH

53 16 9 0 0

67.95% 20,51% 11.54% 0% 0% Biết cách ngừng nghỉ giọng khi kể tác

phẩm một cách có nghệ thuật.

25 40 13 0 0

32.05% 51.28% 16.67% 0% 0% Biết sử dụng các sắc thái khác nhau

của nhịp điệu

21 42 13 2 0

26.92% 53.85% 16.67% 2.56% 0% Biết điều chỉnh cường độ giọng của

mình tùy thuộc vào hồn cảnh phát triển các tình tiết, sự việc, khơng gian,

thời gian.

27 35 15 1 0

34.62% 44.87% 19.23% 1.28% 0% Biết lựa chọn tư thế phù hợp khi kể

TPVH cho trẻ nghe.

75 3 0 0 0

96.15% 3.85% 0% 0% 0%

Biết thể hiện cảm xúc của bản thân về tác phẩm văn học thông qua nét mặt,

cử chỉ

31 25 17 5 0

39.74% 32.05% 21.79% 6.41% 0% Dựa trên kết quả khảo sát ở câu hỏi số 7 về mức độ hiểu biết của GV về các thủ thuật kể diễn cảm thì nhìn vào bảng 2.3 nhận thấy phần lớn các giáo viên đều cho rằng họ đều có mức độ hiểu biết tốt về các thủ thuật kể diễn cảm như xác định giọng điệu cơ bản khi trình bày tác phẩm (chiếm 67.95%) hay như biết lựa chọn tư thế kể phù hợp

khi kể cho trẻ nghe (chiếm 96.15%). Số liệu cho thấy GV hiểu biết về giọng điệu cơ bản và tư thế khi kể là rõ nhất, các thủ thuật như ngừng giọng, nhịp điệu, cường độ thì ở mức độ khá là nhiều, tỉ lệ từ 44.87% đến 53.85 %. Nhìn chung, tỉ lệ phản ánh được mức độ hiểu biết của giáo viên về các thủ thuật là rất cao mặc dù bên cạnh đó thủ thuật cách xác định nét mặt kết hợp với cử chỉ điệu bộ còn một số giáo viên chưa nắm rõ chiếm 21.79% ở mức độ TB và 6.41% mức độ yếu. Đây là một con số chưa phải là cao nhưng cũng thể hiện được một phần GV còn chưa thật sự hiểu hết về toàn bộ các thủ thuật khi kể để giúp cho việc kể được tốt hơn. Kiểm chứng độ tin cậy của số liệu thu được người nghiên cứu phân tích câu trả lời của câu hỏi số 9 trong phiếu khảo sát. Đây là dạng câu hỏi điền khuyết, yêu cầu GV cho biết về một số lưu ý khi kể riêng từng thể loại truyện kể như truyện cổ dân gian và truyện hiện đại. Như đã trình bày ở Chương I về cơ sở lí luận, việc kể diễn cảm tác phẩm truyện còn phụ thuộc rất nhiều vào thể loại khác nhau. Truyện cổ dân gian khi kể cần chú ý vào sắc điệu thần bí, ngữ điệu hội thoại sinh động, tính chuẩn xác của ngơn ngữ dân gian…cịn với truyện kể hiện đại người kể cần làm nổi bật về giọng điệu, diễn biến tâm lí của từng nhân vật trong truyện và cần lưu ý một số truyện ngắn thường dùng để đọc cho trẻ nghe hơn là việc kể cho trẻ nghe. Tuy nhiên, qua phiếu khảo sát ý kiến thì có 71 phiếu bỏ trống không điền thông tin của câu trả lời chiếm 91.03% , có 7 phiếu trả lời chưa đầy đủ. Từ đó, người nghiên cứu nhận thấy rằng tuy tỉ lệ phần trăm ở câu hỏi số 8 về mức độ hiểu biết về các thủ thuật kể diễn cảm được GV đánh giá rất cao. Họ cho rằng họ có mức hiểu biết khá tốt về các thủ thuật này nhưng khi được hỏi cụ thể về từng thể loại GV lại không trả lời, cho thấy có sự lúng túng về mức độ hiểu sâu về phương pháp kể diễn cảm theo từng thể loại.

Qua các câu hỏi từ câu số 3 đến câu hỏi số 8 trong phiếu khảo sát ý kiến nhìn chung các GV đã biết và hiểu về phương pháp kể diễn cảm ở mức độ khá. GV ở 2 trường MN QV và MN TP khi được phỏng vấn sâu về cách kể diễn cảm các thể loại truyện kể thì cơ T.T.T.T mầm non Q.T cho rằng “thơng thường tôi thường chỉ chú

trọng vào cách diễn tả giọng điệu nhân vật, cách nâng giọng, hạ giọng và kết hợp với cử chỉ để trẻ dễ hình dung tính cách, hành động của nhân vật chứ cũng ít khi quan tâm tới thể loại này kể như thế nào, thể loại kia kể ra sao”;Cô N.T.H.Y trường MN

TP“việc xác định thể loại tác phẩm cũng khá quan trọng. Bởi vì giáo viên cần cho trẻ

biết truyện mình kể ở thể loại nào. Cổ tích hay thần thoại… đồng thời việc xác định như thế giúp giáo viên biết lựa chọn cách kể sao cho thật hay và sinh động”. Qua câu

trả lời của GV cũng như thông qua phiếu điều tra, chúng tôi nhận thấy việc hiểu về phương pháp kể diễn cảm đối với từng thể loại tự sự của GV còn đang hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)