2.2. Kết quả khảo sát thực trạng và phân tích đánh giá
2.2.5. Biểu hiện tiếp nhận của trẻ
Trong hoạt động hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với TPVH thì việc sử dụng phương pháp kể diễn cảm của GV liên quan mật thiết đến biểu hiện tiếp nhận TPVH của trẻ. Trẻ khơng thể tự mình đọc tác phẩm để mà tự mình cảm thụ theo cách hiểu của trẻ. Hoạt động cảm thụ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào GV- là cầu nối trung gian giữa trẻ và tác phẩm. GV kể chuyện càng hay và hấp dẫn bao nhiêu thì trẻ sẽ hứng thú bấy nhiêu. Trẻ sẽ dễ dàng hình dung ra tác phẩm, hiểu được tác phẩm qua cách kể truyền cảm của cô, đồng thời qua cách kể của cô trẻ sẽ học được cách nói biểu cảm…Việc đánh giá biểu hiện khả năng tiếp nhận của trẻ, người nghiên cứu dựa trên bộ công cụ theo dõi và đánh giá sự phát triển trẻ em 5 tuổi. (Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Thị Quốc Minh, Huỳnh Văn Sơn, Bùi Thị Việt, Võ Thị Tường Vy, Cao Văn Thống, 2016). Bao gồm các chuẩn và chỉ số sau đây:
- Chuẩn 14: Trẻ nghe hiểu lời nói
Chỉ số 61: Phân biệt được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui buồn, tức giận,
ngạc nhiên sợ hãi
Chỉ số 64. Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa
Minh chứng:
Đạt Chưa đạt
Lắng nghe và nhận ra được ít nhất các cảm xúc: vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi qua ngữ điệu lời nói của người khác
Khơng lắng nghe, không nhận ra được ít nhất các cảm xúc : vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi qua ngữ điệu lời nói của người khác
Thể hiện được cảm xúc qua lời nói của trẻ Không thể hiện được cảm xúc qua lời nói của trẻ
- Chuẩn 15: Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp
Chỉ số 65: Nói rõ ràng
Minh chứng:
Đạt Chưa đạt
Trả lời câu hỏi rõ ràng, khơng nói ngọng, nói lắp, nói câu đầy đủ ý người khác hiểu được
nói ngọng, nói lắp làm cho người khác không hiểu được
Phát biểu một cách rõ ràng, mạch lạc nhu cầu, suy nghĩ của bản thân
Nói khơng rõ ràng, không mạch lạc làm cho người khác không hiểu nhu cầu, suy nghĩ của bản thân
Chỉ số 71: Kể lại được nội dung truyện đã nghe theo một trình tự nhất định Minh chứng
Đạt Chưa đạt
Thường xuyên tự kể được nội dung câu chuyện đã được nghe một cách rõ ràng, theo trình tự nhất định
Khơng nhớ được cốt truyện đã nghe để kể lại
Kể lại khơng rõ ràng, khơng theo trình tự nhất định
Trả lời các câu hỏi của GV về nội dung câu chuyện theo trình tự
Trả lời đúng các câu hỏi của GV về nội dung câu chuyện theo trình tự
Chuẩn 16: Trẻ thực hiện được một số quy tắc thông thường trong giao tiếp + Chỉ số: 74 Chăm chú nghe người khác nói và đáp lại bằng cử chỉ, ánh mắt phù hợp
Chuẩn 28: Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo
+ Chỉ số 117: Đặt tên mới cho đồ vât, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát
Minh chứng
Đạt Chưa đạt
Đặt được tên mới cho câu chuyện, đặt lời mới theo sở thích tự do của trẻ
Khơng đặt được tên mới theo sở thích của mình
Đặt được tên mới cho câu chuyện, đặt lời mới thể hiện rõ ràng , chính xác ý kiến, ý tưởng của mình
Khơng đặt được tên mới cho câu chuyện thể hiện rõ ràng , chính xác ý kiến, ý tưởng của mình
Căn cứ vào chương trình Giáo dục Mầm non và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5- 6 tuổi chúng tơi xấy dựng các tiêu chí đánh giá (Phụ lục 8) để từ đó làm căn cứ để quan sát và đánh giá biểu hiện tiếp nhận tác phẩm văn học ở trẻ
Đánh giá của GV về biểu hiện tiếp nhận của trẻ được thể hiện qua bảng 2.8 sau đây:
Biểu đồ 2.4. Đánh giá của GV về biểu hiện tiếp nhận văn học của trẻ 5 – 6 tuổi
Dựa vào biểu đồ 2.4 nhận thấy ở tiêu chí 1 và tiêu chí 2 chiếm tỉ lệ cao nhất về biểu hiện tiếp nhận văn học của trẻ 5 tuổi tại các lớp GV phụ trách, các cô cho rằng trẻ đều đạt được các chỉ số 61 và 64 theo bộ chuẩn ban hành. Tiêu chí 3 với “bắt chước
và thể hiện các cử chỉ điệu bộ, nét mặt khi kể chuyện, đóng kịch” có 62.8% GV cho
rằng trẻ của họ đã đạt được tiêu chí nêu trên, chỉ có 37.2% là chưa đạt. Qua hoạt động dự giờ quan sát người nghiên cứu nhận thấy đối với chỉ số chỉ số 64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ thì ở chỉ số này qua quan sát và phỏng vấn trẻ đều trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung của câu chuyện. Trẻ nghe hiểu lời nói, thì đa số trẻ đều biết lắng nghe và hiểu lời nói của GV. Tuy nhiên, qua quan sát hoạt động đóng kịch thì phần lớn trẻ chỉ nhớ lời thoại của nhân vật chứ chưa có khả năng thể hiện được cảm xúc qua ngữ điệu lời nói của các nhân vật trong truyện. Đặc biệt là trong quá trình GV giúp trẻ hiểu tác phẩm, thì một số GV như cô L.T.C. và T.T.T.T cũng chưa xây dựng được các câu hỏi giúp trẻ nhận biết được giọng điệu của nhân vật mà chỉ hỏi trẻ về nhân vật nói gì? Nhân vật làm gì…? Đồng thời GV sử dụng các thủ thuật còn hạn chế dẫn đến khi trẻ đóng kịch, trẻ cũng chỉ nhớ lời đối thoại của nhân vật mà chưa thể hiện được cảm xúc qua ngữ điệu lời nói và nét mặt. 0 20 40 60 80 100 120
tiêu chí 1 tiêu chí 2 tiêu chí 3 tiêu chí 4 tiêu chí 5
Đạt Chưa đạt
Ở chuẩn 15, chỉ số 65 về việc nói rõ ràng thì đa số trẻ đều có khả năng trả lời các câu hỏi của GV một cách rõ ràng, mạch lạc. Chỉ một số trẻ như bé P.G.H ở lớp Lá 1 trường MN QT khi trả lời câu hỏi “Theo con, nhân vật dê Đen đã trả lời câu hỏi của
Sói như thế nào?” thì bé diễn đạt chưa được mạch lạc, nói cịn lặp lại từ nhiều lần.
Hay như bé N.Q.A lớp lá 1 trường MN T.P cũng diễn đạt chưa trôi chảy, chưa thể hiện được ý của mình khi cơ giáo hỏi về cảm nhận của bé về các nhân vật. Tuy nhiên, qua quan sát chỉ có một vài trẻ là khả năng nói của trẻ cịn chưa được rõ ràng nhưng đa số trẻ lớp Lá ở hai trường MN người nghiên cứu tìm hiểu thì đều đã đạt được về chỉ số này. Ở chỉ số 71 về khả năng kể lại câu truyện đã nghe theo một trình tự nhất định thì có sự khác biệt so kết quả thu được qua GV. Qua hoạt động quan sát dự giờ trực tiếp người nghiên cứu nhận thấy khả năng kể lại câu chuyện vừa nghe ở trẻ cịn rất yếu. Ví dụ như: trong hoạt động cho trẻ làm quen với truyện “Nàng tiên bóng đêm” khi GV cho trẻ kể lại truyện với các hình thức cá nhân thì trẻ N.H.M lớp Lá2 khơng thể tự mình kể câu chuyện mà cần phải sự trợ giúp của GV rất nhiều. Bên cạnh khả năng kể lại truyện còn hạn chế, trẻ cũng chưa thể hiện được cảm xúc qua lời nói. Dựa vào biểu đồ 2.4. thì ở tiêu chí 5 là tiêu chí mà GV đánh giá tỉ lệ trẻ chưa đạt được là rất cao chiếm 67.9%, tiêu chí này thuộc Chuẩn 28: Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo. Kết hợp với quan sát cũng cho thấy rằng, khả năng sáng tạo của trẻ cũng đang còn rất hạn chế. Chỉ có một vài trẻ đặt được tên mới cho câu chuyện như bé P.N.Q, bé L.T.D, bé P.T.H thuộc trường MN TP. Bên cạnh yếu tố do khả năng của trẻ thì người nghiên cứu nhận thấy GV cũng chưa chú trọng tới việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Trong giáo án trình bày thì khơng có GV nào đặt câu hỏi kích thích sự sáng tạo của trẻ về việc đặt tên mới hay là thay lời theo ý tưởng của trẻ.