Việc sử dụng phương pháp kể diễn cảm của giáoviên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học (Trang 72 - 90)

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng và phân tích đánh giá

2.2.4. Việc sử dụng phương pháp kể diễn cảm của giáoviên

Để tiến hành điều tra về việc sử dụng phương pháp kể diễn cảm của giáo viên hiện nay, người nghiên cứu sử dụng phương pháp:

Điều tra bằng bảng hỏi từ câu hỏi số 9 đến câu hỏi số 15 nhằm lấy thơng tin về tiến trình chuẩn bị trước khi sử dụng phương pháp kể diễn cảm; thời gian sử dụng phương pháp; mức độ luyện tập; mức độ sử dụng thường xuyên; mức độ hiệu quả; việc kết hợp với các phương pháp, phương tiện; các nguyên nhân ảnh hưởng khi sử dụng phương pháp này.

Phương pháp dự giờ quan sát: dự 12 giờ hoạt động học làm quen với TPVH ở 2 trường MN

Phương pháp phỏng vấn sâu: lấy thông tin giáo viên tự nhận xét đánh giá và rút kinh nghiệm sau giờ dạy.

Như đã trình bày ở chương I, để sử dụng tốt phương pháp kể diễn cảm, giáo viên cần phải có sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước khi tiến hành tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH. Việc chuẩn bị của cô giáo sẽ tránh những phút căng thẳng khơng cần thiết trên lớp, góp phần thắt chặt mối quan hệ giao cảm với các em. Đồng thời sẽ tạo cho cơ trạng thái tâm lí tự tin hơn khi trình bày tác phẩm.

Thực trạng về công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi sử dụng phương pháp kể diễn cảm

Ở câu hỏi số 9 trong phiếu khảo sát về công tác chuẩn bị của GV kết quả thu được như sau

Biểu đồ 2.1.Tiến trình chuẩn bị của GV khi sử dụng phương pháp kể diễn cảm

Từ biểu đồ trên, chúng tôi nhận thấy các giáo viên đều lựa chọn phương án 3 đó là “Lựa chọn tác phẩm phù hợp với độ tuổi, phân tích kĩ tác phẩm về thể loại, chủ đề,

nội dung của tác phẩm, các tình tiết, sự kiện... xác định giọng điệu, ngữ điệu và rèn luyện cách kể diễn cảm tác phẩm trước khi giảng dạy” là phương án được lựa chọn

nhiều nhất, chiếm 42%. Bên cạnh đó phương án 2 “Lựa chọn tác phẩm cho phù hợp

với chủ đề, lứa tuổi, học thuộc tác phẩm, xác định nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và tập kể diễn cảm với đồ dùng trực quan.” chiếm tỉ lệ 35%. Cho thấy rằng việc lựa

chọn phương án 2 cịn cở mức tương đối cao. Điều đó nhận định được cơng tác chuẩn bị về việc sử dụng phương pháp kể diễn cảm của giáo viên mới đang chỉ dừng lại ở cách lựa chọn tác phẩm phù hợp với chủ đề, lứa tuổi, học thuộc tác phẩm và rèn cách kể với phương tiện trực quan chứ chưa đi sâu phân tích kĩ tác phẩm thuộc thể loại nào, cần rèn luyện cách kể ra sao. Từ đây cho thấy cơng tác chuẩn bị của giáo viên đang cịn nhiều mặt hạn chế, giáo viên chưa thật sự chú tâm vào việc chuẩn bị trước khi sử dụng phương pháp kể diễn cảm. Trao đổi với giáo viên L.T.C, cô cho hay “việc chuẩn

bị trước khi giảng dạy rất quan trọng, em thường học thuộc tác phẩm và tập kể thật trôi chảy với đồ dùng trực quan đi kèm. Thơng thường nếu tiết dạy bình thường thì e cũng chỉ kể theo cách của em. Đối với các tiết hội giảng, thì em thường luyện tập trước và kể cho chị hiệu phó chun mơn nghe. Đồng thời chị hướng dẫn cách kể lên giọng và xuống giọng ở chỗ nào…”

19% 35% 42% 4% lựa chọn 1 lựa chọn 2 lựa chọn 3 lựa chọn 4

Cô P.T.B trường MN Q.T cho rằng “chuẩn bị trước khi sử dụng phương pháp là

quan trọng nếu khơng chuẩn bị kĩ lưỡng thì khi giảng dạy sẽ dễ bị quên truyện. Tôi thường tiến hành tập học thuộc tác phẩm, tập kể nhiều lần và xác định nội dung của tác phẩm. Đó là đối với tiết học bình thường trong tuần, cịn đối với những tiết có hội giảng, dự giờ tơi chuẩn bị kĩ hơn về đồ dùng trực quan đi kèm và tập kể các giọng nhân vật cho phù hợp.”

Qua trao đổi với hai giáo viên thuộc 2 trường MN khác nhau, chúng tôi nhận thấy rằng công tác chuẩn bị của giáo viên đã được các giáo viên đánh giá là rất cần thiết và quan trọng trước khi tiến hành giảng dạy. Thống kê ở bảng khảo sát cho thấy tỉ lệ giáo viên lựa chọn đáp án đúng là cao. Tuy nhiên, phương án gần đúng cũng được các giáo viên lựa chọn nhiều. Đồng thời, khi phỏng vấn sâu chúng tôi nhận định, việc lựa chọn phương án đúng trong phiếu khảo sát chỉ là mức độ tương đối, thật ra các giáo viên có sự phân biệt rõ rệt: Đối với hoạt động giảng dạy bình thường khơng có người dự giờ thì thường tiến hành chuẩn bị qua loa hơn, chủ yếu là học thuộc và kể cho trẻ nghe. Khi được dự giờ thì cơng tác chuẩn bị có chu đáo hơn, chuẩn bị kĩ lưỡng hơn, có sự tham gia cố vấn của hiệu phó chun mơn trước khi kể. Qua đây cũng nhận thấy GV chưa có ý thức cao trong việc chuẩn bị, luyện tập trước khi giảng dạy. Mọi công tác giảng dạy đang chỉ ở mức qua loa, đối phó, chưa có sự đầu tư vào những tiết dạy thơng thường hằng ngày.

Tóm lại, cơng tác chuẩn bị hiện nay của giáo viên là một trong những hạn chế mà họ đang còn mắc phải.

Thực trạng về mức độ sử dụng phương pháp kể diễn cảm của giáo viên Bảng 2.5 Mức độ sử dụng phương pháp kể diễn cảm của giáo viên

Sử dụng Phương pháp kể diễn cảm Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hồn tồn khơng SL TL SL TL SL TL

Lúc có dự giờ thanh tra chuyên môn 28 35.9% 41 52.56% 9 11.54%

Những giờ thao giảng 19 24.36% 48 61.54% 11 14.10%

Tất cả các giờ làm quen TPVH 76 97,44 2 2.56% 0 0%

Bảng 2.5 cho thấy mức độ sử dụng “thường xuyên” phương pháp kể diễn cảm của giáo viên ở tất cả các hoạt động làm quen với TPVH là cao nhất, chiếm 97.44%, trong các hoạt động khác mức độ “thường xuyên” chiếm 0%, mức độ “thỉnh thoảng” chiếm tỉ lệ khá cao ở các hoạt động lúc có thanh tra dự giờ (52.56%) hay thao giảng (61.54%). Từ kết quả thu được nhận thấy giáo viên đã thường xuyên sử dụng trong tất cả các hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH. Đây là một tín hiệu cho thấy đây là một phương pháp quan trọng, không thể không sử dụng khi cho trẻ làm quen với văn học. Bởi lẽ trẻ MN khơng thể tự mình đọc tác phẩm. thế nên việc truyền thụ lại tác phẩm chủ yếu thơng qua con đường đó là cơ sẽ đọc, kể diễn cảm tác phẩm cho trẻ nghe. Tuy nhiên, bảng số liệu cũng thể hiện được một khía cạnh là các giáo viên rất ít khi sử dụng phương pháp kể diễn cảm lúc có thanh tra dự giờ, thao giảng. kết quả thu được đang chỉ ở mức “thỉnh thoảng” sử dụng. Để làm rõ số liệu này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn giáo viên phụ trách lớp. Cô L.T.C cho biết “những lúc có thanh tra hội giảng,

chúng em rất ít khi lên tiết kể chuyện nên mức độ sử dụng phương pháp vào những lúc này là ít hơn. Bởi lên tiết kể chuyện thường khó hơn lên tiết thơ, cũng như các tiết khác và cần chuẩn bị nhiều đồ dùng hơn.”; Giáo viên T.T.T.T cũng cho biết “em rất ít khi lựa chọn hoạt động làm quen với truyện để tham gia hội giảng vì nó khó, em thì bị tâm lí rất là hay quên truyện trong khi kể và nó rất mất nhiều thời gian chuẩn bị. Ngoại trừ trường hợp bốc thăm chủ đề thì phải lên tiết thơi (cười…).”

Qua trao đổi người nghiên cứu nhận thấy mức độ giáo viên đã sử dụng phương pháp này cịn chưa đồng đều. Ngun nhân được nhìn nhận ở đây là do giáo viên cho rằng họ thấy lên tiết kể chuyện cịn gặp khó khăn như mất thời gian chuẩn bị, chưa tự tin về giọng kể của mình, cịn vướng phải vấn đề tâm lí khi có người dự giờ nên rất hay lúng túng khi kể truyện. Đồng thời CBQL cho rằng “ giáo viên còn chưa sáng tạo trong các lần kể khác nhau”; “ năng khiếu một số giáo viên còn hạn chế” “ giáo viên chưa tự ý thức rèn luyện cách kể”. Các nguyên nhân trên dẫn đến việc giáo viên còn rất ngại tổ chức hoạt động làm quen với thể loại truyện. Từ những lí do trên, nếu một số biện pháp được đưa ra khả thi và hiệu quả thì sẽ khắc phục được tình trạng nêu trên.

Thực trạng về mức độ luyện tập của giáo viên khi sử dụng phương pháp kể diễn cảm

Biểu đồ 2.2. Mức độ luyện tập của giáo viên khi sử dụng phương pháp

Kết quả thu được qua câu hỏi số 12 trong phiếu khảo sát dành cho giáo viên. Dựa trên kết quả thu được nhận thấy rằng mức độ “ thỉnh thoảng” luyện tập chiếm tỉ lệ cao nhất (70%), mức độ “thường xuyên” chỉ ở mức 17% trong tổng số 4 phương án về mức độ luyện tập. Điều này cũng thể hiện được về việc giáo viên chưa dành nhiều dành thời gian để luyện tập kể diễn cảm. Mặc dù mức độ sử dụng thường xuyên trong các giờ làm quen với văn học ở câu hỏi số 11 chiếm tỉ lệ rất cao. Thể hiện được rằng mặc dù giáo viên thường hay sử dụng phương pháp kể diễn cảm và coi đây là phương pháp quan trọng trong tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với truyện. Tuy nhiên, các giáo viên cịn chưa chú tâm vào q trình luyện tập để nâng cao khả năng sử dụng phương pháp này, để việc sử dụng đạt hiệu quả cao hơn. Qua trao đổi với cô L.T.C. cô cho rằng “thời gian làm việc của chúng em là rất nhiều, một lớp trẻ thì q đơng cho nên

khơng có nhiều thời gian để luyện tập. tối về còn làm đồ dùng, đồ chơi, lo cho gia đình là hết ngày. Việc luyện tập thường xuyên là rất khó. Chỉ khi n có người dự giờ mới cố gắng dành thời gian luyện tập.”

Trao đổi với cô T.T.T.T, cô cho biết “bản thân cô cũng thỉnh thoảng mới luyện

tập về cách kể chuyện diễn cảm. Việc luyện tập chỉ thường tiến hành trước khi tổ chức hoạt động kể chuyện trên lớp, chứ bình thường cũng khơng dành thời gian riêng cho việc luyện tập này” khi được hỏi ngun nhân thì giáo viên cho rằng “cơng việc nhiều,

9%

70%

17% 4%

thường xun thỉnh thoảng

trẻ q đơng, khơng có thời gian để luyện tập”. Một giáo viên trường tư thục cho rằng “trường em cũng không thường xuyên tiến hành lên tiết kể chuyện nên luyện tập cũng

rất hiếm khi có. Ai khơng có năng khiếu thì có luyện tập đi chăng nữa cũng khó mà thay đổi được.”

Từ các ý kiến thu thập được nhận thấy rằng giáo viên thỉnh thoảng mới luyện tập cách kể chuyện diễn cảm, họ chưa thật sự chú trọng vào việc rèn luyện kĩ năng này. Các nguyên nhân chủ yếu như “công việc quá nhiều, trẻ quá đơng nên khơng có nhiều thời gian”, là nguyên nhân mà đa số giáo viên cho rằng họ ít có thời gian để luyện tập. Bên cạnh đó, nhận thấy họ cũng chưa nhận thức được rằng việc luyện tập thường xuyên sẽ cải thiện được yếu tố năng khiếu của bản thân. Mặc dù B.X.Naiđenốp cùng các tác giả đã từng cho rằng việc đọc, kể diễn cảm cũng giống như bất kì một loại hình nghệ nào, nếu như bỏ lâu khơng luyện tập thì sẽ mất dần đi những gì mình đang có. Điều đó cũng cho thấy rằng dù một cá nhân có năng khiếu, sở trường về việc kể diễn cảm nhưng nếu khơng luyện tập trong một thời gian dài thì cũng sẽ mất dần đi những khả năng vốn có. Do đó, yếu tố về năng khiếu của bản thân là yếu tố có thể khắc phục được nếu bản thân giáo viên cố gắng luyện tập, không giống như các yếu tố khách quan như về số lượng công việc cũng như số lượng trẻ quá đông như giáo viên đã đưa ra.

Thực trạng về mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả khi giáo viên sử dụng các thủ thuật kể diễn cảm

Bảng 2.6. Mức độ sử dụng các thủ thuật kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ làm quen với thể loại truyện

Stt Nội dung thủ thuật Mức độ sử dụng Khơng thường xun Ít thường xuyên Thường xuyên Rất thường xuyên SL TL SL TL SL TL SL TL

1 Giọng điệu cơ bản 0 0% 5 6.41% 26 33.33% 47 60.26%

2 Ngừng giọng 0 0% 0 0% 16 20.51% 62 79.49%

Stt Nội dung thủ thuật Mức độ sử dụng Khơng thường xun Ít thường xun Thường xuyên Rất thường xuyên SL TL SL TL SL TL SL TL 4 Cường độ 0 0% 0 0% 43 55.13% 35 44.87% 5 Tư thế 0 0% 0 0% 15 19.23% 63 80.77% 6 Nét mặt, cử chỉ 9 11.54 % 13 16.67 % 22 28.21 34 43.58%

Kết quả thu được qua việc thống kê câu trả lời câu hỏi số 12 trong khiếu khảo sát ý kiến dành cho giáo viên. Nhìn vào bảng 2.5 nhận thấy được rằng mức độ giáo viên sử dụng các thủ thuật kể diễn cảm là “ thường xuyên” và “rất thường xuyên” là rất cao. Đặc biệt là các thủ thuật như sử dụng “giọng điệu cơ bản”, “ngừng giọng”, “tư thế” là các thủ thuật giáo viên rất thường xuyên sử dụng chiếm tỉ tệ từ 60.26% đến 80.77%. Sự chênh lệnh giữa mức độ thường xuyên và rất thường xuyên là không đáng kể. So sánh kết quả giữa bảng 2.4 về mức độ hiểu biết của giáo viên về các thủ thuật và bảng 2.6 về mức độ sử dụng các thủ thuật của giáo viên khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH, người nghiên cứu nhận thấy có sự tương đồng giữa mức độ hiểu biết về các thủ thuật và việc sử dụng các thủ thuật. Tỉ lệ hiểu biết các thủ thuật như giọng điệu cơ bản, ngừng giọng, nhịp điệu, cường độ…ở mức độ “tốt” và “khá” đạt tỉ lệ thuận với mức độ sử dụng “thường xuyên” và “rất thường xuyên”. Tuy nhiên, với mức độ hiểu biết về thủ thuật sử dụng “nét mặt, cử chỉ” kết quả thu được ở mức tốt chiếm 39.74 % và mức độ sử dụng “rất thường xuyên” cũng đạt tỉ lệ khá cao chiếm 43.58% là kết quả cần được xem xét lại. Vì với mức độ hiểu biết khá cao về thủ thuật này thì giáo viên cần biết không nên sử dụng “rất thường xuyên”. Như tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phạm Thị Việt cũng khẳng định rằng “…đây là một loại hình nghệ thuật

dùng âm thanh, giọng nói để truyền cảm là chủ yếu, vì vậy nên tránh lạm dụng cử chỉ, nét mặt, làm như vậy người cảm thụ sẽ ít chú ý đến ngôn ngữ người truyền đạt”

Bên cạnh mức độ sử dụng các thủ thuật của giáo viên trong khi kể, người nghiên cứu khảo sát sự đánh giá của bản thân giáo viên về mức độ hiệu quả khi sử dụng các thủ thuật ra sao. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7 Mức độ hiệu quả của việc sử dụng các thủ thuật trong khi kể của giáo viên

Stt Nội dung thủ thuật

Mức độ hiệu quả Khơng hiệu

quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả

SL TL SL TL SL TL SL TL

1 Giọng điệu cơ

bản 0 0% 2 2.56% 63 80.77% 13 16.67% 2 Ngừng giọng 0 0 0 0% 26 33.33% 52 66.67% 3 Nhịp điệu 0 0% 0 0% 31 39.74% 47 60.26% 4 Cường độ 0 0% 0 0% 15 19.23% 63 80.77% 5 Tư thế 0 0% 0 0% 5 6.41% 73 93.59% 6 Nét mặt, cử chỉ 3 3.85% 10 12.82% 47 60.26 18 23.07%

Dựa vào bảng 2.6 kết quả thu được đa phần giáo viên đều tự đánh giá bản thân họ sử dụng các thủ thuật đều “hiệu quả” và “rất hiệu quả”. Chỉ riêng về “nét mặt, cử chỉ” mức độ không hiệu quả chiếm tỉ lệ 3.85% và ít hiệu quả chiếm 12.82%.Việc xác định giọng điệu cơ bản là rất quan trọng trong tác phẩm. Nếu xác định sai giọng điệu cơ bản của tác phẩm thì việc trình bày sai tư tưởng chủ đề của tác phẩm, do đó sẽ làm cho người nghe hiểu không đúng đắn tư tưởng nội dung của tác phẩm. Ở thủ thuật này tỉ lệ sử dụng ít hiệu quả chỉ chiếm 2.56% là một tỉ lệ tương đối thấp, tỉ lệ hiệu quả chiếm 80.77% là cao nhất trong bốn mức độ. Qua dự giờ quan sát 6 giờ hoạt động có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học (Trang 72 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)