QUEN VỚI TPVH
3.1. Đề xuất biện pháp nâng cao khả năng sử dụng phương pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với TPVH giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với TPVH
3.1.1. Định nghĩa biện pháp nâng cao khả năng sử dụng phương pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với TPVH diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với TPVH
- Theo từ điển Giáo dục học thì biện pháp là cách tác động có định hướng, có chủ đích (Bùi Hiền, 2001).
- Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể ( Viện ngôn ngữ học, 2006).
Như vậy, chúng tôi thể cho rằng biện pháp nâng cao khả năng sử dụng phương pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với TPVH là cách tác động có định hướng nhằm nâng cao khả năng sử dụng phương pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ làm quen với TPVH đạt hiệu quả cao hơn.
3.1.2. Cơ sở đề xuất biện pháp
Việc sử dụng phương pháp kể diễn cảm trong hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với TPVH phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nhận thức của giáo viên, cơng tác quản lí của BGH cũng như cơ sở vật chất của trường. Các biện pháp chúng tôi xây dựng nhằm mục đích nâng cao nhận thức của BGH và GVMN về tầm quan trọng của phương pháp kể diễn cảm. Đồng thời, chúng tôi đưa ra biện pháp để góp phần khắc phục những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng phương pháp kể diễn cảm, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp và làm cho hoạt động làm quen với TPVH được tốt hơn.
Việc xây dựng biện pháp dựa trên các cơ sở sau đây:
Cơ sở lí luận
Ở chương 1 chúng tơi đã tổng hợp và phân tích các tài liệu từ trong và ngoài nước cơ sở lý luận về:
- Khái niệm về phương pháp kể diễn cảm
- Tác dụng của phương pháp kể diễn cảm đối với hoạt động làm quen TPVH cho trẻ 5- 6 tuổi.
- Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp kể diễn cảm
Cơ sở thực tiễn
Ở Chương 2 chúng tôi đã điều tra thực trạng vận dụng phương pháp kể diễn cảm trong hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi làm quen với TPVH ở một số trường MN trên địa bàn TP Biên Hòa. Qua những ưu điểm, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng khi sử dụng phương pháp kể diễn cảm của giáo viên, chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng phương pháp kể diễn cảm của GV trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với TPVH.
Cơ sở pháp lí
Dựa vào quyết định số 02/2008/quan điểm – BGDDT ngày 22/1/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành về chuẩn nghề nghiệp GVMN. Trong đó chuẩn nghề nghiệp GVMN bao gồm 3 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức và kỹ năng sư phạm. Đối với lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống đặt ra yêu cầu GV “Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun
mơn, nghiệp vụ; yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức bao gồm “Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học” “Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ”
Căn cứ vào những yêu cầu trong chuẩn nghề nghiệp GVMN như đã trình bày thì việc bồi dưỡng kiến thức về văn học, kiến thức về sử dụng các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi là điều tất yếu cũng như việc tự học, tự bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ cho mình là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi GV.
3.1.3. Nguyên tắc xây dựng biện pháp
Để sử dụng phương pháp kể diễn cảm đạt hiệu quả cao trong hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với TPVH cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn ( Đào Quang Thọ, 2010).
bản của phương pháp luận, quan trọng của phép duy vật biện chứng. Nguyên tắc yêu cầu, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng chúng ta phải xem xét nó trong mối quan hệ của nó trong tất cả các mối quan hệ. Nguyên tắc đòi hỏi sự xem xét, đánh giá từng mặt, từng mối liện hệ, cần nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động phát triển. Bên cạnh đó, để nhận thức được các sự vật, hiện tượng chúng ta cần xem xét nó trong mối liện hệ nhu cầu thực tiễn của con người. Do đó, muốn cải tạo sự vật, hiện tượng cần phải áp dụng đồng bộ hệ thống các biện pháp để tác động làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ của đối tượng. Tránh nhìn phiến diện, một chiều, tránh kết hợp bừa bãi các mối liên hệ.
Tóm lại, để đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng sử dụng phương pháp kể diễn cảm của GV trong hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi làm quen với TPVH , cần đặt nó vào các mối liên hệ. Qua đó xác định các yếu tố ảnh hưởng chính và dựa vào các yếu tố đó để định hướng đưa ra các biện pháp.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn ( Đào Quang Thọ,
2010).
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là sự thống nhất biện chứng và cơ sở của sự tác động qua lại ấy chính là thực tiễn. Thực tiễn ln ln vận động, biến đổi, do đó lý luận cũng khơng ngừng đổi mới. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lý luận; lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; ngược lại, lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn. Sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn địi hỏi việc tiến hành các biện pháp cần kết hợp giữa lí luận với những tồn tại trong thực tiễn, từ đó làm nền tảng cho định hướng xây dựng các biện pháp
Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường, lớp, phù hợp với trình độ năng lực của GVMN.
3.2. Biện pháp nâng cao khả năng sử dụng phương pháp kể diễn cảm của GV trong hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với TPVH