Kiến đánh giá của phụ huynh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học (Trang 94 - 99)

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng và phân tích đánh giá

2.2.6. kiến đánh giá của phụ huynh

Dựa vào kết quả khảo sát ý kiến dành cho 40 phụ huynh ở 2 trường MN QT và MN TP người nghiên cứu nhận thấy:

Ở câu hỏi số 1 trong phiếu khảo sát khi được hỏi về “việc quan tâm tới hoạt động

kể chuyện của trẻ ở trường MN hay khơng” thì có 29 phiếu trả lời đáp án “có” chiếm

72.5% với những lí do ví dụ như Phụ huynh bé N.T.N.T. cho rằng “ khi trẻ được học

nghĩ “hoạt động kể chuyện thì rất hay và hấp dẫn. Nếu trẻ được học kể chuyện sẽ hứng

thú học hơn và giúp cho con phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc”. Đây là một vài lí do

phụ huynh cho rằng họ rất quan tâm tới hoạt động kể chuyện cho trẻ ở trường MN. Bên cạnh đó cũng có một số lí do phụ huynh khơng quan tâm như “giờ bé nó sắp vào

lớp 1 rồi chỉ cần các cô dạy cho cháu biết đọc, biết viết là phụ huynh mừng. Hoạt động kể chuyện có cũng được, khơng có cũng khơng sao. Các lớp dưới đã được học rồi…”.

Ý kiến khác thì cho rằng “phụ huynh mong muốn các cơ tổ chức các hoạt động trải

nghiệm cuộc sốngcho bé thì hay hơn. Kể chuyện thì thường ở nhà các bé đã được xem trên tivi nhiều thế nên cũng không nhất thiết phải tổ chức hoạt động kể chuyện ở trường MN”. Qua một số ý kiến của phụ huynh về việc tổ chức hoạt động kể chuyện ở trường

MN đa số được phụ huynh quan tâm, chú ý tới. bởi bản thân họ cũng ý thức được tác dụng của hoạt động kể chuyện đối với trẻ. Với một số ít phụ huynh khơng chú trọng tới hoạt động này nguyên nhân là do sự quan niệm về việc dạy chữ cho trẻ trước. Qua trao đổi với một số GV thì họ cũng cho rằng có nhiều phụ huynh họ chỉ quan tâm tới việc dạy và rèn chữ cho trẻ thôi. Mặc dù nhà trường đã giải thích rất nhiều lần nhưng rất khó để thay đổi quan niệm này. Ở câu hỏi số 2 và câu số 3 nghiên cứu về một số câu chuyện trẻ thường hay kể và mức độ biểu hiện khi kể chuyện của trẻ thì có 31 phiếu trả lời rằng trẻ ít khi về nhà kể chuyện, trẻ thường hay đọc thơ và hát cho ba mẹ hoặc ông bà nghe là nhiều. Kể chuyện cũng có nhưng rất ít. Biểu hiện ở những lần trẻ kể thường được các phụ huynh đánh giá là “trẻ thuộc và kể lại được”. Với mức biểu hiện “thuộc truyện và thể hiện được cảm xúc qua giọng điệu, nét mặt khi kể” chỉ chiếm

tỉ lệ 14.1%. Nhìn chung, qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng phụ huynh

cũng rất quan tâm tới hoạt động kể chuyện cho trẻ ở trường MN. Nhưng kết quả cũng thể hiện việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với truyện ở trường cũng ít khi tiến hành dẫn đến số lượng câu chuyện trẻ thuộc cũng rất ít và biểu hiện ở trẻ cũng chỉ dừng ở mức nhớ và kể lại được câu chuyện chứ khả năng thể hiện cảm xúc qua giọng kể, net mặt là rất hạn chế. Do đó, cần thấy được rằng GV cần tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với truyện nhiều hơn để giúp trẻ phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc, khả năng tự tin, độc lập trong giao tiếp.

Qua khảo sát, phân tích số liệu điều tra, dự giờ, phỏng vấn các CBQL và GVMN trên địa bàn TP Biên Hịa, chúng tơi nhận thấy việc sử dụng phương pháp kể diễn cảm trong hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi làm quen với TPVH đã đạt được một số kết quả như sau:

 Ưu điểm

Về nhận thức, các CBQL và GVMN ở một số trường MN trên địa bàn TP Biên Hòa đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phương pháp kể diễn cảm trong hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với TPVH. Đa số các GV đều là những người có trình độ, kinh nghiệm cơng tác, họ đều hiểu được tầm quan trọng của phương pháp kể diễn cảm trong hoạt động kể chuyện nói chung, đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nói riêng. Nhận ra được đây là phương pháp quan trọng nhất trong việc giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học, hình thành ở trẻ khả năng nói mạch lạc, biểu cảm và giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong hoạt động giao tiếp.

Trong thực tiễn, CBQL đã có một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng kể diễn cảm của GV như tổ chức cho các GV dạy kém hơn dự giờ các GV dạy giỏi hơn để học tập, đã có sự khuyến khích động viên các GV còn yếu về việc sử dụng phương pháp này. Đối với GVMN thì họ đã có mức độ hiểu tương đối về các thủ thuật cơ bản như giọng điệu, ngữ điệu…và hiểu được để kể diễn cảm một câu chuyện thì GV phải là người biết sử dụng các thủ thuật cơ bản trong khi kể. Đồng thời, mức độ vận dụng các phương pháp kết hợp như phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời đều được GV sử dụng thường xuyên nhằm giúp cho giờ làm quen văn học được hiệu quả hơn. Đối với trẻ thì đa số trẻ đã đạt được một số biểu hiện ban đầu trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ như trẻ hứng thú nghe cô kể, hiểu nội dung các câu chuyện kể, khả năng trả lời mạch lạc trong giao tiếp.

 Hạn chế

Bên cạnh một số ưu điểm, việc sử dụng phương pháp kể diễn cảm của GV còn một số hạn chế sau đây:

Thứ nhất, việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với thể loại truyện đang

còn hạn chế. Sự phân bố không đồng đều giữa thể loại thơ và truyện trong cùng một chủ đề dẫn đến việc sử dụng thường xuyên phương pháp kể diễn cảm cũng ít theo, trẻ chưa được tiếp xúc với nhiều câu chuyện trong quá trình học làm cho khả năng kể lại

truyện của trẻ còn chưa cao, trẻ chưa biết thể hiện các cảm xúc, nét mặt qua giọng kể lúc kể chuyện, đóng kịch.

Thứ hai, về vấn đề tổ chức kiểm tra, tập huấn chun mơn hiện nay đã có tổ chức

nhưng chất lượng các buổi nâng cao chuyên môn này mới chỉ ở mức các buổi bồi dưỡng theo chuyên đề, chưa có buổi tập huấn cụ thể riêng biệt về chuyên đề về văn học nói chung, phương pháp kể diễn cảm nói riêng cho giáo viên. Các buổi bồi dưỡng chuyên đề chủ yếu là về các hoạt động âm nhạc, thể chất, các vấn đề về lấy trẻ làm trung tâm, dạy học tích cực…

Thứ ba, GV đã có những hiểu biết nhất định về phương pháp kể diễn cảm tuy

nhiên vẫn còn chưa sâu dẫn đến việc sử dụng phương pháp còn chưa đạt hiệu quả cao. Trong cơng tác chuẩn bị giáo viên cịn sơ sài, chưa ý thức cao được việc luyện tập củng cố thường xuyên sẽ nâng cao khả năng kể diễn cảm cho họ ngoài yếu tố bẩm sinh về năng khiếu. Việc sử dụng các thủ thuật trong khi kể còn một số hạn chế như: tơc độ kể cịn hơi nhanh, sự chuyển đổi giọng điệu giữa người dẫn truyện và nhân vật chưa rõ ràng, chưa sử dụng được cách ngừng giọng nghệ thuật trong khi kể để tạo được sự bất ngờ cho trẻ và sự biểu hiện qua nét mặt, cử chỉ còn hạn chế.

Sự tương tác giữa GV và trẻ, khả năng bao quát trẻ cịn chưa cao. Bên cạnh đó, một số GV cịn phụ thuộc vào các phương tiện hỗ trợ như tivi, các video trình chiếu nhiều, làm giảm khả năng sáng tạo của bản thân. Đồng thời GV còn chưa thực sự tự tin vào bản thân, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của mình và của trẻ.

Thứ tư, các đồ dùng dạy học còn hạn chế, chưa có sẵn, giáo viên phải mất nhiều

thời gian để chuẩn bị đồ dùng dạy học; số lượng trẻ tương đối đông, áp lực công việc nhiều nên Gv chưa có thời gian để chuẩn bị, luyện tập. Việc nghiên cứu cách kể chỉ mới nhờ vào các trang điện tử đọc kể chuyện online để bắt chước theo, chưa có một tài liệu nào chỉ dẫn thực sự cách kể một cách cụ thể để họ nghiên cứu kĩ lưỡng về tác phẩm và cách kể.

Từ kết quả thực tiễn nêu trên cho thấy việc sử dụng phương pháp kể diễn cảm của GV ở một số trường MN trên địa bàn TP Biên Hòa đang còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân được xuất phát từ các yếu tố như năng lực của GV và về cơ sở vật chất,

đồ dùng dạy học… Qua đó nhận thấy việc đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng phương pháp kể diễn cảm của GV trong hướng dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với TPVH là rất cần thiết.

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ DIỄN CẢM CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)