Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 21 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 27 - 30)

1.1. Hướng tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu văn học 17 

1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 21 

Như chúng ta được biết, mọi sáng tạo thuộc lĩnh vực nghệ thuật đều mang tồn bộ bóng dáng của đời sống văn hóa. Đặc biệt, đối với văn chương nghệ thuật, nền tảng của văn hóa có vai trị rất lớn mà văn học đã kết tinh những giá trị bất hủ trong lịch sử văn hóa mang lại:

“Có thể nói, cách tiếp cận văn học bằng con đường văn hóa đã cung cấp thêm một

con đường mới để đến với văn học. Đây là một con đường đặc sắc nhưng cũng rất phức tạp, bởi lẽ văn hóa là nơi hội tụ của mọi ý tưởng sáng tạo của con người. Việc lựa chọn yếu tố văn hóa nào để lý giải cho văn học sẽ là một việc làm không dễ chút nào. Điều quan trọng là phải lý giải được động cơ và mục đích cuối cùng của sự lựa chọn các mơtíp văn hóa của văn học” (Nguyễn Văn Dân, 2012).

Xu hướng tiếp cận văn học qua góc nhìn văn hóa là M. Bakhtin, nhà văn học người Nga thuộc Đại học Saransk, ơng đã quan niệm:

hóa khơng thể hiểu nó ngồi cái bối cảnh [kontekst] nguyên vẹn của tồn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại. Khơng được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như khơng được, như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hơi – kinh tế, vượt qua đầu văn hóa. Những nhân tố xã hội – kinh tế tác

động tới tồn bộ văn hóa nói chung, và chỉ thơng qua văn hóa, mới tác động được

tới văn học”.

(dẫn theo Nguyễn Văn Dân, 2012) Qua khẳng định trên, chúng ta thấy được tầm quan trọng trong mối liên hệ giữa văn hóa – văn học. Vì văn học chính là sản phẩm của văn hóa, nói đến văn học là nói đến sự gắn bó chặt chẽ với văn hóa. Văn hóa chính là mạch nước ngầm ln song song đi cùng với đời sống hoạt động sáng tạo của con người. Cho nên, đối với nhà văn, phận sự của mình là khi đi vào trang viết cần phải khám phá, truy tìm để thấu hiểu những vùng văn hóa của dân tộc. Đặc biệt phải tiếp nhận những mảng văn hóa qua các thời kì lịch sử, cũng như cuộc sống con người. có như thế nhà văn mới nắm bắt hiện thực một cách chân thực như vốn có của nó. Trong sách Giải mã văn

học từ mã văn hóa, đã nhấn mạnh:

“… nhà văn – chủ thể sáng tác phải là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về một cộng

đồng nhất định, muốn hay không anh ta cũng đã tiếp nhận những thành tố văn hóa

của cộng đồng mình, những lối tư duy, những mơ thức ứng xử trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa tâm lý riêng của thời đại cũng như những ngưng tụ giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Vì vậy nhà văn dù sáng tạo tới đâu, viết ra hay nói ra vấn đề gì thì cũng vẫn thể hiện tâm thái văn hóa và những kết cấu tâm lý văn hóa

độc đáo của dân tộc mình” Hay: “Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà cịn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mơi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời

thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mơ thức văn hóa riêng của một cộng

đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà

cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ” (Trần Lê Bảo, 2011).

Trong bối cảnh giao lưu văn hóa tồn cầu như hiện nay, văn học càng có vai trị năng động nhất để tận dụng những lợi ích do giao lưu văn hóa mang lại, văn học Việt Nam đã và đang tiếp thu những thành tựu văn hóa – văn học của thế giới để làm phong phú cho đời sống văn học của mình. Điều đó cho thấy văn học ln có lợi thế trực tiếp sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ở mọi lĩnh vực, xuyên thấu qua cả không gian, thời gian. Như vậy tác phẩm văn học dễ đi đến cái tận cùng văn hóa của nhân loại, đặc biệt của dân tộc mình ln được khắc họa một cách sâu sắc, đa diện, đa chiều để làm nên một diện mạo mới. Văn học vì thế mà nó thể hiện, tương tác với văn hóa, là tấm gương phản chiếu và chịu sự quy định đồng thời là sự kết tinh những giá trị văn hóa. Chính sự xuất phát từ mối quan hệ giữa văn hóa – văn học, nên nhà văn – chủ thể sáng tạo ln tiếp nhận những yếu tố văn hóa trong sáng tác trên cả hai phương diện, kể cả nội dung và hình thức. Phải nói rằng ở mỗi tác phẩm văn học Việt Nam, những yếu tố văn hóa của mỗi vùng miền ln hiện hữu đa sắc màu ở mọi thời điểm. Từ xa xưa, thời các vua Hùng, dân tộc Việt đã tạo một diện mạo riêng cho nền văn hóa bản địa, nó được lưu giữ trong các kho tàng ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ, các câu chuyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại… cùng với những chứng tích như Tiên Dung, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, các vua Hùng, An Dương Vương, thành Cổ Loa… Trong thời Bắc Thuộc ta vẫn chưa qn tinh thần gìn giữ non sơng trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng… Đến thế kỷ thứ X, lại khẳng định nền độc lập tự chủ bằng chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền. Bài thơ thần tương truyền của Lý Thường Kiệt, từ đó cũng được ra đời: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư”. Bài thơ thể hiện tín ngưỡng bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đến thời kì trung đại, bộ ba tác phẩm văn học: Bình Ngơ đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), đã dem đến bản sắc văn hóa

trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Rồi Hồ Xuân Hương, sáng tác gắn liền với bức tranh văn hóa đa sắc màu của văn hóa dân gian, và những tín ngưỡng phồn thực. Càng về sau, những tác phẩm văn học càng thể hiện những giá trị văn hóa, như: Nguyễn Tuân, trong Vang bóng một thời, đã để lại những hồi vọng và duy mỹ của cái đẹp và những thú vui tao nhã của các bậc tao nhân mặc khách ngày xưa. Hay những văn hóa, phong tục làng quê trong những sáng tác của Kim Lân, Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Ma Văn Kháng, Nam Cao, Nguyễn Xuân Khánh… Phải nói rằng, văn học đã đem đến những màu sắc văn hóa, là sản phẩm, cũng như sự kiến tạo và kết tinh các giá trị văn hóa để hướng tới sự phát triển nhân cách con người và xã hội trên mọi lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)