Ký ức về tên làng trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh 40 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 46 - 50)

2.1. Cảm thức về tên làng, tên xã trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh 39 

2.1.2. Ký ức về tên làng trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh 40 

thống với nét đẹp hoài cổ, giản dị, mộc mạc, yên bình với bờ tre, ruộng lúa…, cũng là nơi chia sẻ những đắng cay ngọt bùi, là niềm tự hào về những giá trị văn hóa, về tình làng nghĩa xóm, là sự nâng đỡ bước chân yêu thương. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng chia sẽ, nâng niu: “Trong mỗi trái tim ta ấp ủ một tên làng/ Trong mỗi giấc

mơ nỗi nhớ một tên làng”. Bởi thế, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã từng sống và gắn

bó về ngơi làng Kinh Bắc với chiều dài lịch sử qua bao thế hệ con người nơi đây. Cho nên ngôi làng này đã ăn sâu vào ký ức, như là “chiếc rễ” đã ăn sâu vào tâm thức, vào mảnh hồn của tác giả. Mà nếu nhổ bỏ chiếc rễ đó, nó sẽ trở thành khập khiểng, rõ ràng là điều khơng thể. Có một nhà thơ đã từng viết: “Như chiếc rễ ăn sâu vào đất/ Ai nhổ được tên làng/ Ra khỏi vùng ký ức?”. Quả thực, những người con xa quê

khó mà lãng quên vùng đất nơi mình đã chơn nhau cắt rốn, là một phần không thể thiếu cho mỗi con người, đặc biệt là những con người đi xa luôn tha thiết nhớ về gốc gác, nguồn cội. Trong “Trường ca mặt đường khát vọng”, nhà thơ Nguyễn Khoa

Điềm đã từng khẳng định: “Họ truyền giọng điệu cho con người nói/ Họ gánh cả tên

xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”. Điều đó cũng đủ để nói lên nổi lịng của nhà

văn Trần Thanh Cảnh, một người mà hơn nữa cuộc đời đã từng gắn bó và tự hào về làng xã của mình, với biết bao nỗi niềm ẩn ức sâu kín, thâm trầm, nhà văn đã gom nhặt những giá trị về cảnh vật, con người và về cuộc sống, đặc biệt là những mãnh hồn làng để hư cấu, giả định mà nhà văn đã tự hào và đặt tên cho ngôi làng ấy là làng Ngọc. Với tên gọi làng Ngọc đã phản ánh được sự tự tôn, niềm tự hào về cái đẹp của nhà văn đối với con người làng quê. Đặc biệt là con gái làng Ngọc - xứ Kinh Bắc ngày xưa rất đẹp, cảm thức trước vẻ đẹp đó, nhà văn đã ghi lại dấu ấn ấy ngay chính trên trang văn của mình. Đó cũng là niềm tự hào mà nhà văn đã đặt ở nhan đề cho bộ ba làng Ngọc. Nhà văn đã nói: “Làng Ngọc này, con gái xưa nay vẫn nỗi tiếng cả

vùng Kinh Bắc là xinh, đảm, giỏi”; hay “cơ thì da trắng tóc dài. Cơ thì mắt biếc mơi hồng. Cơ thì lại có giọng hát hay. Cơ nào cũng như ngọc nữ” (Trần Thanh Cảnh,

2016), bởi thế làng Ngọc đã được Trần Thanh Cảnh gọi làng Mỹ nhân. Một vẻ đẹp đã lay động biết bao chàng trai Kinh Bắc đã khiến họ mơ cưới gái làng Ngọc về làm vợ: Chồng của Hằng trong truyện Hội Làng (Kỳ nhân làng Ngọc) đã nói: “Từ lâu,

nổi tiếng đảm đang, nhất mực thờ chồng nuôi con” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Đó

cũng là duyên sắc ngàn năm của đất Kinh Bắc, với sự đằm thắm, xinh xắn, nền nã, cái đẹp đó như là một truyền thống ngàn đời của làng quê Trần Thanh Cảnh.

Vẻ đẹp đó càng tỏa sáng hơn khi nhà văn miêu tả những người con gái sở hữu vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng, trong sáng thuần khiết, hoàn mỹ cả người lẫn nết của gái làng Ngọc nói riêng và con người Kinh Bắc nói chung. Một vẻ đẹp đáng trân trọng , đáng được tôn vinh, và đáng được ca ngợi. Nhà văn nhấn mạnh vẻ đẹp người con gái Kinh Bắc, rực rỡ với dung mạo luôn tỏa sáng như viên ngọc ấy là được kết tinh từ nét duyên quan họ ngàn năm trên mảnh đất này, được ẩn trong vẻ ngoài xinh xắn, yêu kiều, nền nã, và được soi chiếu trong tâm hồn mộc mạc, đáng yêu của người con gái làng Ngọc khi cất lên lời ca tiếng hát.

Làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh đã gợi ra khơng gian h tình của những làn điệu quan họ ngọt ngào êm ái. Một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của con người xứ Bắc hòa quyện với điệu hò êm ái, đến nỗi: “Mỗi dịp xuân về, các làng đua

nhau mở hội, làng nào cũng chỉ mong được làm rễ làng Ngọc” (Trần Thanh Cảnh,

2015). Quan họ Bắc Ninh đã hát rằng:“Một lần đến Kinh Bắc/ Hồn lơ thơ sông Cầu/

Nghe một lần Quan họ/ Đắm suốt đời trong nhau”. Hay: “Ai làm chiếc nón quai thao?/ Để cho anh thấy cô nào cũng xinh…/ Em là con gái Bắc Ninh/ Tay nâng vành nón, mái đình nghiêng theo”.

Cái sắc nước hương trời của những cô gái làng Ngọc được Trần Thanh Cảnh nhấn mạnh có căn ngun xuất phát khơng chỉ từ nét duyên quan họ xưa, mà còn từ quan niệm của truyền thống văn hóa về giếng làng. Nhà văn đã miêu tả trong trang văn của mình về hình ảnh giếng làng Ngọc hiện lên rất ấn tượng, nó như là một câu chuyện truyền thuyết. Sở dĩ vẻ đẹp của các cô gái làng Ngọc, dịu dàng, nền nã, thuần khiết như thế là vì các cơ được tắm, được uống nước giếng làng Ngọc, nhà văn gọi là giếng thần:“làng Ngọc có giếng thần, nên con gái làng ấy cô nào cũng được bà chúa

giếng phù hộ, xin giời cho một vài nét duyên làm vốn. Cơ thì da trắng tóc dài. Cơ thì mắt biếc mơi hồng - Cơ thì lại có giọng hát hay. Cô nào cũng như ngọc nữ” (Trần

Thanh Cảnh, 2016). Nhà văn còn nhấn mạnh: “Hằng, gái làng Ngọc, xinh từ bé, mấy

khổ vì nó đây” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Chính vì lẽ đó mà trong truyện ngắn Mỹ nhân làng Ngọc tập truyện cùng tên, nhà văn đã đề cập đến ba “Mỹ nhân” của làng

Ngọc: “Ba cô Nhàn, Hiên, Hiền vừa xinh đẹp, vừa hát hay, lại vừa học giỏi…” (Trần Thanh Cảnh, 2016). Hiên có dáng người cao ráo, sở hữu với nét duyên con gái đằm thắm, kín đáo. Đặc biệt đẹp ở đơi mơi đỏ và cặp mắt đen lóng lánh rất chuẩn của cơ gái làng Ngọc. Nhàn sở hữu một vẻ đẹp no đủ, viên mãn, có đơi mắt đen thẳm mà chúng ta mới thoạt nhìn tưởng như thơ trẻ. Trong Gái đảm (Kỳ nhân làng Ngọc), tác giả đã viết về Yến, một cô gái làng Ngọc với vẻ đẹp sắc nước, hương trời. Có đơi mắt đẹp như biết nói; to, sâu thẳm, long lanh ướt, hai hàng mi dài, đen rợp, cong vút tự nhiên như tô điểm. Vẻ đẹp ấy khiến Vịnh, trai làng Ngọc đắm say: “Trời ơi, sao

gái làng Ngọc lại có đứa xinh thế, xinh theo kiểu thị thành mới lạ chứ, mảnh mai, mềm mại” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Tiếp nối với vẻ đẹp đó, ở Mùa thi tác giả nhấn

mạnh: “Thúy mảnh mai trắng trẻo, khuôn mặt đẹp, với những đường nét trong sáng

thánh thiện” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Ngoài vẻ đẹp dung mạo xinh xắn, người con

gái làng Ngọc cịn tốt lên vẻ đẹp tâm hồn. Hơn thế nữa, tên làng ấy đã được Trần Thanh Cảnh khắc dấu ghi tên với bao dấu tích xưa bằng một niềm tin mảnh liệt về làng, nhà văn vẫn tin rằng: “…những bản sắc làm nên văn hóa Kinh Bắc sẽ vẫn tồn

tại và âm thầm phát triển, như là một nét đặc sắc của quê hương tôi. Tôi nghĩ Kinh Bắc sẽ trường tồn trong nhịp sống hiện đại”(dẫn theo Nguyễn Tham Thiện Kế”

2018).

Cái tên làng Ngọc được xem như là một biểu tượng của chính quê hương Trần Thanh Cảnh. Đó là những ngơi làng ở quanh chân núi Thiên Thai, cạnh dịng sơng Đuống, với rặng tre xanh quanh làng, những bãi dâu xanh non, những đầm sen thơm ngát trưa hè, với nhiều giá trị văn hóa cổ điển gắn liền với hình ảnh gần gũi, bình dị, quen thuộc: như gốc đa, bến nước, sân đình, đường làng, ngõ xóm, bờ đê; cùng với những phong tục, tập quán, hủ tục, rồi những hội hè đình đám qua những khúc ca quan họ… tất cả đều ẩn hiện lên ngay chính ngơi làng được mang tên làng Ngọc ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 46 - 50)