Nhân vật thường dân 92 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 98 - 104)

3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung những con người văn hóa 92 

3.1.1. Nhân vật thường dân 92 

Những nhân vật trong trang văn của Trần Thanh Cảnh được lấy từ nguyên mẫu ngồi đời đó là một hiện tượng khơng có gì lạ trong q trình sáng tác của nhà văn vốn tâm huyết với cuộc đời. Nhà văn đã nói: “…nhưng với ngơi làng là một cái khơng thật, thì những nhân vật của tơi lại hầu như có thật, họ hầu như nhiều người quen đọc sách của tôi thốt lên: “chuyện của ông…X, chuyện của chị Y…” (dẫn theo

Nguyễn Thế Hùng, 2016). Nhưng với tài năng và thủ thuật viết của tác giả, Trần Thanh Cảnh đã làm mờ đi những góc cạnh khơng cần thiết của nhân vật, để khi đến với người đọc, những nhân vật ấy hội tụ ngoài những đớn đau của thân phận, bởi do hoàn cảnh sống, những tác động của thời đại… nhà văn luôn chú ý khai thác nhân vật từ diện mạo bên ngoài đến nội tâm bên trong, hiện lên vẻ đẹp trong cuộc sống đời thường của mình, họ như là những viên ngọc ẩn kín trong tâm hồn của mỗi con người, bởi trong họ luôn gắn kết với những nét đẹp văn hóa của đời sống, của con người xứ Kinh Bắc thuở xưa. Về cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết cũng như trong truyện ngắn, khi xây dựng nhân vật thường dân, Trần Thanh Cảnh không quá chú trọng vào một biện pháp nghệ thuật nào, mà hầu như tác giả đã để cho các nhân

vật của mình tự bộc lộ tính cách qua suy nghĩ, qua hành động, hay lời ăn tiếng nói hằng ngày trong những hồn cảnh cụ thể, tình huống cụ thể phù hợp với con người của đồng quê Bắc Bộ, một làng quê xứ Kinh Bắc của nhà văn.

Nhân vật thường dân trong bộ ba tác phẩm Kỳ nhân làng Ngọc, Mỹ nhân làng

Ngọc, Quái nhân làng Ngọc và Đại gia, tác giả chủ yếu lấy những tình tiết làm trung

tâm cho chuyện kể, nhân vật tham gia vào sự việc để tạo nên cốt truyện. Nhà văn tập trung miêu tả phần nhiều ở đám đơng nhân vật, hay cịn gọi là nhân vật phông nền. Chủ yếu xuất thân từ đồng ruộng, cuộc đời của họ gắn bó với ruộng đồng, họ sinh ra và lớn lên ở làng Ngọc trên mảnh đất Kinh Bắc vẫn có nền văn minh lúa nước từ ngàn đời. Họ có lối sống cũng như phong cách sinh hoạt gắn với nền sản xuất nơng nghiệp nói chung, và trồng cây lúa nước nói riêng, đã tạo nên một lối sống cộng đồng dân cư trong một khối đồn kết, thủy chung, đó là vẻ đẹp ngàn đời của truyền thống văn hóa Việt Nam. Như trong Đập lúa đêm trăng (Mỹ nhân làng Ngọc), Trần Thanh Cảnh đã miêu tả cứ đến đêm, sau bữa ăn tối, thì dân làng kéo nhau ra hợp tác xã, hay đình làng để đập lúa lấy cơng tính điểm. Họ có quan hệ chủ yếu ở dịng họ huyết thống hình thành xóm ấp, làng xã… đó chính là nền tảng văn hóa của những con người làng Ngọc được sống với đời sống thuần hậu thuở xưa, nay được tái hiện trên trang văn của Trần Thanh Cảnh. Phần lớn, tác giả xây dựng nhân vật có chung hồn cảnh nghèo khó, vất vả, lam lũ, quanh năm khi chỉ biết “bán mặt cho đất, bán

lưng cho trời”, nhưng vẫn ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Họ sống trong thời

bao cấp, cải cách, hợp tác xã, lối sống đó đã kéo dài và ăn sâu vào ý thức của từng con người họ, dẫn đến lối sống thụ động, ít nhạy bén, khó thích ứng với những cái mới: “Họ chỉ là những cô xã viên hợp tác xã, kiêm hàng xén chạy quanh chợ Hồ, chợ núi, chợ Dâu, những lúc nông nhàn, tranh thủ ngày phiên kiếm thêm bát gạo cho chồng con” (Trần Thanh Cảnh, 2016).

Trần Thanh Cảnh còn để cập đến đời sống người dân ngồi nghề nơng ra, họ cịn có thể bn bán, chăn ni như ở truyện Vô vi, hay nghề hàng mã ở trong Mặt

ma của tập Mỹ nhân làng Ngọc, nhà văn đã để cho nhân vật của mình ln sống với

những truyền thống văn hóa tốt đẹp của làng q mình. Nhà văn đã nói: “Gia đình

tranh rồi gom lại chở đi bán các nơi” (Trần Thanh Cảnh, 2016). Và “Làng Ma này có nghề làm hàng mã, đủ thứ, nào là tam phủ, tứ phủ, tiền vàng, quần áo, nhà lầu xe hơi”. Toàn bằng giấy màu” (Trần Thanh Cảnh, 2016).

Nhà văn đã khắc họa chân dung nhân vật mình qua sinh hoạt văn hóa ẩm thực của người dân sau những buổi lao động mệt nhọc, họ quay quần bên nhau uống vài bát chè tươi, hút điếu thuốc lào, hay vài ba cốc rượu, thể hiện niềm vui tao nhã của người nơng dân, cũng là nét đẹp văn hóa của người Việt cổ xưa. Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng viết: “Người xưa uống chè là giữ mình cho lành mạnh”. “Trong ấm

chè ngon, người ta nhận thấy có mùi thơ và một vị triết lý” (Huỳnh Cơng Bá, 2008).

Với Trần Thanh Cảnh, ông đã rất tinh ý khi đưa những chi tiết như nước chè xanh, nước vối hay hút thuốc lào gắn với những nhân vật thường dân để nói lên truyền thống văn hóa của con người Việt Nam mà làng Ngọc - người con xứ Bắc vẫn ln lưu giữ tập tục độc đáo trong văn hóa ẩm thực của mình. Chuyện bên kè đá (Mỹ nhân

làng Ngọc), Trần Thanh Cảnh đã nói: “Nhà cơ Bắc có một cái quán bán nước chè xanh, nước vối và dăm món q q dưới gốc đa, cạnh đình làng” (Trần Thanh

Cảnh, 2016). Hay, “Lâu lâu, vào một ngày chủ nhật, cả nhà máy lại rộn ràng rủ nhau lên hội trường ăn kẹo, hút thuốc, uống nước chè xanh” (Trần Thanh Cảnh,

2013). Tác giả rất khéo léo dẫn dắt hình ảnh bát nước chè, nước vối, cộng với việc hút thuốc lào thể hiện vẻ đẹp của người bình dân trong việc cộng cảm với nhau trong cuộc sống. Hình ảnh văn hóa cứ thể hiện thấm đậm trong mỗi người dân xứ Kinh Bắc. Sự đồng cảm đó cịn thể hiện trong Sương đêm cuối ngõ (Kỳ nhân làng Ngọc),

khi tác giả miêu tả số phận bi kịch của Quyết và Phương, họ thường tìm đến thuốc lá để vơi đi nỗi buồn. “Quyết đi uống rượu ngồi phố. Đêm về, phóng xe qua xóm Hối

Lộ. Đến cửa nhà Phương nhìn thấy ơng bạn cố tri đang ngồi hút thuốc lào một mình ngồi cửa, rẽ vào bắn vài điếu rồi mới về ngủ” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Hay đêm

đêm, Quyết cứ đi uống rượu về, khi phóng xe qua nhà Phương, “Nhìn thấy, rẽ vào

bắn vài điếu rồi về nhà ngủ. Chả nói với nhau lời nào. Có gì mà nói. Hai thằng đàn ông cô đơn, trong đêm thanh vắng thay nhau rít thuốc lào đến đỏ cả nõ điếu. Khói thuốc từ ngôi nhà cuối xám bay lên, lẫn vào sương đêm tạo thành một màn hư ảo

Nhà văn tạo nên ấn tượng cho người đọc về tên gọi những nhân vật của mình. Hầu hết các nhân vật của Trần Thanh Cảnh đều được gắn với cái tên rất rõ ràng, thể hiện ranh giới giữa nam và nữ. Những cái tên vừa mang điệu hồn của thôn quê, vừa đậm đà sắc thái của chính con người họ, vừa gợi khơng khí màu sắc cổ xưa, vừa mang dáng dấp của thời đại, có gì đó rất ấn tượng, vừa giản đơn vừa chân chất, vừa tảo tần, vừa thể hiện số phận về sự tự ý thức của bản thân mình như cái tên: Tĩnh, Số trong Ngay trong đêm, những cái tên như báo hiệu trước số phận của mình. Đáng chú ý hơn là nhà văn cịn đặt tên và gọi tên nhân vật thường đi liền với các chức sắc ở trong làng, như: Quang bản phủ Có trời; Trương tuần Cửu, Khương lý trưởng trong

Giỗ hậu ; hay Chánh tổng Dương Hữu Cầu, ông lang Vương Văn Khiết, rồi tên gọi

của người đàn bà có chồng thì tác giả dùng chức sắc và tên gọi của ông chồng để gắn cho người phụ nữ như: bà lang Khiết trong Hoa gao tháng ba. Những tên gọi ấy mục đích của tác giả muốn thơng báo đến người đọc hiểu họ là ai, là như thế nào thuộc tầng lớp nào trong xã hội. Gọi tên nhân vật theo chức sắc, chức danh ấy tạo thứ cấp, lễ nghi phong tục trong xã hội phong kiến Việt Nam. Ngồi ra nhà văn cịn đưa ra hàng loạt cái tên gọi cho nhân vật như Hằng, Tuấn trong Hội làng, Yến trong Gái

đảm, Hoàng Thúy trong Mùa thi, Tiến trong Sếp tổng, Tràng, Giang trong Hoa gạo tháng ba, Hoàng My trong Trăng máu, hay Nhàn, Hiền, Hiên, Hùng, Thành, Thanh

trong Mỹ nhân làng Ngọc… Tên của nhân vật mang dáng dấp của thời đại, của những con người làng Ngọc - xứ Kinh Bắc trong thời kỳ đổi mới là những cái tên đi liền với những nam thanh nữ tú trong làng quê bước đầu cho làng xã đang phát triển đi lên theo xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở giai đoạn nào thì tên gọi nào cũng có ý nghĩa và tượng trưng riêng, khi đặt tên cho nhân vật của mình, Trần Thanh Cảnh cũng đã hướng đến vấn đề đó. Đi cùng với cái tên của nhân vật gợi lên một ý nguyện, ý nghĩa hay hoàn cảnh số phận nào đó như Tĩnh và Số trong Ngay trong

đêm. Tĩnh gợi sự thức tĩnh, sự tự ý thức để nhìn lại ngơi làng của mình để quyết định

số phận của mình. Cịn Số gợi lên bi kịch số phận của một con người. Như Bình, trong Kỳ nhân làng Ngọc của tập truyện cùng tên, với ước muốn được yên bình,

nhưng cuộc đời lại long đong lận đận. Hay các tên gọi gợi lên những ý nghĩa và ước nguyện của Nhàn, Hiên, Hiền trong Mỹ nhân làng Ngọc. Bà Sửu khi đặt tên con gái

là Nhàn, vì từ bé bà quá khổ cực phải: “lặn lội sớm hôm kiếm tiền nuôi chồng nuôi

con. Chồng bà, anh giáo cấp một, chỉ được cái mẻ ngồi thư sinh, cịn vơ tích sự. Mọi việc trong nhà, một tay bà lo liệu sắp đặt. Nên bà đặt tên cô út là Nhàn. Nhưng mong nó có cuộc đời nhàn hạ, khơng đầu tắt mặt tối như mẹ” (Trần Thanh Cảnh,

2016). Cịn tên Hiên chính là màu hoa Hiên, lồi cây đã ra hoa vào mùa hạ và mùa thu, có màu sắc vàng đỏ, chấp chới với mùi thơm ngào ngạt. Một cái tên gợi lại kỷ niệm tình u của tuổi học trị, khi Nhung, mẹ của Hiên bây giờ với bạn trai lúc xưa khi hẹn hò, anh đã quàng lên cổ Nhung chiếc khăn màu hoa hiên, một cái tên gợi lên được nhiều kỉ niệm. Khác với Nhàn, Hiên, thì tên gọi là Hiền với mong muốn cho con mình sau này lớn lên ln hiền thục, hiếu thuận, trên dưới mọi bề yên ấm. Với cách đặt tên của ba nhân vật của mình, tác giả đã tạo nên bầu khơng khí đặc quánh màu sắc văn hóa Việt Nam, vừa đậm màu sắc văn hóa cổ xưa, vừa mang dáng dấp của văn hóa trong thời kì hội nhập. Tất cả đều chất chứa sự suy ngẫm của tác giả về giá trị văn hóa trên làng quê của mình.

Nhà văn đặc biệt miêu tả ngoại hình của nhân vật với mục đích là để cá thể hóa nhân vật, nghĩa là để tạo ấn tượng riêng về nhân vật ấy. Diện mạo của các nhân vật được khắc họa vừa mang nét đẹp chung và riêng. Tác giả chủ yếu đề cập đến những nhân vật mẫu hình tượng trưng cho sắc đẹp, tài năng của những người con gái xứ Kinh Bắc như: Hàn Xuân thánh thoát trong Giỗ Hậu, Hằng sâu thẳm, long lanh trong

Hội làng, Yến mặn mà sắc sảo trong Gái đảm, Hiền dịu dàng, thướt tha trong

Hương đêm, Huyền mỏng, hạt trong Giấc mơ, My đằm thắm, hoang dại trong Hoa gạo tháng ba (Kỳ nhân làng Ngọc). Miên ngọt ngào, tình tứ trong Giã bạn, Hoàng

My long lanh như khối bạch ngọc sáng rực trong đêm Trăng máu, Nhàn, Hiên, Hiền sâu sắc, quyến rũ và mê dụ trong Mỹ nhân làng Ngọc, nàng An mong manh, dễ vỡ trong Đại gia, Quế Lan kiều diễm, chung tình trong Đức Thánh Trần... Hội tụ điểm chung của những nhân vật này là những cô gái đồng quê, nhưng có nhan sắc thật tuyệt vời. Vẻ đẹp ấy được nhà văn xây dựng như một chuẩn mực quan trọng của cha ông ta ngày xưa; quan niệm về nét đẹp của người phụ nữ truyền thống: là sự dịu dàng, đoan trang. thông minh, tài giỏi, tháo vát… Nhân vật nữ trong văn xuôi Trần Thanh Cảnh đã kết tinh, hội tụ được vẻ đẹp của người phụ nữ bình dân, vừa truyền

thống, vừa hiện đại: vừa đằm thắm vừa tình cảm, nội tâm phong phú, sâu thẳm trong tâm hồn và có sức chịu đựng bền bỉ với cuộc đời. Dù họ ở giai đoạn nào, hoàn cảnh nào thì trong họ vẫn kết tinh, hội tụ những nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Cái đẹp của cơ thể được nhà văn đặt ngay trong không gian sống của họ, một không gian ăm ắp văn hóa Kinh Bắc. Nơi ấy có nhiều tín ngưỡng, đặc biệt là tín ngưỡng phồn thực. Tác giả đã dẫn đưa nhân vật của mình trở về với “hồi niệm phồn thực”. Như đã giải thích ở trên, chính tín ngưỡng phồn thực đã ảnh hưởng đến lối sống, đến tính cách con người nơi đây, mà suy cho cùng đó chính là cái đẹp: Cái đẹp trong tình cảm, trong nhục dục trở thành hình tượng văn hóa - nghệ thuật. Nói như Nguyễn Văn Dân: “Đó là nhu cầu tôn thờ cái đẹp, coi mọi cái đẹp, trong đó có cái đẹp nhục dục,

đều là những sản phẩm tuyệt diệu và đáng trân trọng của tạo hóa. Từ đó xuất hiện

nhu cầu thẩm mỹ hóa cái đẹp tình dục” (Nguyễn Văn Dân, 2012). Nhà văn đề cập cái đẹp nhục thể của người con gái xứ Kinh Bắc vốn h tình. Hình ảnh đó đã được Trần Thanh Cảnh nhắc lại rất nhiều lần trên trang văn của mình, một vẻ đẹp đầy gợi cảm trong nhục dục. Nhà văn đã nói: “Liên Hương ngồi trên cầu ao, múc nước bằng

cái thau đồng nhỏ, dòng nước trong thơm mát hương sen chảy tràn từ cổ xuống dưới ngực, qua chỗ hai núm vú nhọn xinh của cơ, dịng nước dội lên, tóe ra những tia trắng mơ hồ” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Hay khi tác giả miêu tả vẻ đẹp người đàn bà

có con: “Chiều đến nó điềm nhiên ngồi trên cái cầu bằng tre bắc nhô ra mặt đầm

sen, cởi trần dội nước. Mà nó thì trắng, trắng nhễ trắng nhại. Bộ ngực đàn bà đang cho con bú của thị rung rinh, rung rinh theo nhịp khoát nước” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Nhà văn đề cập đến vẻ đẹp nhục thể của nhân vật không phải để chỉ ca ngợi, mà để cho những con người có mặc cảm tội lỗi khi nhìn cái đẹp với cặp mắt đầy tính dục, đầy chiếm đoạt. Lúc này cái đẹp nhục thể bị đẩy lên đến mức khiến cho con người ta đang cảm thấy tội lỗi khi nhìn thấy. Nhà văn khi xây dựng nhân vật đã cho những người đàn bà, con gái tắm trần ở đầm sen, ở ao hồ hay ở giếng thì có gì lạ đâu. Thế mà: “cụ cả Trần, cụ Đặng, cụ Lý, cụ Dương, cụ nào cũng bắt ghế ra ngồi ngoài

sân thưởng trà sen, nhưng mắt thì xéo hết cả về bên cầu ao nhà mõ…” (Trần Thanh

Cảnh, 2016). Điều đó nhà văn nói lên rằng: Chính cái đẹp của thân thể đã đem đến cho con người những khối cảm tính dục, mà đó là: “… một loại khối cảm thẩm mỹ

và nó khơng có gì xấu xa” (Nguyễn Văn Dân, 2012). Vì thực chất nó thuộc về “văn

hóa tình dục”. Platon, thời cổ đại đã có quan niệm rằng: “Cái đẹp là động cơ của

tình dục và của hành vi sinh sản” (dẫn theo Nguyễn Văn Dân, 2012). Khi xây dựng

nhân vật của mình, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã “lấp đầy” những yếu tố tính dục

nhiều cảm xúc, nhiều sắc thái, có khi hồn nhiên, khi trong trẻo, khi mạnh mẽ đầy quyết liệt. Nhà văn Trần Thanh Cảnh đã từng khẳng định: “Trong truyện ngắn thì có

thể là một câu chuyện tình yêu mà tất nhiên yếu tố tính dục được đề cao. Bởi suy cho cùng cuộc sống của con người trên trái đất này, loanh quanh chẳng phải để thỏa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 98 - 104)