3.3. Nghệ thuật sử dụng vốn ngơn ngữ đậm sắc màu văn hóa 139
3.3.1. Ngôn ngữ giàu sắc thái địa phương 139
Một trong những yếu tố làm nên chất liệu cho văn học đó chính là ngơn ngữ, do đó M. Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngơn ngữ, cơng cụ chủ yếu của
nó và - cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - là chất liệu của văn học” (dẫn theo Hà Minh Đức, 2003). Đúng như thế, ngơn ngữ chính là một phương
tiện hết sức quan trọng để làm nên sức sống tiềm tàng và có sức lay động đối với một tác phẩm văn học. Chính vì thế mà ngơn ngữ trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh, ngồi việc vận dụng ngơn ngữ bác học, tác giả đã thể hiện ngôn ngữ riêng, sống động, giàu sắc thái địa phương của vùng miền xứ Kinh Bắc một cách tự nhiên nhưng khơng kém hàm súc, giàu chất tạo hình và biểu cảm.
Ngôn ngữ giàu sắc thái địa phương trong văn xuôi Trần Thanh Cảnh phù hợp với đòi hỏi tối thiểu của ngơn ngữ tồn dân, được dùng trong sinh hoạt văn hóa hằng
dân. Bởi thông qua ngôn ngữ giàu sắc thái địa phương, chúng ta sẽ hiểu hơn về nết ăn, nết ở và cả lối suy nghĩ về văn hóa của làng quê xứ Kinh Bắc. Hiểu được ngôn ngữ sắc thái địa phương cũng là hiểu được văn hóa của vùng miền nơi đây. Vì ngơn ngữ địa phương được tác giả sử dụng trong phạm vi hẹp của làng, và có tính thống nhất của một vùng q… nó được hình thành để thỏa mãn trong nhu cầu giao tiếp trong đời sống lao động, sinh hoạt hằng ngày của người dân trên mảnh đất Kinh Bắc. Điều này đã góp phần thể hiện được bức tranh đời sống hiện thực và thế giới nhân vật trở nên sinh động, có hồn, tự nhiên, trung thực, chân chất bởi qua một lớp ngôn ngữ không cần trau chuốt, tỉa tót, mang bản sắc của làng nhưng sao nghe rất gai góc, chiêm nghiệm và đầy triết lí nhân sinh, với suy tư đầy trăn trở.
Truyện ngắn của Trần Thanh Cảnh không cầu kỳ từ đề tài cho đến ngôn ngữ thể hiện. Nhà văn thường đi sâu khai thác những vấn đề trong cuộc sống thường nhật của con người Kinh Bắc trong công cuộc đổi mới, nghèo túng, tha hố với những tình u nồng nàn, éo le, trắc trở… Tất cả những hiện tượng ấy đều được nhà văn thể hiện bằng một lối nói dân dã, mộc mạc, bình dị giữa đời thường, tạo nên màu sắc, hương vị của khơng gian văn hóa Kinh Bắc. Ngôn ngữ giàu sắc thái địa phương trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh được thể hiện qua cách xưng hô trong sinh hoạt hằng ngày và tình yêu đơi lứa, phải nói rằng đó cũng là những ngơn ngữ ăm ắp khơng gian văn hóa Kinh Bắc, được nhà văn tổ chức đầy sáng tạo, nhưng vẫn giữ được dấu ấn đặc trưng của xứ Kinh Bắc. Ngơn ngữ gắn bó với sinh hoạt cộng đồng. Trong Hội làng (Kỳ nhân làng Ngọc), nhà văn đã viết: “Nàng bước chân trên dải đê
ngày xưa đi học mà như đi trên ruộng nước, thập thõm, thấp cao, thổn thức…” (Trần
Thanh Cảnh, 2015). Ngơn ngữ ấy có tính gợi hình, gợi cảm, biểu hiện cảm xúc cao. Hay: “Nàng óng ả nền nã. Gái Kinh Bắc quê, xưa thắt đáy lưng ong, mắt phượng
mày ngài, da trắng thơm mịn như bột gạo nếp làm bánh trôi…” (Trần Thanh Cảnh,
2015). Lớp ngôn ngữ tràn đầy lễ hội của quê hương làng Ngọc: “Hậu cung đình làng
có tuợng bà tạc gỗ thơm to lắm, gấp đôi người thực, khỏa thân, xống áo mớ ba mớ bảy như người”(Trần Thanh Cảnh, 2015). Và, những từ ngữ như: “xem hội”, “mở xiêm y làm lễ”, “tháo khốn”, “cửa đóng then cài”, “đèn tắt bếp lạnh”, “xống áo cho bà”, “tình xịe tình phập”, “màn đêm đặc quánh”, “giậu cúc tần”… Những lớp
từ ngữ ấy xuất phát từ thực tế của một vùng đất vốn có nhiều phong tục, tập quán văn hóa từ ngàn xưa.
Những từ ngữ mang giá trị văn hóa rất riêng của vùng văn hóa xứ Kinh Bắc, như ở trong Hội làng (Kỳ nhân làng Ngọc), tác giả đã sử dụng hàng loạt từ ngữ như:
“Huê tình”, “đẹp mà lẳng”, “… Đấy là nguồn cơn cho lời đồn khắp Kinh Bắc là gái làng Ngọc đẹp mà lẳng. Lẳng kinh người…” Hay trong Gái đảm (Kỳ nhân làng
Ngọc, tác giả lại nói: “Làng này, từ thời thượng cổ đến nay đã nổi tiếng là huê tình,
và: “… Thơi thì có u nhau cũng cố nhịn, cơm khơng ăn thì gạo còn đấy” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Với cách diễn đạt đậm phong cách của người con gái làng Ngọc vốn đa tình, những câu văn ấy giàu sức gợi. Cũng có nhiều nhà văn, nhà thơ viết về văn hóa Kinh Bắc, nhưng Trần Thanh Cảnh là một trong những nhà văn có cách viết rất lạ, rất mới, sáng tạo theo cách riêng của ông, và phải nói rằng nhà văn đã rất phóng khống qua cách vận dụng ngơn ngữ giàu sắc thái địa phương về văn hóa tín ngưỡng phồn thực ở nơi này. Trong đêm hội làng, làm lễ trút xiêm y cho bà, nhà văn đã chuyển hóa thành những yếu tố rất cụ thể như: âm thanh, hình ảnh, tư thế, hành động bằng những ngôn ngữ rất sống động đậm sắc thái địa phương với âm hưởng phồn thực: “Tình xịe tình phập, tình xịe tình phập. Mỗi lần phập lại đưa sinh thực
khí vào nường bà. Cứ thế ba lần, sau đó, tắt đèn đuốc “tháo khoán”. Nam nữ, gái
trai tha hồ mị mẫm tình tự đến sáng thì thơi” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Ngôn ngữ
của nhà văn ngắn gọn, đời thường, nhưng rất giàu giá trị tạo hình, đậm sắc màu văn hóa Kinh Bắc. Đó là những hình ảnh thật hồn nhiên, gợi cảm được bao phủ qua lớp ngơn ngữ của nhà văn. Tác giả cịn nhấn mạnh: “Hậu duệ của bà chúa giếng Ngọc
lúc nào cũng thăm thẳm và ăm ắp xuân tình. Cái giếng thần kỳ lạ ấy nó như cái hố
đen tham lam ngoài vũ trụ, bao nhiêu khối vật chất khổng lồ rơi vào đều biến mất
không dấu vết”.
Nhà văn nhiều khi để cho các nhân vật của mình sử dụng lối nói ẩn ý, tế nhị nhưng lại chan chứa tâm tình ngọt ngào từ sâu thẳm cõi lịng. Để nói về vấn đề này nhà văn đã cho bà mẹ nói với người con trai tên Mạnh Hoạt trong tiểu thuyết Quái
nhân làng Ngọc, khi biết con trai của mình đã có vợ con, mà vẫn cứ thích chơi bời,
có vợ có con rồi thì phải tu chí làm ăn, chứ cứ rong chơi mãi thế thì làng xóm người ta cười cho” (Trần Thanh Cảnh, 2019). Nhưng có khi giận quá bà lại chửi: “trời đất này khơng có ai chứa cái ngữ hay ăn lười làm đâu” (Trần Thanh Cảnh, 2019). Hình
ảnh “tu chí làm ăn”, và “hay ăn lười làm” Nhà văn đã mượn thành ngữ dân gian là để diễn đạt theo cách riêng của mình, cố ý chê trách, và đó là sự cảnh tỉnh cho cậu con trai của mình. Qua những lời nói bóng gió, và nhân vật của Trần Thanh Cảnh thường xuyên vận dụng lối nói theo phương ngữ này.
Lối nói so sánh về vẻ đẹp của gái làng Ngọc, đó cũng là một đặc điểm của ngơn ngữ trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh. Nhà văn không chỉ cho lớp ngôn ngữ ấy gắn bó với con người, với cuộc sống, mà cịn đan quyện với hình ảnh thiên nhiên, với những biểu tượng tâm linh trong văn hóa người Việt. Cho nên gái làng Ngọc thường được so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên cây cỏ ruộng đồng, sông hồ, giếng nước, đầm sen, hoa gạo, hay giậu cúc tần. Sự so sánh ấy cũng rất cụ thể, phù hợp với khơng gian văn hóa Kinh Bắc, ngơn ngữ của Trần Thanh Cảnh đã nâng lên và tái hiện lại. Nhà văn đã miêu tả Hàn Xuân trong Giỗ hậu: “Nàng sang bên ao chùa khỏa thân xuống dầm mình trong làn nước lạnh thơm mát hương sen, làm dịu bớt đi cơn sóng lúc nào cũng chực bùng nổ trong lòng” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Qua từ “khỏa thân” nhà văn đã đưa người đọc trở về nét đẹp của tục tắm trần, hay cho chúng ta
thấy: “Thân thể tuyệt đẹp của nàng rực lên lấp lóa, như có vầng hào quang tỏa ra,
làm cho nước trong ao sen lóng lánh” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Thiên nhiên có lúc
lại tơ điểm thêm lên cho vẻ đẹp con người. Đúng là qua lối nói của nhà văn, thiên nhiên và con người ln có mối giao hịa, đồng điệu, đó là một vẻ đẹp có truyền thống văn hóa từ ngàn đời. Để làm rõ điều này, nhà văn đã diễn tả: “Cổ cô bé vẫn
quàng vòng hoa gạo đỏ rực, ánh đỏ từ những bông hoa làm khuôn mặt, làn môi thiếu nữ mới lớn thắm lạ” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Nhà văn đã tái tạo lại lớp ngôn ngữ
đậm chất văn hóa Kinh Bắc, với hình ảnh hoa gạo tháng ba, đầm sen, ao sen, hương sen…, chính là tâm hồn, là sắc thể của người con gái làng Ngọc.
Những hình ảnh trên đã có sức cuốn hút độc giả một cách dữ dội, với những yếu tố, tình huống bất ngờ trước cảnh và con người hịa lẫn trong thiên nhiên ấy.