Nhà văn Trần Thanh Cảnh với những sáng tác đậm tính văn hóa 27 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 33)

1.2.1. Cuộc đời một dược sĩ mê văn

Dược sĩ, nhà văn Trần Thanh Cảnh sinh ngày 13 tháng 01 năm 1961 tại làng Ngọ Xá, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nhắc đến Trần Thanh Cảnh chúng ta có cảm giác như nhắc đến hai con người. Một của dược sĩ và một của nhà văn. Với một dược sĩ, Trần Thanh Cảnh đã đảm nhiệm tốt vai trị của mình trong suốt 30 năm, và bây giờ ơng vẫn cịn gắn bó máu thịt và rất u q với nghề dược của mình. Nhà văn đã từng tâm sự: “Cái nghề đã cho tôi mọi thứ, bây giờ vẫn nuôi

tôi một cuộc sống đủ để không phải quá quan tâm đến cơm áo gạo tiền thường nhật,

để tơi có thể đêm đêm sống với các nhân vật của mình” (dẫn theo Nguyễn Thế Hùng,

2016). Điều đó cho thấy sự đam mê văn chương của Trần Thanh Cảnh khi chúng ta tìm đến con người thứ hai của ông, con người văn chương. Người đọc tự nhận thấy rằng, chắc có lẽ do sinh ra và lớn lên ở Bắc Ninh, một vùng đất địa linh nhân kiệt, là mảnh đất văn vật, là nơi hội tụ của kho tàng văn hóa dân gian. Suốt đời gắn bó máu thịt với xứ Kinh Bắc nên Trần Thanh Cảnh có vốn sống phong phú về mảnh đất và cuộc sống con người nơi đây, đó là nguồn sống quý giá, khiến một con người dược sĩ lại có tâm hồn yêu văn chương đến độ sẵn sàng quên đi các thú vui khác của cuộc đời, với mong muốn dốc hết nguồn cảm hứng vào trang văn của mình. Thậm chí có khi tết đến xuân về “… Trần Thanh Cảnh không đi du xuân mà quyết định ở nhà viết

văn” (dẫn theo Hương Lan, 2016). Xuất thân là một dược sĩ, có tài năng và tâm

huyết với nghề, đồng thời là người rất đam mê văn chương, bản thân đã trải qua cả hai công việc bằng cả sức lực và trí óc, cái khó của hai cơng việc là hai cảm xúc khác nhau, Trần Thanh Cảnh chia sẻ:

“Văn nhân có thể phiêu lưu nhưng làm chủ doanh nghiệp mà phiêu thì rất dễ đưa đên phá sản. Còn điểm dừng của văn nhân và doanh nhân thì khá giống nhau: Văn nhân

đã cạn cảm hứng thì nên dừng lại. Cịn doanh nhân khi đã mất động lực khát khao

kiếm tiền, cũng nên dừng lại. Nếu không biết điểm dừng, cả văn nhân và doanh nhân

đều dễ dẫn đến những bi kịch” (dẫn theo Nguyễn Tham Thiện Kế, 2018).

Những lời chia sẻ ấy cho thấy Trần Thanh Cảnh là một người đa nhân cách, nhanh nhạy, thích ứng với mọi hồn cảnh, như nhà văn đã từng nói: “Tơi như người

đa nhân cách, nhưng lại đa cảm với văn chương”. Và “Nhiều lúc tôi cũng tự cảm

thấy mình rất lạ, thậm chí có thể nói là… “đa nhân cách”. Khi làm kinh doanh, tôi là người khá lạnh, có đầu óc tính tốn cẩn trọng, nhưng khi đến với văn chương tôi như một người sống một cuộc đời hoàn toàn khác” (dẫn theo Hà Anh, 2017). Đúng

vậy, theo nhà văn ngành dược và viết văn là hai việc hồn tồn khác nhau: “Tơi làm

trong ngành dược và tôi nghĩ dược và việc cầm bút không hề liên quan đến nhau. Việc cầm bút đối với tơi như có một sự thơi thúc về nội tâm trong quá trình sống, trong quá trình trải nghiệm cuộc đời, đến một lúc nào đó khi đã tích lũy đủ vốn sống thì tơi cảm thấy mình cần phải viết ra để chia sẻ với bạn đọc và người thân”. Với

Trần Thanh Cảnh đều có những thành cơng nhất định ở hai cơng việc ấy. Trong cuộc sống đời thường, cũng như trong văn chương, ở góc độ nào Trần Thanh Cảnh cũng dấn thân hết mình. Nhà văn đã từng nói: “Là dược sĩ, là người kinh doanh hay là nhà văn tôi đều có sự dấn thân tận cùng. Tơi chỉ có một giới hạn, đó là giới hạn khả năng của mình đến đâu thì mình đẩy mình đến đó. Tơi ln mong muốn cháy hết

mình, cháy đến tận cùng mọi khoảnh khắc được sống” (dẫn theo Hà Anh, 2017).

Thậm chí, nếu giá như bây giờ chỉ được chọn một trong hai nghề dược hoặc viết văn thì Trần Thanh Cảnh quyết chọn văn chương. Nhà văn đã từng nói trong trả lời phỏng vấn của tôi: “Nghề dược vốn đến với tơi như một sự tình cờ. Rồi thành nghiệp.

Thế nhưng văn chương lại là niềm u thích khơn ngi của tơi từ thủa ấu thơ”.

Đúng vậy, riêng đối với niềm đam mê văn chương của nhà văn, chắc có lẽ đi hết cuộc đời này sẽ không bao giờ tắt, bởi viết văn đối với Trần Thanh Cảnh là một niềm vui, một sự khát khao khoái cảm của sự sáng tạo. Nhà văn đã nhấn mạnh: “Viết với

tơi là sự khối cảm. Khối cảm tới mức giờ đây tơi có thể từ bỏ mọi việc trên đời để chỉ viết mà thôi. Tiếc rằng tôi vẫn nặng nợ đời nên chưa dứt được…” (dẫn theo

Nguyễn Tham Thiện Kế, 2018). Đúng thế, đối với văn chương, Trần Thanh Cảnh vô cùng đa sầu, đa cảm, cũng là do tư chất vốn có của một nhà văn ln nặng tình, nặng nghĩa với tình thân, với con người, và với quê hương làng xã của mình. Nhà văn đã từng trải lịng mình trên trang viết, và từng sống với đời sống của nhân vật, thậm chí có những trang đoạn nhà văn đã khóc vì nhân vật của mình. Về điều này, nhà văn cũng đã từng tâm sự: “Khi tôi viết truyện ngắn “Hội làng” là một truyện ngắn tơi rất

thích, có trường đoạn khiến tôi cũng rơi nước mắt theo nhân vật. Nhưng tôi cho

rằng, một nhà văn mà không đa sầu đa cảm, khơng có trái tim mẫn cảm thì viết ra một tác phẩm cũng khó mà chạm được đến trái tim người đọc” (dẫn theo Nguyễn

Tham Thiện Kế, 2018). Nhà văn cũng đã từng thừa nhận rằng: “Tơi vốn là người u

văn chương, thích đọc sách nên khi “bập” vào viết rồi lại có nhu cầu chia sẻ” (dẫn

theo Hà Anh, 2017). Viết văn đối với Trần Thanh Cảnh không phải là cơng việc chính, nhưng nó lại là một cái gì đó ln thổn thức, đau đáu trong trái tim mẫn cảm với đời đã khiến nhà văn phải cầm bút. Con đường đến văn chương của Trần Thanh Cảnh một cách an nhiên và đầy tự nhiên như một nhu cầu để được chia sẻ, và để được cống hiến mà nhà văn đã gom nhặt từ những trải nghiệm hoang hoải của cuộc sống. Là một người thẳng thắn, nóng nảy, bộc trực nhưng rất đổi hiền hòa, nên những gì nhà văn đã gửi gắm qua những lời giãi bày, tâm sự bạn đọc càng hiểu được con người nhà văn hơn: “Cuộc đời tôi cũng có rất nhiều thất bại nhưng cũng có

nhiều thành cơng với nhiều trải nghiệm đáng giá. Vì thế nó rất có ý nghĩa mỗi khi tơi

đặt bút viết, những trải nghiệm quý giá ấy lại đến và dẫn dắt tôi đi. Đúng vậy, mỗi

khi nhà văn cầm bút viết thì hình như chỉ biết có văn chương mà thơi, mọi thứ trên đời đều trở nên vơ nghĩa. Nhà văn đã nói: “Khi tơi đặt bút viết, mọi thứ khác trong

đầu tôi như biến mất, tơi qn hết mọi chuyện, chỉ cịn lại thế giới nhân vật của mình

và khơng có thứ gì chen vào được” (dẫn theo Hà Anh, 2017).

Cho dù viết văn không phải là công việc chính, nhưng đó là một cơng việc vơ cùng nghiêm túc, trân quý của Trần Thanh Cảnh, nên nhà văn đã sống hết mình cho văn chương, bởi đó là niềm đam mê, là máu thịt, là sự tâm huyết cả đời của nhà văn. Chính sự đam mê trong nghề viết văn, cộng với bút lực dồi dào không biết mệt mỏi đã đem lại những thành tựu đáng giá cho văn xuôi của Trần Thanh Cảnh trên cả hai

phương diện nội dung và nghệ thuật, đặc biệt, qua những trang văn ấy luôn lấp lánh về những giá trị văn hóa từ ngàn xưa của xứ sở đất Kinh Kỳ này. Phải thấy rằng, niềm đam mê ấy đã làm đẹp, và làm sáng hơn lên cho số phận, cho những trăn trở, tha thiết của Trần Thanh Cảnh khi suy ngẫm về làng q của mình. Cũng chính vì lẽ đó nên nhà văn đã rất yêu, tự hào và trân quí những sáng tác của mình khi viết về văn hóa và lịch sử ở trên mảnh đất Kinh Bắc. Nhà văn đã có giả định: “Nếu bây giờ mà

được lên một con tàu xuyên thời gian để đi về quá khứ, đi tới tương lai, tôi sẽ chỉ

mang theo các cuốn sách của mình” (dẫn theo Nguyễn Tham Thiện Kế, 2018). Phải

nói rằng, niềm đam mê mãnh liệt ấy chỉ có thể ở nhà văn Trần Thanh Cảnh.

1.2.2. Hành trang văn chương Trần Thanh Cảnh

Với tấm lịng ln nặng nợ và biết yêu tha thiết quê hương của mình, Trần Thanh Cảnh vốn mang trong mình một tâm hồn nhạy cảm, nên tình yêu của nhà văn đã dành cho nơi chôn nhau cắt rốn của mình ngày càng sâu sắc. Hình ảnh lễ hội, những phong tục, tập quán, đến những quan niệm của con người nơi đây được tái hiện sống động trên trang giấy. Nhưng trong thời kì hội nhập, ở Kinh Bắc lại có nhiều bi kịch, những thăng trầm của cuộc sống, khiến làng quê của Trần Thanh Cảnh trở nên thay đổi, làng không ra làng, phố không ra phố. Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm cần phải thay đổi của con người nơi đây. Nhà văn đã tâm sự:

“Khi xưa làng quê Kinh Bắc rất đẹp, với đầm sen, cánh đồng, lúa xanh rờn bát ngát. Với cây đa bến nước sân đình. Với chợ phiên quanh vùng tấp nập. Với hội hè

đình đám suốt cả mùa xuân… Thế nhưng sau cơn chuyển mình hung bạo của lịch sử

từ giữa thế kỷ hai mươi đến nay, làng quê Kinh Bắc dần dần mất đi cái vẻ phong lưu thanh bình vốn có. Có thể nói ngắn gọn về làng quê Kinh Bắc bây giờ là: Làng không ra làng mà phố chưa ra phố” (dẫn theo Nguyễn Tham Thiện Kế, 2018).

Đặc biệt hơn, trong những năm trở lại đây, đề tài lịch sử đang thu hút và có sự chuyển biến mạnh mẽ trong giới sáng tác văn học, điều đó đã tạo nên nền tảng cho tiểu thuyết lịch sử dân tộc phát triển. Nhà văn đã viết Đức Thánh Trần, một tác phẩm về lịch sử rất xuất sắc, bởi suốt đời gắn bó máu thịt với xứ Kinh Bắc nên Trần Thanh

Cảnh có vốn sống phong phú về mảnh đất và cuộc sống con người nơi đây, đó là nguồn sống quý giá, là động lực giúp nhà văn viết lên những trang văn thấm đượm màu sắc văn hóa của lịch sử dân tơc.

Là một dược sĩ, đồng thời là một nhà văn rất dồi dào về bút lực, hơn 50 tuổi mới cầm bút nhưng sự nghiệp văn xuôi của nhà văn Trần Thanh Cảnh khiến chúng ta khơng khỏi ngạc nhiên, khi chỉ trong vịng 5 năm kể từ khi tác phẩm Đại Gia, (Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2013) đầu tay ra đời đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc. Đoàn Lê Giang đã nhận xét: “Truyện hấp dẫn từ đầu đến cuối với những

chi tiết sống động của cuộc đời mà khơng ai có thể hư cấu được, Người kể chuyện rất có duyên, giọng văn vừa trần trụi, suồng sã, vừa phân tích chiêm nghiệm, vừa hài hước, xen lẫn những đoạn nên thơ. Kết cấu truyện đa dạng, cắt cúp phù hợp, gợi mở từ từ, lôi cuốn như một bộ phim” (Đồn Lê Giang, 2013), điều đó đã góp phần mở ra

một bước ngoặc mới trong sự nghiệp văn xuôi của Trần Thanh Cảnh.

Một trong những tác phẩm gây tiếng vang lớn đó là tập truyện ngắn Kỳ nhân làng Ngọc, tập truyện đã đạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 2015 (Nxb

Trẻ, 2015). Tập truyện gồm 14 truyện ngắn, đều viết về vùng đất và con người Kinh Bắc. Tất cả các truyện thể hiện nỗi lịng trăn trở cũng như tình u đối với quê hương của một con người vốn xuất thân từ làng và suốt đời gắn bó với làng của mình. Truyện đã xoay quanh những câu chuyện đời thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày về những con người, vui có, buồn có, với những sóng gió trong thời buổi kinh tế thị trường đã làm xáo trộn nếp sống của những con người nơi đây. Truyện còn đề cập đến cảnh sắc thiên nhiên của xứ sở kinh kỳ đầy ăm ắp khơng gian văn hóa.

Nối tiếp thành tựu đó, năm 2016 tập truyện ngắn Mỹ nhân làng Ngọc ra đời

(Nxb Trẻ, 2016) được độc giả ủng hộ và đón nhận trước một tài năng vừa chớm nở. Với lối kể dung dị mang đậm tính hiện thực nhưng khơng thiếu sự chua chát, 11 câu chuyện trong Mỹ nhân làng Ngọc là những lát cắt sinh động về cuộc sống ở một vùng quê ven sơng Đuống đang cựa mình chuyển động trong thời kỳ đổi mới. Nhà văn tiếp tục khai thác về những câu chuyện ở làng Ngọc xứ Kinh Bắc, và đi sâu vào đời sống những nhân vật để ca ngợi và bóc tách những lỗ hổng nhân cách của người nông dân. Đúng như lời nhận xét:

“Đọc Mỹ nhân làng Ngọc là một trải nghiệm hoang hoải đến kỳ lạ khi nỗi buồn của các nhân vật bị đẩy tới mức cùng cực. Nếu như kết thúc là một sự khởi đầu mới thì

dưới giọng văn của tác giả, dấu chấm hết chỉ là màn kết để bi kịch tiếp theo được bắt

đầu bằng hiện thực dồn nén cô đọng khiến người đọc xót xa. Mỹ nhân làng Ngọc bao

gồm nhiều truyện ngắn xung quanh đời sống sinh hoạt người dân vùng Kinh Bắc. Làng Ngọc là một ngôi làng xây dựng không cụ thể vậy nên các sự kiện, diễn biến

được mở rộng sang cả một vùng. Trong tác phẩm mỗi làng quê đều mang sắc thái văn

hóa riêng biệt. Lối sống, suy nghĩ của họ cũng khác xa nhau”.

(dẫn theo Mỹ Lan, 2016) Phải công nhận rằng, ngọn lửa văn chương của Trần Thanh Cảnh luôn sục sôi bùng cháy, nhất là ở thời điểm ông nhập thân vào lịch sử của dân tộc để viết lên tiểu thuyết Đức Thánh Trần năm 2017 (Nxb Hội nhà văn), đã để lại ấn tượng mạnh trong lịng độc giả về những hình ảnh, sự kiện, biến cố của lịch sử mà tác giả đã gom nhặt được trong triều đại thời nhà Trần qua ba lần chống Ngun - Mơng. Bên cạnh đó nhà văn tập trung miêu tả vẻ đẹp ở vị tướng Trần Quốc Tuấn ở hai khía cạnh: Võ nghiệp lẫy lừng và tình yêu bất diệt, với lối đi rất mới đã làm nên sắc thái riêng của Trần Thanh Cảnh. Quả thực:

“Để làm nên Đức Thánh Trần, tác giả đã dám mạo hiểm xông vào những địa hạt vô cùng trống vắng sử liệu, trở thành “nhà thám hiểm cuộc sống”. Những khuất lấp của lịch sử, những bí ẩn trong đời sống nội tâm, những “vùng mờ” trong cuộc đời và số phận nhân vật được nhà văn khơi mở, phân tích sâu sắc. Sự mở rộng biên độ hư cấu, sáng tạo cho phép Trần Thanh Cảnh tiếp cận, soi rọi, giải mã những nhân vật tưởng chừng như đã “đóng đinh” trong kinh nghiệm, hiểu biết của cộng đồng. Từ điểm nhìn

đời tư-thế sự-nhân văn, ông đã soi rọi, khám phá nhiều khía cạnh mới mẻ trong cuộc đời Trần Quốc Tuấn-thần tượng dân tộc, huyền thoại tôn giáo. Nhà văn thấy được ở

cịn có những giây phút rất đời, rất người. Ngòi bút của tác giả đã chạm vào những rung động vì tình yêu đầu đời, cháy bỏng đam mê của chàng trai trẻ Quốc Tuấn trước công chúa Thiên Thành; sẻ chia mọi cảm giác trần tục, đắm say của người anh hùng

Đại Việt với người con gái hái dâu Quế Lan; thấu cảm trước những ngậm ngùi nhớ

thương, khắc khoải cô đơn của vị tướng già khi những người yêu thương đã ra đi”

(Nguyễn Văn Hùng, 2018).

Viết về tiểu thuyết Quái Nhân làng Ngọc (Nxb Hội nhà văn, 2019), nhà văn tiếp tục khám phá làng Ngọc: “… một ngôi làng đặc thù của vùng Kinh Bắc. Ngôi

làng ngày xưa rất đẹp, rất thơ mộng, nhiều con người nổi tiếng và rất nhiều điều

hay,… nhưng đến giờ phút này ngơi làng đó đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và ít nhiều đã bị biến dạng, méo mó” (Trần Thanh Cảnh, 2019).

Qua hành trình đến với văn chương của Trần Thanh Cảnh, tác giả đã khắc họa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 33)