Nét đẹp tâm hồn của người dân quê – sự tiếp biến truyền thống văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 50 - 61)

2.2. Cảm thức về vẻ đẹp thuần phong mĩ tục trong văn xuôi của Trần Thanh

2.2.1. Nét đẹp tâm hồn của người dân quê – sự tiếp biến truyền thống văn

hóa trong đời sống làng xã

Nhạc sĩ Trần Tiến đã từng viết trong bài hát Ngẫu hứng giao duyên rằng:

“Người Bắc Ninh vốn trọng chữ tình”, con người xứ Kinh Bắc vốn dĩ như thế. Chúng ta không thể phủ nhận khi đọc xong những trang văn của Trần Thanh Cảnh, và có thể hình dung ra một làng Ngọc quê xưa của nhà văn hiện lên như những viên ngọc, cứ mãi lấp lánh tỏa sáng về cảnh cũng như người ở mảnh đất Kinh Bắc này. Để tô điểm cho bao sắc đẹp về quê hương của mình, nhà văn đã lặng lẽ gom những khoảnh khắc đẹp đẽ ở đất Kinh Bắc từ con đường làng, cánh đồng cho đến ngõ xóm… để lưu lại những kí ức đẹp đẽ ngày xưa. Khi cuộc sống của làng Ngọc có dấu hiệu mất đi những vẻ đẹp thuần phong mĩ tục, Trần Thanh Cảnh với tâm huyết muốn giữ gìn những nét đẹp truyền thống của làng, nhiều lần ông đã tâm sự:

“… tôi muốn lưu giữ lại trong những trang sách ký ức về những ngôi làng Kinh Bắc cổ xưa với những đặc sắc của văn hóa Kinh Bắc…”, và, “… những nhân vật của tơi lại hầu như có thật, họ hầu như từ cuộc sống bước thẳng vào trang sách của tơi”. Và “Thật ra thì với thủ thuật của người viết, tôi cũng đã làm mờ những góc cạnh khơng cần thiết của nhân vật. Tơi muốn đem đến độc giả những mỹ cảm nào đó qua câu

chuyện của mình, dù đó là một câu chuyện về một nhân vật chả ra gì. Tơi ln muốn nhìn người bằng con mắt nhân ái. Thế nhưng, các nguyên mẫu mà tôi nhằm để xây

dựng nhân vật của mình hình như cá tính q mạnh, họ đã hóa thân vào trong nhân vật của tơi. Sống động. Và họ lại sống tiếp cuộc đời trong làng Ngọc của mình…”

(dẫn theo Nguyễn Thế Hùng, 2016).

Từ tiểu thuyết cho đến truyện ngắn nhà văn đã ca ngợi nhan sắc toàn mĩ của những con người nơi đây. Với vẻ đẹp bên ngồi họ cịn ẩn chứa nét đẹp nền nã, giàu sức sống ở bên trong tâm hồn, vẻ đẹp ấy ln đi liền với trí tuệ, vừa kết tinh truyền

thống trong cuộc sống hiện đại của làng Ngọc.

Viết về văn chương trong thời kỳ đổi mới, một thời kỳ đang chuyển biến mạnh mẻ và tác động dữ dội đến mọi lĩnh vực, bằng chính tài năng, tình cảm của mình, Trần Thanh Cảnh đã tìm về nguồn cội, tìm về cái đạo ngàn đời ở trong chính q hương của ơng, và ơng đã lưu giữ những kí ức tươi đẹp cho các thế hệ mai sau luôn tự hào về làng quê của mình. Dù làng q ấy có bị bào mịn, mai một như thế nào đi chăng nữa, nhà văn vẫn tin rằng những bản sắc làm nên văn hóa Kinh Bắc sẽ vẫn tồn tại và âm thầm phát triển. Cũng như vẻ đẹp tình người bao đời vẫn lung linh tỏa sáng bởi những tính cách đơn hậu thắm đượm trong nhịp sống hiện đại. Trong

Giã bạn (Mỹ nhân làng Ngọc), trải qua bao sóng gió ở làng, nhưng vẫn giữ được tình

làng nghĩa xóm. Trước cái chết của Lan và Hiệp cũng như của Hoạt và Miên cả làng đều đau thương, uất nghẹn. Những tiếng khóc hờ cứ cất lên, có người ngã vật ra đường rất thê thảm trước cái chết trẻ đầy tức tưởi, cả làng đều bao trùm tang thương, chết chóc. Trước nỗi lịng xót xa của làng xóm, chúng ta thấy ở làng Ngọc dù có thay đổi, méo mó đến đâu thì trong sâu thẳm của họ vẫn sáng ngời tình làng nghĩa xóm. Ở họ vẫn giữ nguyên truyền thống quý báu của ông cha ta ngày xưa xây đắp bao đời, trải qua bao bi thương, những câu tục ngữ “Bà con xa không qua láng giềng gần”, hay “Bán anh em xa mua láng giềng gần” vẫn còn sáng mãi ở người dân xứ Kinh Bắc, họ sẽ và ln gìn giữ, phát huy trong nhịp sống hiện đại hơm nay. Hay Trong

Vô Vi (Mỹ nhân làng Ngọc), tác giả miêu tả trước cái chết một lúc năm người ở gia

đình Má Giám Sinh, vì sự cố ăn nhầm thuốc diệt chuột. Cả làng Lâm Di như chết lặng, ai cũng nước mắt chan chứa, nghẹn ngào, thể hiện được vẻ đẹp truyền thống về tình người của cha ơng ta qua câu nói: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hay tình

làng nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”. Người làng Ngọc - xứ Kinh Bắc mà nhà văn đang nói đến, là những con người đáng tự hào. Đó là những con người tuy nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa ở họ luôn đong đầy trong mỗi con người, trong từng xóm làng của đất kinh Bắc này, một nét đẹp vô cùng mộc mạc, dung dị mãi tỏa sáng cả một vùng quê. Họ sẵn sàng bao dung, độ lượng bỏ qua tất cả những sai lầm, tất cả chỉ vì tình làng nghĩa xóm. Trong Hương đêm (Kỳ nhân làng Ngọc) nhà văn đã nói về cái chết của ông Dương Hữu Phú, một người sống trong thời chiến, ít nhiều

gây nợ máu cho quê hương, rồi phiêu bạt ở đất khách quê người. Cuối đời ông cũng trở về làng quê, và được chết ngay trên mãnh đất của mình, những người trong vùng đã đến đưa tang khóc thương ngậm ngùi cho con người xấu số, suốt đời sống trong cô độc. Đáng vui hơn là những bó hoa huệ ngát hương mà ơng vốn u thích được đặt lên ngơi mộ một cách kính cẩn. Nghĩa cử cao đẹp ấy được bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc Việt Nam là “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”. Vì thế dân làng Ngọc đã tha thứ, bỏ qua những sai lầm, để cho ông Phú được mồ n mã đẹp. Qua đó chúng ta thấy được lịng nhân ái khoan dung trong con người làng Ngọc- xứ Kinh Bắc nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Đó là một giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Nếu nói đến truyền thống của người Việt Nam ngày xưa ở làng quê, chúng ta thường gắn họ với những hình ảnh ruộng lúa, nương dâu, dệt vải... một cách tần tảo, sống có trách nhiệm với cộng đồng, với làng xã, có phẩm hạnh, đặc biệt với tam tòng tứ đức. Để tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, người phụ nữ trên trang văn của Trần Thanh Cảnh ln tiếp thu giá trị ngàn đời đó, nên ở trong họ ln có hồi bão, khát vọng, nỗ lực trong học tập, trong công việc và luôn thể hiện phẩm chất đúng mực để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử trong các giai đoạn phát triển của đất nước. Nhà văn đã nâng cao giá trị về nhân vật phụ nữ của ơng với ngang tầm xã hội, họ cũng có trách nhiệm với làng xã, với cộng đồng. Một mặt nào đó họ vẫn ln giữ gìn được nét đẹp vốn rất thiêng liêng và cao quý của họ về “công, dung, ngơn, hạnh”. Dù ở góc độ nào, thì những người phụ nữ ở làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh vẫn giữ nguyên giá trị trong gia đình, ngồi xã hội, vẻ đẹp của người làm vợ, làm mẹ, hay vẻ đẹp của nữ doanh nhân, của mơt tri thức… thì tất cả trong họ vẫn ln có sự ý nhị, tình tứ, vì khơng ai khác mà chính họ là những người đã tạo dựng nên những giá trị quý báu ấy và họ ln cố gắng giữ gìn để đem lại dấu ấn tốt đẹp về ngơi làng của mình, đó là vẻ đẹp có từ ngàn đời ở đất Kinh Bắc.

Trong tiểu thuyết Đức Thánh Trần, nhà văn đã khắc họa những vẻ đẹp truyền

thống như:“Sớm ra ruộng lúa, tối về nương dâu”. Qua nhân vật nàng Quế Lan dân dã ở chốn Kinh Kỳ, vẫn luôn giữ được nét đẹp nền nã “tam tòng - tứ đức”, và “cơng,

“Thiếp là của chàng. Vĩnh viễn khơng có một người đàn ông nào khác nữa! Bởi thân thể này, thiếp đã nguyện chỉ để dành riêng mà tôn thờ chàng. Nhà cửa gia sản trên này là của chàng. Thiếp sẽ cùng cha mẹ trơng coi giữ gìn, sẽ mở mang sản nghiệp ra to lớn hơn nữa để sau này chàng có lực làm việc nước. Thi thoảng về kinh hội triều, chàng hãy ghé về, thiếp luôn đợi” (Trần Thanh Cảnh, 2017).

Đó là vẻ đẹp vơ cùng q giá, thể hiện sức ám gợi của truyền thống văn hóa, đồng thời thể hiện tấm lịng nhân ái của nhà văn khi nhìn về cuộc đời, về con người. Phải công nhận rằng: những người phụ nữ như từ công chúa Thiên Thành, đến An Tư nơi chốn cung đình và cả nàng Quế Lan nơi thôn dã, qua trang viết của Trần Thanh Cảnh đã hiện thân vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, vì chồng vì con như Thiên Thành, cam chịu, nhẫn nhục trong cuộc sống đời thường như Quế Lan, một An Tư khi nghe tổ quốc kêu gọi đã sẵn sàng đứng lên để làm một người cơng dân, một người con gái anh hùng rất có ý thức trách nhiệm với đất nước để lập nên những chiến cơng. Phải nói chính xác rằng, tất cả những nhân vật của Trần Thanh Cảnh từ anh hùng cho đến thường dân, từ đàn ông cho đến phụ nữ, đều đặt trọng trách về quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân, và tất cả đều được soi chiếu từ truyền thống lịch sử - văn hoá Kinh Bắc được thơng qua góc nhìn văn chương của nhà văn.

Trần Thanh Cảnh còn lưu giữ trên trang viết của mình những hình ảnh quý báu của xứ Kinh Bắc về truyền thống “tơn sư trọng đạo”, đó là tư tưởng tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta. Khi mà chúng ta đang sống trong thời buổi kinh tế thị trường, mọi giá trị hầu như xuống cấp, đặc biệt là quan hệ thầy trò. Đứng trước nguy cơ này, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho con người chúng ta cần phải biết “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”, bởi vì truyền thống này đã

được ơng cha ta tạo dựng bồi đắp từ ngàn xưa. Nhà văn muốn nhấn mạnh rằng:

“không thầy đố mày làm nên”, hay:“Cơm cha áo mẹ, chữ thầy”, “Trọng thầy mới

được làm thầy”, để nói lên nghĩa cử cao đẹp ấy nhà văn đã để cho ba cô nàng mỹ

nhân của làng Ngọc là Nhàn, Hiên, Hiền trong Mỹ nhân làng Ngọc về dự ngày kỉ

địa vị trong xã hội, nhưng trong họ vẫn luôn lưu giữ giá trị truyền thống tốt đep, biết q trọng, tri ân thầy cơ, cùng nhau góp xây ngơi trường vững mạnh, tạo nên khối đồn kết, là tấm gương cho thế hệ học sinh non trẻ noi theo, tạo nên diện mạo mới cho nhà trường. Hay trong truyện ngắn Vô vi của tập Mỹ nhân làng Ngọc, nói về

nhân vật Má Giám Sinh là một cậu học trò lười học, đánh bạn bị thầy đuổi ra khỏi lớp, dù thầy khuyên đi học nhưng Má Giám Sinh quyết xin nghỉ. Lòng thầy Hịe buồn vơ hạn:

“Thầy Hịe khơng biết nói gì. Thầy ngồi bó gối nhìn ra cánh đồng vừa cày ải xong. Từng tảng đất phù sa nục nạc lật nghiêng trên luống cày đều tăm tắp. Nhà thầy cũng nghèo. Vợ yếu, bệnh tật liên miên. Mà thầy có những bốn cơ con gái… Thầy Hịe ngồi yên trên sân hồi lâu rồi lặng lẽ đứng dậy. Qua cổng gặp Sinh dắt bò về, chào, thầy gật đầu rồi đưa tay xoa đầu Sinh, bàn tay thày ấm hình như hơi run run. Đấy là sau này đã lớn, hơm sang viếng thày Hịe tự dưng Sinh nhớ lại. Chứ lúc đó cậu bé chăn bị chỉ đứng n nhìn theo bóng thày Hịe khuất dần trên con đường làng Lâm Di chiều đồng muộn” (Trần Thanh Cảnh, 2016).

Lớn lên, người học trị này ln kính trọng u q thầy. Ngày thầy mất, nước mắt của cậu học trị đã khóc vì thương cho số phận và gia cảnh của thầy. Để đền đáp ân tình, Má Giám Sinh đã lo hậu sự cho thầy, đó là một tình cảm đáng q, thể hiện tình nghĩa giữa thầy và trò. Điều mà nhà văn muốn nói đến rằng: chúng ta sống trong xã hội mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều yếu tố hiện đại sẽ tham gia vào quá trình giáo dục, nhưng có lẽ khơng gì có thể thay thế được vị trí của người thầy, nhân cách, chuẩn mực, đạo đức của ngưởi thầy, cho nên chúng ta phải sống sao cho trọn đạo nghĩa tình.

Tiếp nối nghĩa tình ấy, Trần Thanh Cảnh cịn cho bạn đọc thấy vẻ đẹp của con người làng Ngọc xứ Kinh Bắc ln hướng về nguồn cội, trong trang viết của mình, nhà văn để cho người làng Ngọc dù đi đâu họ cũng tìm về cái đạo của mình để giữ trọn nét đẹp quê hương. Dù cuộc đời có đổi thay, con người luôn chạy theo nếp sống mới, chạy theo cuộc sống kiếm tiền, nhưng mỗi con người đều có tình u, niềm tự

hào và ln mang trong mình tình yêu quê hương tha thiết, nơi đã từng nuôi dưỡng tâm hồn họ khi mới cắt rốn chào đời. Đỗ Trung Quân từng nói: “Quê hương mỗi người chỉ có một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nỗi thành người”. Điều đó khẳng định rằng người làng Ngọc ln lưu giữ những

giá trị truyền thống q báu của văn hóa Việt Nam. Ngồi lịng u nước, cần cù sáng tạo, lòng bao dung độ lượng, bên cạnh đức tính giản dị, thương người như thể thương thân, thì nét đẹp hướng về quê hương nguồn cội được nhà văn Trần Thanh Cảnh gợi cho người đọc những niềm cảm động, xót thương sâu xa và đằng sau những phút nghĩ suy sâu sắc, lặng lẽ, thâm trầm của nhà văn là biết bao tình yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hy vọng… những người con trên mảnh đất Kinh Bắc luôn hướng về cội nguồn quê hương của mình. Dù họ thành công hay vấp ngã thì q hương chính là đơi cánh ln rộng mở để đón họ trở về, với tình người đẹp đẽ bao la. Đúng thế,“Người Bắc Ninh vốn trọng chữ tình…”. Bởi nơi ấy ln có khơng khí của lễ hội khi tết đến xuân về, với những làn điệu Quan họ ngọt ngào, đằm thắm ln níu kéo, làm xao xuyến tâm hồn bao người con xa q. Và hình như ở đâu họ vẫn ln đồng hành với quê hương Kinh Bắc, vui với niềm vui Kinh Bắc, buồn với nỗi buồn Kinh Bắc, trăn trở, xót xa khi nhớ về Kinh Bắc. Nhà văn như nhắn nhủ đến một thông điệp về con người xứ Kinh Bắc rằng: hãy luôn trân trọng, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời nay, một nét đẹp vĩnh hằng của tâm hồn, của cốt cách con người xứ Kinh Bắc. Ngay truyện ngắn đầu tay Đại gia của Trần Thanh Cảnh khi viết về nàng An người con gái xứ Kinh Bắc đẹp dịu dàng, mong manh, dễ vỡ, có đơi mắt trịn xoe, đen, sâu thẳm, lúc nào cũng long lanh. Chia tay với mối tình đầu vì hồn cảnh ngặt nghèo để vào Nam lập nghiệp. Sống giữa chốn phồn hoa đô hội nàng khơng thiếu bất cứ điều gì từ tình yêu, hạnh phúc, tiền tài. Nhưng nỗi lịng của nàng ln đau đáu về quê hương, về những kỷ niệm tươi đẹp của mình, để khi ở xứ lạ quê người bất ngờ nghe một bác sĩ đọc tặng bài thơ cho một người con gái xứ Bắc, bài thơ rất nổi tiếng của thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ trong dịp giao lưu giữa hai chi đoàn Vận tải biển và chi đồn Bệnh viện Chợ Rẫy:

“Có ai về bắc ta theo với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ thuở mang gươm đi mở nước

Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long…”

Lúc đó, nàng An đã không chịu nổi, với những lời hát gợi nỗi nhớ quê da diết, một thời mà nàng An đã dấu yêu. Cũng như trong Hương đêm tập truyện Kỳ nhân

làng Ngọc. Dương Hữu Phú, người làng Ngọc, một thời hoạt động cho quân Pháp.

Sau vụ quân Việt Minh hạ bốt ở làng Ngọc chiến thắng, Phú đã phiêu bạt vào Nam, phải chịu nhiều tai ương, phiền não, về già sống một mình neo đơn ở đảo Phú Quốc,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 50 - 61)