Bi kịch – sự tha hóa của con người làng Ngọc 71 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 77)

Làng Ngọc là chứng nhân cho những bước thăng trầm của mỗi số phận con người. Làng Ngọc bây giờ đã khác xa vời làng Ngọc ngày xưa. Làng Ngọc vốn đã sản sinh ra nhiều danh nhân lưu tên trong sử sách và ngay trong thời kỳ đổi mới. Trong những cơn biến động của thời cuộc, của lịch sử, của cải cách ruộng đất, và sau đó là chiến thắng, thống nhất Bắc- Nam sum họp một nhà, đến thời kỳ xây dựng kiến thiết, làng Ngọc lại sinh ra biết bao số phận kỳ lạ, nhiều hệ lụy. Sự thay đổi ấy nó cứ hiện hữu trong từng thơn xóm, làng xã, gia đình, kể cả trong cách sống, cách nghĩ của những con người nơi đây. Điều đó, làm mất đi vẻ đẹp truyền thống văn hóa của làng Ngọc. Những nét đẹp thuần hậu của người dân quê, đã bị lay động, rạn vỡ trước sự thay đổi được mất của xã hội Việt Nam hiện đại. Nhà văn đã đối mặt trước những tình huống dỡ khóc, dỡ cười của người nơng dân, với bao suy ngẫm, trăn trở, về làng quê của mình trước những lát cắt về cuộc sống của con người ven sông Đuống, đang lay lắt trong thời kỳ xã hội đang chuyển biến sang thời đại 4.0, làm cho con người làng Ngọc từ bãi bể hóa nương dâu, làng quê Kinh Bắc dần mất đi cái vẻ phong lưu thanh bình, yên ả, hồn nhiên chất phác về cảnh cũng như con người nơi đây. Là người ln có hồi niệm về ký ức đẹp ở làng quê của mình, nên khi chứng kiến những vẻ đẹp xưa cứ dần bị mai một đi, Trần Thanh Cảnh vơ cùng lo lắng, nuối tiếc, xót xa, đầy suy tư trăn trở thậm chí bức xúc. Nhà văn đã tâm sư:

“Tôi đã nhiều đêm thức đọc sách và suy nghĩ lý giải, tại sao đất nước mình, dân tộc

mình, và xã hội nước ta ngày nay lại thế này. Mà tại sao lại khơng thế kia. Cái gì đã

đẩy chúng ta vào những cuộc chiến nồi da nấu thịt dã man kinh hoàng kéo dài đằng đẵng suốt bao nhiêu năm? Rồi cịn người Việt Nam nữa. Thơng minh. Quả cảm. Cần

cù…Thế nhưng có nhân ái và rộng lượng khơng? Khi mà đất nước đã thống nhất mấy chục năm. Chiến tranh đã lùi xa. Vậy mà trong lòng dân tộc vẫn cịn mn ngàn vết

thương nhức nhối. Vẫn có dịp là hai bên chiến tuyến gầm ghè chửi bới coi nhau không

đội trời chung… Tại sao và tại sao?” (dẫn theo Nguyễn Tham Thiện Kế, 2018).

Trong văn xi Trần Thanh Cảnh, đã phản ánh tính cộng đồng trong làng xã đang bị phá vỡ, dẫn đến mối quan hệ trong gia đình dịng họ trở nên lạnh nhạt. Khi xưa ơn hịa, có tơn ti trật tự, sống với nhau bằng nghĩa, bằng tình, bằng cả niềm tin của những tấm lòng chất phác, hiền hậu thủy chung. Nhưng nay, tình làng nghĩa xóm, ân nghĩa vợ chồng trở nên biến dạng, méo mó. Thậm chí vì một chút lợi ích họ có thể dễ dàng cạn nghĩa, cạn tình. Kỳ nhân làng Ngọc, Mỹ nhân làng Ngọc cho đến

Quái nhân làng Ngọc bao gồm nhiều câu chuyện mang đậm tính hiện thực cuộc sống

của một vùng quê ven sông Đuống. Khi đọc bộ ba về làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh chúng ta thấy phản chiếu lên những nỗi buồn khó tả, nỗi buồn ấy chính là những bi kịch được đánh dấu trên mỗi trang văn của Trần Thanh Cảnh khiến người đọc cảm thấy buồn, lo, xót thương, kể cả sự phẫn nộ. Nhà văn từng khẳng định rằng các nhân vật trong truyện ngắn đều lấy từ nguyên mẫu có thật, tất cả những nhân vật, sự kiện, hành động đều là người cùng làng và diễn ra ngay chính trong ngơi làng của ơng. Tất cả các truyện ngắn này đều cất lên tiếng nói trăn trở, suy tư trước những thân phận con người làng Ngọc trong cơn biến động của thời buổi kinh tế thị trường. Dẫn đến bi kịch của những số phận đầy cay đắng. Ở Mỹ nhân làng Ngọc trong tập truyện ngắn cùng tên, tác giả đã đề cập đến những thân phận đàn bà tài hoa, bạc mệnh, đó là những người đàn bà xinh đẹp, giỏi giang phải chịu kiếp hồng nhan bạc mệnh, phải sống trong day dứt, khổ đau vì trước những cơn biến động của thời cuộc, họ phải vật lộn với đời sống, với mưu sinh và họ cần khẳng định vị trí của mình trong đời sống. Nhiều khi bất chấp tất cả để có được danh vọng, địa vị trong xã hội, họ sẵn sàng đánh đổi tất cả. Chính điều đó đã làm mất đi nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: vốn thủy chung son sắt, đôn hậu vị tha đã khơng cịn, thay vào đó dối trá, lừa lọc, buông thả. Cụ thể như Nhàn, như Hiên và như Hiền, tài giỏi, xinh đẹp, lấy chồng tưởng như hạnh phúc êm ấm, mãn nguyện. Ai ngờ trước cơn biến động của cuộc đời, của lối sống, của nếp nghĩ thì mọi thứ trở nên đảo lộn, dấn chìm vào bi kịch gia đình bị đổ vỡ, chia lìa. Cà làng Ngọc, ai cũng thầm khen gia

đình mẫu mực, hạnh phúc đẹp như trong tranh, thế nhưng có ai ngờ rằng, bên trong đó là một khối u nhọt, chỉ là dạng vợ chồng trên danh nghĩa. Và thậm chí họ mặc nhiên coi việc vợ chồng có bạn tình là vấn đề thuộc về riêng tư của mỗi người, khi mà cuộc sống của họ chỉ biết chạy theo đồng tiền, danh vọng để có tiền tài, địa vị họ đã đánh đổi cả nhân cách, giá trị của mình. Và họ đã sẵn sàng đưa nhau ra tòa làm thủ tục ly hôn. Cụ thể như đôi vợ chồng Thành - Hiên: “cưới nhau được tám năm,

hai tháng, chín ngày thì ly hôn” (Trần Thanh Cảnh, 2016). Thế mà năm nào gia đình

cũng đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Cuộc sống gia đình ở làng Ngọc trong thời buổi kinh tế thị trường, mỗi gia đình như là một vở hài kịch khơng phải để diễn ở trên sân khấu, mà diễn ngay trong gia đình của mỗi con người. Họ đã đi ngược lại truyền thống văn hóa của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. Nhà văn đã phơi bày hiện thực ở làng Ngọc một cách xót xa, con cái phải chịu những hệ lụy xấu. Chỉ vì khẳng định chính mình, họ đã phá bỏ tổ ấm gia đình, sống âm thầm chịu đựng nhẫn nhục lẫn nhau. Buồn hơn là cả ba mỹ nhân làng Ngọc đều rất tự hào và coi đó là thành quả, là thước đo giá trị của bản thân mình. Những vấn đề nhà văn phản ánh ở làng Ngọc, phần đông họ đi trái với đạo lí truyền thống, đó cũng như là một hồi chuông cảnh tỉnh, cần thức tỉnh sự trở về của những con người nơi đây.

Nhiều sáng tác của Trần Thanh Cảnh còn đề cập đến những quan niệm cổ hủ, lạc hâu về hôn nhân. Mở đầu truyện ngắn Hội làng (Kỳ nhân làng Ngọc), tác giả đã cho người đọc thấy bi kịch tình yêu của Hằng cô gái làng Ngọc xinh đẹp, giỏi giang, với Tuấn - chàng trai hàng xóm thơng minh học giỏi. Họ đã u nhau bằng một tình yêu say đắm. Trong đêm Hội làng họ đã trao nhau tất cả, nhưng lại không đến được với nhau. Hằng nghe lời anh trai đã đi lấy chồng nơi êm ấm, giàu sang và theo chồng vào Nam để sinh sống. cũng vì gia cảnh của Tuấn quá nghèo, cơm có lúc cịn chẳng đủ ăn nên Hằng và Tuấn không lấy được nhau: “Ngày nàng vu quy, bên kia rặng cúc

tần im lặng như tờ. Nàng lã chã nước mắt theo chồng bước qua cái cổng tre nhà nàng. Qua ngõ. Rồi qua cái cổng làng cũ kỹ rêu phong. Cứ mỗi bước đi lại bước

dừng, chỉ mong có người chạy theo lơi lại” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Viết về bi kịch

tình u, Trần Thanh Cảnh khơng chỉ đơn giản là để nói chuyện về tình u, ơng đã dùng tình u để nói lên cách nhìn, cũng như các quan điểm cần phải thay đổi những

vấn đề lớn trong văn hóa và tư tưởng, lối sống, tự do hôn nhân một cách tự nguyện lúc bấy giờ, cũng như những hủ tục phong kiến lạc hậu đã làm khổ đau bao mọi kiếp người. Vấn đề tự do hôn nhân đã dẫn đến bao hệ lụy, suy đồi đạo đức, đặc biệt vấn đề ngoại tình gây ra, nhiều mối tình vụng trộm. Có lẽ do xã hội bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người ngày ngày càng tự chủ, đặc biệt là những người phụ nữ luôn độc lập về kinh tế, rồi giao tiếp ngoài xã hội, khiến cho họ năng động và có nhiều cơ hội hơn đã khiến gia đình ở làng quê ngày càng biến đổi về văn hóa gia đình, thậm chí dẫn đến sự bất đối xứng trong việc thỏa mãn cảm xúc về nhu cầu tình cảm dẫn đến “ngoài chồng, ngoài vợ” khiến hạnh phúc gia đình tan nát.

Nhiều gia đình ln chú trọng vào việc kiếm tiền, tranh giành địa vị xã hội. Đặc biệt phụ nữ làng Ngọc thể hiện bản lĩnh, dẹp bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, họ muốn bình đẵng trong xã hội, mà quên đi bổn phận trách nhiệm làm vợ, làm mẹ, đã dẫn đến tham ô, hối lộ làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của con người xứ Kinh Bắc. Trong

Mùa thi. Hồng là một thủ thư kiêm ln nhân viên hành chính. Thúy là thanh tra

giáo dục, từng học cùng trường, ra trường và đều có gia đình riêng của mình. Họ tình cờ gặp lại nhau và đã trao cho nhau tất cả, nhưng số phận đã định sẵn, họ bù đắp cho nhau những gì mà gia đình khơng mang đến cho họ, họ đã đến với nhau bằng mối tình vụng trộm, nhưng rồi cuộc đời họ, số phận họ cũng mãi cách xa nhau vì giữa họ chỉ là: “hai đường thẳng trên một mặt phẳng, giao vào nhau trong một lát cắt của số

số phận để rồi mỗi lần trên mỗi đường thẳng của cuộc đời mình. Lại xa nhau mãi

mãi về phía vơ cực” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Gái đảm (Kỳ nhân làng Ngọc) viết về

bi kịch tình yêu giữa Vịnh và Yến, cũng là bi kịch về số phận của những con người làng Ngọc ở ngôi làng ven sông Đuống, đặc biệt là thân phận đàn bà đầy cay đắng. Cũng chỉ vì chưa đủ tuổi kết hơn. Vì do sống trong thời đại mới, nên cưới nhau khi nữ chưa đủ 18 tuổi là có nguy cơ vi phạm luật hơn nhân gia đình xem đó là hành vi tảo hơn. Nên Yến và Vịnh đã ôm nhau nhảy xuống giếng làng để tự tử, nhưng khơng chết, vì giếng khơi của làng khá rộng nhưng nông, đã đem lại biết bao tình huống bi hài, dở khóc, dở cười. bị làng phạt vạ, bắt phải vét sạch lại giếng làng. Cuối cùng Vịnh đã ra Hà Nội học và lấy vợ sinh con đẻ cái. Còn Yến cảm thấy giận đời, giận Vịnh, hàng ngày phải đối mặt với thị phi nhục nhã. Yến sống buông thả với trai làng,

dần dần trở thành“gái” hồi nào khơng hay. Cuộc đời của Yến đầy éo le, tình duyên trắc trở, và đã gặp và lấy đại gia ngành than, rồi tiếp tục lấy anh chồng ở bên tỉnh Bắc, một vùng gọi là chiêm khê, mùa thối, nghèo đói quanh năm. Rồi sau đó cặp bồ với đại gia bn bán bất động sản tuổi khoảng ngoài sáu mươi. Thế là nghiễm nhiên Yến có hai chồng cùng một lúc, dân làng Ngọc chỉ biết lắc đầu mà cười: “Thật đúng

là liệt nữ của làng, gái đảm hai chồng” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Kết cục đại gia và

cả anh chồng hiền lành phát hiện và họ đều chia tay trong sự ngán ngẫm. Yến tuy bây giờ trở thành giám đốc doanh nghiệp Hòa Yến làm ăn thành đạt nhờ vào làng Ngọc và các làng xung quanh bị thu hồi ruộng đất để làm dự án, nên trai gái thất nghiệp nhiều. Yến tha hồ tuyển công nhân, công ty ăn nên làm ra, nhưng suốt đời Yến vẫn mang nhiều vết thương lòng đầy đau đớn. Cảnh làm ăn trong thời buổi kinh tế thị trượng khơng riêng gì Yến, có nhiều kẻ cười người khóc, nhan nhãn những lừa lọc, dối trá dẫn đến quan hệ tình thân, bạn bè, gia đình, vợ chồng dịng họ trở nên rạn nứt, tất cả trở nên bị tha hóa trong mơi trường bạc tiền. Trong Sếp tổng, nhà văn thật sâu sắc khi nói đến quy cách làm ăn trong thời buổi kinh tế thị trường diễn ra nhiều thói hư tật xấu, tham nhũng, hối lộ, chạy chức chạy quyền đi trái với đạo đức tốt đẹp của tuyền thống dân tộc Việt Nam. Nhìn ở góc độ này, ngịi bút Trần Thanh Cảnh đã trực tiếp chỉ trích sự nhố nhăng, đồi bại, mục nát, thối rữa của làng Ngọc dưới thời kỳ chuyển động mạnh mẽ của đất nước. Sự tha hóa của con người làng Ngọc nhìn từ nhiều khía cạnh, từ bề nổi, đến chiều sâu, qua nhiều tầng lớp, phải nói rất nhiều hạng người, mà ở đó mỗi con người có những cách tha hóa khác nhau trước thế lực của tiền bạc, của địa vị của chức quyền. Truyện đã chỉ ra hàng loạt những tệ nạn trong cung cách làm ăn từ ngân hàng AHS chuyên “cắt cổ” các doanh nghiệp, địi phần

trăm cao thì mới có vốn cho các doanh nghiệp rồi đến các cơ quan đồn thể, trong các cơng ty… đều đầy rẩy những lừa lọc. Trong đó đáng chú ý là sếp Tiến, tổng giám dốc công ty Hà Lạng sở hữu một khối tài sản khổng lồ nhờ ăn hối lộ mà có. Và có rất nhiều mối tình vụng trộm, bởi nhiều tiền, nhiều quyền thế. Cuối đời phải sống đời sống thực vật. Nhà văn đã chỉ ra những thói bịp bợp, những cảnh thực sự đau lịng mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong bất cứ xã hội nào, chính sự tham nhũng, và vấn đề tiền bạc, ngoại tình… đầy rẫy từ xưa đến nay. Bi kịch tình yêu

trong thời kỳ đổi mới của làng Ngọc, được nhà văn tiếp tục tái hiện trong Giấc mơ, đề cập về quan niệm “môn đăng hộ đối”. Truyện nói lên thân phận của Huyền - người con gái làng Ngọc, mẹ bỏ đi theo trai, Huyền phải sống với bà nội từ bé. Bố Huyền cũng chỉ vì đàn bà mà hủy hoại cả cuộc đời của mình. Huyền có bạn trai là Thuấn, nhưng khổ nổi vì hai gia đình khơng mơn đăng hộ đối, nên khi Thuấn đưa Huyền về ra mắt gia đình thì đó là lúc bi kịch tình u mà Huyền và Thuấn phải nhận lấy. Bố Thuấn làm việc lớn, chức chủ tịch huyện, cho nên Bố của Thuấn tuyên bố thẳng thừng không chấp nhận Huyền là con dâu. Đau khổ và tuyệt vọng hơn khi Huyền ra trường và đúng lúc kinh tế khủng hoảng, các công ty doanh nghiệp phá sản đồng loạt. Cơng nhân, nhân viên tài chính, ngân hàng, marketing… ra trường đều bị thất nghiệp. Khó để xin việc được ở Hà Nội, Huyền đành về quê với ơng bà. Rồi tình yêu với Thuấn cũng nhạt dần, Huyền trở nên vô cảm với cuộc đời, mỗi ngày cứ đi đi về về với bộ đồ công nhân xám xịt, cứ thế trôi đi một cách tẻ nhạt.

Cuộc đời chỉ là một giấc mơ, nhưng khi người ta khơng cịn mơ mộng gì nữa thì tất cả trở nên vơ nghĩa. Nhà văn muốn nói rằng: Chính quan niệm “mơn đăng, hộ đối” đã gây ra nhiều bi kịch đau thương. Và hiện nay quan niệm ấy vẫn còn ăn sâu trong tư tưởng của khơng ít gia đình đã gây ra nhiều nghịch cảnh cho bao lứa đôi yêu nhau. Thiết nghĩ trong đạo vợ chồng sự “môn đăng, hộ đối” không phải là điều tuyệt đối, chúng ta phải cần sự thấu hiểu, sự trân quý, tôn trọng lẫn nhau bằng cái nghĩa, cái tình vợ chồng mới sống chan hịa bền lâu. Nhưng sống trong thời buổi kinh tế, con người thường chạy theo đồng tiền, vì tiền họ có thể làm tất cả, thì làm sao khơng xảy ra bi kịch vì “mơn đăng, hộ đối”. Và nhà văn Trần Thanh Cảnh đã cất lên tiếng nói, để con người có thể nhìn lại chính mình mà điều chỉnh nếp sống, nếp nghỉ cho phù hợp. “Môn đăng, hộ đối” là một điều rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi gia đình. Có nghĩa là cần phải phù hợp với nhau về quan điểm, học thức đạo

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 77)