Ngôn ngữ tiếp biến hiệu quả văn học dân gian 143 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 149 - 182)

3.3. Nghệ thuật sử dụng vốn ngơn ngữ đậm sắc màu văn hóa 139 

3.3.2. Ngôn ngữ tiếp biến hiệu quả văn học dân gian 143 

Ngôn ngữ ở trong văn học viết luôn luôn phát triển dưới dạng tiếp thu và biến đổi một cách linh hoạt từ văn học dân gian, nó đã đem lại những thành tựu và sự phản ánh của văn hóa dân tộc. Nói như Lại Ngun Ân: “Ngơn ngữ văn học phải là

nơi gìn giữ tất cả những gì được biểu hiện bằng ngơn từ đã được tạo ra bởi các thế hệ từng sử dụng ngôn ngữ này” (Lại Nguyên Ân, 2017).

Văn xi của Trần Thanh Cảnh có sự ảnh hưởng lớn từ văn học dân gian không chỉ ở nội dung, mà đặc biệt ở phương diện nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ có sự tiếp biến một cách có hiệu quả. Như chúng ta được biết, trong văn học dân gian thường hay đề cập đến hình ảnh thiên nhiên hay những không gian sinh hoạt rất quen thuộc với làng quê như: cây đa, bến nước, sân đình, con đị, hay cây tre, cây xoan, bãi ngơ… Minh chứng đó là ở ca dao Việt Nam đã viết: “Trúc xinh trúc mọc đầu đình/

Trèo lên quán dốc cây đa, gặp chị bán rượu say đà thêm say”/ hay “Cây đa cũ bến

đị xưa, bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ”/ hoặc “Dời chân bước xuống lễ đình,

học chăng có gặp bạn tình hay khơng…” Tiếp nối truyền thống ấy, Trần Thanh Cảnh

đã sử dụng ngôn ngữ tiếp biến hiệu quả của văn học dân gian để bộc lộ cảm xúc niềm tự hào về làng quê của mình một cách có nghệ thuật. Từ những ngơn ngữ đời sống ấy nhà văn đã chắt lọc, nhào nặn và nâng lên đạt đến trình độ nghệ thuật, làm cho giọng điệu, câu văn giàu cảm xúc, mang tính biểu cảm và tính hình tượng rất cao, khi nhà văn phản ánh về hiện thực làng quê Kinh Bắc, những cảnh sắc ấy vẫn hiện lên trong trẻo lạ thường.

Ca dao cũng đã từng nói về hoa gạo, một biểu tượng đẹp trong cuộc sống làng quê: “Bao giờ cho đến tháng Ba/ Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng…” Viết về vẻ đẹp ấy, Trần Thanh Cảnh đã phác họa qua trang văn của mình đầy ấn tượng: “Mỗi

dịp tháng ba, cây gạo vẫn nở bùng một cây hoa đỏ rực. Người làng đi từ xa, nhìn thấy, nơn nao, chỉ muốn chạy thật nhanh về nhà” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Tác giả

đã dẫn dắt và trích dẫn ca dao đầy sáng tạo: “Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng

cà/ Tháng ba cày vỡ ruộng ra, hoa gạo rụng xuống là ta gieo vừng…” (Trần Thanh

Cảnh, 2015). Chính ca dao, dân ca giúp cho nhà văn thể hiện nội dung thêm phong phú, giàu cảm xúc, và đầy chất trữ tình. Trần Thanh Cảnh đã rất khéo léo vận dụng

để diễn đạt cảm xúc ở mọi cung bậc. Cũng trong Hội làng (Kỳ nhân làng Ngọc), Tác giả đã dẫn dắt ca dao rất thú vị để nói lên sắc đẹp và số phận của các cô gái làng Ngọc: “Thân em như hạt mưa sa, hạt rơi giếng Ngọc hạt ra ruộng cày”. Nàng óng ả

nền nã. Gái Kinh Bắc quê xưa, thắt đáy lưng ong, mắt phượng mày ngài, da trắng

thơm mịn như bột gạo nếp làm bánh trơi…”. Cịn trong truyện Có trời (Kỳ nhân làng Ngọc), để phê phán Quang bản phủ và một số vùng Kinh Bắc có thói đam mê cờ bạc,

nhà văn đã mượn một số câu ca dao để phản ánh: “Tháng giêng là tháng ăn chơi/

Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè”. Trong Ngôi biệt thự bỏ hoang (Kỳ nhân làng Ngọc), để nói về sự học của làng, tác giả đã chỉ ra câu ca dao: “Một đống ông đồ/

Một bồ tiến sĩ/ Một bị trạng nguyên”. Ngôn ngữ nhân vật và cả ngôn ngữ của người

kể chuyện trong trang văn của Trần Thanh Cảnh, đã có rất nhiều câu in đậm bóng dáng và trích dẫn ca dao như vậy.

Việc lựa chọn và sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào trang văn của mình, nhà văn rất có ý thức với cuộc sống với dân tộc vì chúng vốn gắn liền với thực tiễn, vừa thể hiện được tính dân tộc. Do đó cách sử dụng vốn kiến thức về ca dao, dân ca của nhà văn hết sức linh hoạt. Để ca ngợi nghề sư phạm nhà văn đã trích dẫn: “Nhất

Y dì Dược, tạm được Bách Khoa, ngoài ra Sư Phạm” (Trần Thanh Cảnh, 2015).

Cũng như phê phán nạn tảo hôn ở làng Ngọc, nhà văn chỉ cần trích dẫn câu ca dao vào thì bao nhiêu ý, tình, hình, ngơn đã đọng lại trong nội dung cần phản ánh của tác giả: “Lấy chồng từ thuở mười ba/ Đến năm mười tám em đà năm con…” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Hay Ngay trong đêm (Kỳ nhân làng Ngọc), nói về tuổi tác dựng vợ gả chồng, tác giả dẫn dắt ngay câu nói “gái hơn hai, trai hơn một”: “Nhưng mặc

kệ, hai tay trai già của làng Ngọc ấy bảo “gái hơn hai, trai hơn một”, tốt, các cụ xưa

đã dạy thế rồi, cấm có sai bao giờ” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Để khuyên răn, làm

gương răn dạy vợ mình, ở trong Giỗ hậu (Kỳ nhân làng Ngọc), nhà văn đã trích dẫn:

“Chả là làng Ngọc từ xưa đến nay vẫn có câu: “Trai anh hùng năm thê bảy thiếp/ Gái chính chuyên chỉ có một chồng” (Trần Thanh Cảnh, 2015).

Trần Thanh Cảnh rất tâm đắc với cách thể hiện truyền thống của dân gian, để tri ân cơng đức những người có cơng với làng như bà Hàn Xuân ở trong Giỗ hậu, hàng năm cứ đến ngày mười sáu tháng tám âm lịch, cả làng đều cúng chay ở chùa gọi là

giỗ hậu, nhà văn đã diễn giải bằng cách trích dẫn câu ca dao mà cả làng, nhất là các bà vãi vẫn hay truyền khẩu: “Dù ai buôn bán trăm bề/ Tháng tám, mười sáu nhớ về

giỗ chay”. Nhà văn cịn mượn hình ảnh dân ca để đưa vào ngơn ngữ cho nhân vật

của mình, để cất lên lời ru ngàn đời câu hát lý dao duyên của dân ca quan họ Bắc Ninh. Trong truyện ngắn Rơi tự do (Mỹ nhân làng Ngọc), giọng của nhân vật rất trầm ấm, thiết tha qua điệu hị ru: “Trăm khúc sơng đổ về một bến/ Anh chẳng yêu nàng

anh đến mà chi đây…” (Trần Thanh Cảnh, 2016).

Có khi nhà văn vận dụng ngơn ngữ văn hóa dân gian trong sự biến đổi lời nói, một hình ảnh nào đó để đưa vào ngôn ngữ của người kể chuyện, mang một nét đậm dấu ấn riêng của tác giả. Như trường hợp trong Chuyện bên kè đá (Mỹ nhân làng Ngọc), kể về Mạnh Hoạt đang buồn tình, lấy đàn ra hát bằng cách trích dẫn từ câu ca

dao nhưng có biến đổi đầy thú vị: “Trời mưa bong bóng phập phồng/ Em về nhà chồng anh thấy tim đau…” Làm người đọc chúng ta liên tưởng đến câu ca dao: “Trời mưa bong bóng phập phồng/ Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?”. Việc vận dụng ngơn ngữ

có biến đổi làm cho tính chất sự việc càng trở nên hấp dẫn, đa sắc màu hơn.

Xuyên suốt trên nhiều sáng tác của mình, Trần Thanh Cảnh ln vận dụng ca dao vào ngôn ngữ người kể chuyện và cả ngôn ngữ của nhân vật, nhà văn vẫn giữ được các sắc thái ý nghĩa truyền thống. Ngôn ngữ hiện đại trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh vẫn song song cùng nhịp đập với văn hóa, văn học dân gian, điều này đã đem đến sự đồng cảm, đồng điệu trong tâm hồn của bạn đọc trong mọi tầng lớp, nó có sức lan tỏa qua mọi thế hệ bạn đọc bởi sự tiếp biến có hiệu quả từ văn học dân gian thì ắt hẳn có đời sống văn hóa tinh thần mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Sự vận dụng ngôn ngữ trong văn học dân gian đặc biệt là ca dao, dân ca một cách linh hoạt, làm cho ngơn ngữ, lời nói trong truyện của Trần Thanh Cảnh càng trở nên mềm mại, không khô cứng bởi sự giản dị, đời thường ấy. Như nói về nỗi khổ của sinh viên trong thời bao cấp, tác giả vận dụng ngay cách nói vè trong truyện Bến sơng xn (Mỹ nhân làng Ngọc):“Cơm hai lưng bát tha hồ chén/ thịt gắp ln tay mỗi miếng bì”. (Trần Thanh Cảnh, 2016). Cách nói ấy vừa khái quát được sự thiếu thốn trong

vật chất, nhưng vừa thể hiện cách nói hóm hĩnh, hài hước của nhà văn Trần Thanh Cảnh. Hay trong truyện ngắn Buông (Mỹ nhân làng Ngọc), tác giả cũng đã vận dụng ca dao có sự biến đổi trong sự sáng tạo của mình, khi nói về sự khát vọng bản năng

tính dục của người đàn ơng đang độ tuổi hai mươi với Nhí, là một cơ gái thơn nữ có gương mặt khơng được xinh lắm, lại có sẹo to ở mặt thì tác giả lại mượn ý ca dao:

“Anh yêu em từ chân đến cổ/ Cịn cái đầu vất tổ nó đi…” (Trần Thanh Cảnh, 2016),

như vậy sẽ khơng cịn thấy cái sẹo gớm ghiếc kia nữa. Hình ảnh được nhà văn vận dụng gửi gắm qua lời nói của nhân vật, làm chúng ta liên tưởng tới câu ca dao xưa:

“Anh yêu em từ chân tới cổ/ còn cái đầu anh bổ làm đôi…”. Càng đọc, càng thấy sự

ý nhị, sâu lắng, mượt mà, uyển chuyển trong lời văn của Trần Thanh Cảnh bởi sự khéo léo dẫn dắt ca dao, dân ca trong trang văn tự sự của mình. Ở truyện Mỹ nhân

làng Ngọc (Mỹ nhân làng Ngọc), để nói về sự h tình của làng Ngọc, nhà văn một

lần nữa trích dẫn câu ca dao: “Ơng ăn chả thì bà ăn nem/ con ở có thèm thì giết vịt

mà xơi” (Trần Thanh Cảnh, 2016). Việc vận ca dao vừa ngắn gọn, lại vừa súc tích

nhưng lại phản ánh được cả một xã hội bịp bợm, thối nát.

Tính chất bác học và tính chất bình dân của ngơn ngữ văn học dân gian qua ca dao, dân ca đã làm nổi bật của ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh. Sự có mặt của thành ngữ, tục ngữ trong trang văn của Trần Thanh Cảnh như qua Ngọn trúc đào trong truyện ngắn Đại gia, như: “Một xiềng hai gông”, “Một vợ hai con”: “Hắn gặp nàng lần đầu tiên ở một hội nghị chuyên ngành hẹp mà hắn và nàng cùng cơng tác. Lúc đó hắn đã là một người

đàn ông từng trải, bụi bặm, nhăn nhúm “Một xiềng hai gông”, “Một vợ hai con”,

như ngôn ngữ của các quán bia vỉa hè mà bọn đàn ơng thường nói với nhau”(Trần

Thanh Cảnh, 2013). Để diễn tả người đàn ơng có vợ con nhưng lại muốn đèo bồng, tác giả đã vận dụng thành ngữ và tục ngữ làm cho câu văn nhịp nhàng, cân đối, mềm mại, ngắn gọn và gợi nhiều cảm xúc, vừa mang tính chất ví von làm cho người đọc có được những phút giây thư giản. Hay câu nói: “Thuyền theo lái, gái theo chồng”, được nhà văn vận dụng để chỉ người vợ hiền, đảm đang trong con mắt của mọi người: “… Chồng nàng có quyết định chuyển cơng tác “Thuyền theo lái, gái theo

chồng”. Nàng phải theo thôi, bởi xưa nay nàng vẫn là một người vợ hiền thục, đảm đang trong con mắt của mọi người ngoài xã hội nhìn vào” (Trần Thanh Cảnh, 2013).

Nhờ cách sử dụng tục ngữ, thành ngữ đã góp phần tái hiện một cách sinh động nội dung và nghệ thuật mà tác giả đã truyền tải.

Tiểu kết chương 3

Trần Thanh Cảnh là nhà văn rất mực tài hoa, tinh tế, vì vậy trong những trang văn xuôi đã mang lại những giá trị sâu sắc từ nội dung cho đến nghệ thuật. Nổi bật trong nghệ thuật về truyện ngắn cũng như tiểu thuyết của Trần Thanh Cảnh, đó là nghệ thuật khắc họa chân dung những con người văn hóa. Nhà văn đã khai thác mọi khía cạnh, mọi góc nhìn về các kiểu loại nhân vật, như: nhân vật thường dân, nhân lịch sử và nhân vật kì ảo một cách sinh động về cuộc sống, tính cách, cũng như tâm hồn của họ. Tất cả những con người ấy đều mang đậm dấu ấn văn hóa của truyền thống dân tộc. Bên cạnh đó, các biểu tượng văn hóa cũng được tác giả khắc họa trên trang văn của mình, những biểu tượng ấy luôn được kết tinh qua những hình ảnh như: Giếng làng, dịng sơng, và các lồi hoa: hoa sen, hoa gạo, hay giậu cúc tần,… những biểu tượng ấy luôn gắn với cuộc đời con người trong một khơng gian văn hóa làng quê qua những tập tục sinh hoạt, lễ hội cũng như các yếu tố tâm linh ở xứ Kinh Bắc quê hương của Trần Thanh Cảnh. Cùng với nghệ thuật sử dụng vốn ngôn ngữ đậm sắc màu văn hóa qua những sắc thái của địa phương, của dân ca quan họ. Bên cạnh kế thừa những vẻ đẹp truyền thống, nhà văn đã vận dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo trong sự tiếp biến hiệu quả của văn học dân gian. Điều đó mang lại giá trị nghệ thuật vừa đậm chất văn hóa truyền thống, vừa hiện đại trên những trang văn xuôi của Trần Thanh Cảnh.

KẾT LUẬN

1. Văn hóa và văn học ln có mối gắn kết ngày càng sâu sắc và khơng thể tách rời. Từ việc xác định quan hệ của văn học với văn hóa, ta thấy được vai trị của văn hóa đối với văn học và ngược lại. Về đối tượng văn hóa, có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, nhưng nhìn chung các định nghĩa về văn hóa đều đi đến thống nhất đó là những gì do con người sáng tạo ra, và nó thuộc về của con người. Chính vì vậy mà văn hóa có những đặc trưng, những thành tố rất căn bản để chúng ta phân biệt giữa sản phẩm tự nhiên và sản phẩm của con người, cho nên luận văn đã chọn định nghĩa của UNESCO, theo định nghĩa luận văn đã chỉ rõ mối quan hệ giữa văn hóa và văn học. Bản chất mối quan hệ đó giúp cho người nghiên cứu văn xuôi của Trần Thanh Cảnh trong việc lựa chọn những giá trị văn hóa để xây dựng những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn theo một hướng mới, giúp người đọc có cái nhìn cụ thể về nội dung và nghệ thuật biểu đạt.

2. Trần Thanh Cảnh là nhà văn ln có lối đi riêng trên con đường tìm tịi, sáng tạo nghệ thuật của mình. Ơng ln soi chiếu, tích cóp và tìm về những giá trị văn hóa nguồn cội của q hương mình một cách cơ đặc, đậm chất những hương vị của làng xã quê xưa. Điều đó đã tạo nên bản sắc riêng và nguồn cảm hứng chủ đạo khi sáng tạo nên những giá trị văn hóa qua nội dung và nghệ thuật trong những trang tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của mình.

3. Về nội dung phản ánh, truyện của Trần Thanh Cảnh đã đi sâu vào những vẻ đẹp thuần phong mĩ tục gần gũi thân thương như: tên làng, tên xóm, cây đa, bến nước, sân đình, con đị, phong tục, tập quán qua lối sống sinh hoạt và nét đẹp tâm hồn của người dân quê khi xưa vốn yên ả thanh bình. Đến thời kì đổi mới, nhà văn cũng đã phản ánh những số phận, những bi kịch do cuộc sống trong thời kì hội nhập, đặc biệt những hủ tục lạc hậu, định kiến khắt khe cầm tù con người, khiến họ u mê lầm lạc, dẫn đến bi kịch về sự tha hóa, biến chất ở mọi tầng lớp người trong xã hội. Hơn ai hết, Trần Thanh Cảnh đã thấu hiểu, sẻ chia với những số phận nỗi đau của những con người nơi đây. Đồng thời nhà văn đã gióng lên hồi chng cảnh tỉnh cho những con người đang sa cơ, lỡ bước, cũng như những con người chưa trót băng hoại giá trị của mình vẫn chưa q muộn để thay đổi.

4. Tương ứng với các phương diện đậm tính văn hóa của nội dung, truyện ngắn và tiểu thuyết của Trần Thanh Cảnh cũng đã tạo ấn tượng cho người đọc qua lối viết đầy mĩ cảm văn hóa. Đó là những giá trị văn hóa được đúc kết từ những đặc trưng nghệ thuật được khắc họa qua chân dung nhân vật thường dân, nhân vật lịch sử, và nhân vật kì ảo. Ngồi ra cịn đề cập đến những khơng gian làng xã trong sinh hoat, trong lễ hội và không gian tâm linh, cùng với những hệ thống biểu tượng trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh, cũng như cách vận dụng vốn ngôn ngữ đậm sắc màu văn hóa giàu sắc thái địa phương, và ngơn ngữ tiếp biến hiệu quả văn học dân gian.

5. Văn hóa là một vấn đề rộng lớn. Tiếp cận sáng tác của một nhà văn từ góc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 149 - 182)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)