3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung những con người văn hóa 92
3.1.2. Nhân vật lịch sử 98
Nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Đức Thanh Trần đã được nhà văn dẫn dắt,
kết hợp với các chi tiết, hành động, những biến cố lịch sử… đã đem đến người đọc sức hấp dẫn bởi họ đã kết tinh tất cả những nét đẹp về con người anh hùng lịch sử. Họ hấp dẫn không chỉ về ngoại hình, dáng vẻ diện mạo, mà cịn tài năng mưu lược
hơn đời. Luận văn chỉ bàn đến nhân vật anh hùng lịch sử Trần Quốc Tuấn. Nhà văn đã đặt nhân vật này trong sự tương quan, kết nối với những nhân vật phơng nền góp phần làm tăng thêm cho vẻ đẹp về nhân vật mẫu hình Trần Quốc Tuấn trong công cuộc chống Nguyên - Mông, như: (Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Địa Tô, Yết Kiêu, Dã Tượng…). Nhà văn đã khắc họa Trần Quốc Tuấn, vị tướng không chỉ đẹp trong lịch sử mà còn đẹp ở trong đời thường, một vị tướng có “võ nghiệp lẫy
lừng và tình u bất diệt”. Đó cũng là cái nhìn rất mới mẻ của nhà văn khi xây dựng
hình tượng nhân vật lịch sử của mình. Điều đáng nói ở đây là nhà văn đã rất khéo léo trong việc lồng ghép những đặc điểm, tính chất, hiện tượng cuộc đời của nhân vật được nhà văn soi chiếu từ góc nhìn văn hóa đã làm nổi bật chân dung con người trong lịch sử.
Cách nhà văn xây dựng Trần Quốc Tuấn vừa tạo cho mạch chuyện trôi chảy, sinh động, vừa đem lại cho người đọc có cách nhìn một cách cụ thể, tồn vẹn về anh hùng Hưng Đạo Đại Vương: “Trần Quốc Tuấn như là tướng nhà giời được cử xuống
giữ yên bờ cõi cho nước nhà Đại Việt vậy” (Trần Thanh Cảnh, 2017). Dung mạo ấy đã khiến cho Quế Lan khi đi bên cạnh Trần Quốc Tuấn, nàng khơng kìm nén được niềm vui: “khuôn mặt nàng như bỗng sáng rỡ lên, trong lịng bừng bừng như có lửa
nhen. Nàng bỗng thấy đâu đây những âm thanh reo vui trào lên xôn xao” (Trần
Thanh Cảnh, 2017). Qua vài nét khắc họa đầy tính nghệ thuật về nhân vật của mình, Trần Thanh Cảnh đã để cho người đọc hình dung ra tướng mạo của Trần Quốc Tuấn hiện lên như một viên thống lĩnh, uy nghi, lẫm liệt, rất đổi hiền từ, phúc hậu. Theo quan niệm người xưa “khuôn mặt vuông” là khuôn mặt chữ điền, tượng trưng cho con người phúc hậu. Quan niệm trong văn hóa thần truyền, và cả trong đạo Phật ngày xưa là “Tướng do tâm sinh”. “Tướng” là vẻ bên ngồi, cịn “tâm” chỉ tính cách bên trong con người, cho nên cũng có thể xem“tâm”chính là nhân của “tướng”, và chính
“tướng” là kết quả của tâm. Cho nên người xưa chúng ta cũng đã từng nói “nhìn mặt mà bắt hình dong” là thế. Tướng mạo của Trần Quốc Tuấn qua trang văn của Trần
Thanh Cảnh đã phản chiếu quá trình tu tập, rèn luyện của Trần Quốc Tuấn từ nhỏ đến lớn, mà nhà văn không phải tốn nhiều bút lực để kể về cuộc đời của người, cũng đủ để cho người đọc thấy một Trần Quốc Tuấn trong tiểu thuyết Đức Thánh Trần là
một vị tướng có “Võ nghiệp lẫy lừng và tình yêu bất diệt”.
Người võ tướng ấy cịn có biết bao phẩm chất cao đẹp mà trước hết là trung quân ái quốc: trung với nước, với dân, hiếu với cha mẹ, đó là tư tưởng của nho giáo, một phạm trù cốt lõi của đạo đức phong kiến. Tiếp nối tư tưởng đó, nhà văn đã xây dựng nhân vật Trần Quốc Tuấn cũng dựa trên lịch sử của triều đại trước đó để làm phơng nền cho nhà văn luận giải theo cách riêng đầy sáng tạo của mình. Ngay đầu phần mở chuyện tác giả đề cao phẩm chất hàng đầu của một võ tướng Trần Quốc Tuấn khi đứng trước tổ quốc lâm nguy. Người đã sẵn sàng đứng lên đấu tranh, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.
Thể hiện “trung quân ái quốc” đầu tiên của Trần Quốc Tuấn là sự ý thức trách nhiệm đối với sơn hà xã tắc rất cao. Nhà văn đã dẫn dắt chi tiết ngay khi cuộc chiến thứ hai với quân Mông – Nguyên đang diễn ra ác liệt, vua Trần hỏi nên đánh hay nên hàng: “Trần Quốc Tuấn khẳng khái: “Nếu bệ hạ muốn hàng, hãy chém đầu thần đi
đã”. Rồi đến cuộc chiến Mông - Nguyên lần thứ ba. Vua Trần hỏi xem Quốc Công
Tiết Chế xem năm nay đánh giặc thế nào? Thì Đức ơng Trần Quốc Tuấn vuốt râu nói: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Khi Trần Quốc Tuấn sắp mất, vua Trần hỏi kế giữ nước, Ngài nói: “Khoan thư sức dân để kế sâu rể bền gốc, đó là thượng sách giữ
nước vậy”. Nhà văn đã đúc kết ở vẻ đẹp sáng ngời của lòng trung quân ái quốc của
Trần Quốc Tuấn, đi cùng với tài năng mưu lược của ngài: Tài dụng binh. Để ca ngợi sức mạnh "hào khí Đơng A" của nhà Trần, cũng như mưu lược tài tình sáng suốt của Trần Quốc Tuấn, ngay trong việc đặt tiêu đề ở mỗi chương nhà văn đã tái hiện rất tinh tế gợi lên sự tò mò, hứng thú cho người đọc làm cho câu chuyện lịch sử trở nên hấp dẫn hơn, như: "Lục Đầu Giang anh hùng tụ nghĩa”/ hay “Đất Vạn Kiếp dậy hào
khí Đơng A"; hoặc "Hưng Đạo Vương mưu tính việc như thần / hay Bát Quái Cửu Cung Đồ sẵn bày chờ đánh giặc". Xuất phát từ những sự kiện, biến cố trong triều đại
nhà Trần, từ một căn cứ chung của lịch sử, của xã hội, nhà văn Trần Thanh Cảnh có cách tiếp nhận riêng, lối đi riêng cho mình. Vì thế, từ lịch sử nhà Trần, tác giả đã gom nhặt, nhào nặn, hư cấu làm cho người đọc thấy được một triều đại nhà Trần không chỉ hiện lên lịch sử đấu tranh anh dũng qua nghệ thuật dựng binh trong việc xây dựng lực lượng quân sự như: “Cử quốc nghênh địch”; “Ngụ binh ư nông”;
“Khoan thư sức dân ”; “Kế thanh dã”… Sở dĩ Trần Quốc Tuấn đánh đâu thắng đó,
cịn nhờ vào lập trận thế trong “Bát Quái Cửu Cung Đồ” thiên la địa võng, kẻ địch vào chỉ có đường bại, khơng có cửa thắng. Thế trận này liên quan đến vấn đề phong thủy, với tài năng tính tốn giỏi của Trần Quốc Tuấn sẽ có lợi cho trận địa thế. Và mơn phái võ gia truyền của dịng họ Đơng A cũng lấy Thiền Tông như là một phép dưỡng trí tu tâm, đó chính là Hội võ Đô vật truyền thống của dân tộc ta.
Nhà văn nhấn mạnh việc Trần Quốc Tuấn cống hiến cho thế hệ mai sau, đặc biệt cho con cháu nhà Trần những tác phẩm quân sự rất có giá trị, như là một bảo bối của bậc tiền nhân đi trước. Ơng đã soạn“Vạn kiếp Tơng Bí Truyền Thư”, đó là quyển sách tinh hoa võ thuật của dòng họ vốn dịng dõi Đơng A. Đó là đức độ lớn lao của Trần Quốc Tuấn đối với dân với nước. Việc đặt Trần Quốc Tuấn trong mối quan hệ với Thụy Bà, Thiên Thành, Quế Lan để thấy được vẻ đẹp của Trần Quốc Tuấn, người đã rất yêu thương kính trọng họ, tất cả đều có cơng lao rất lớn trong sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn. Biết đem lại sự đoàn kết trên dưới một lòng mới làm nên chiến thắng, Trần Thanh Cảnh viết: “Các võ tướng mưu thần, các cao thủ trong môn phái
Đông A đều rạp người trước trướng của vị chủ tướng đã từng chém đầu không biết
bao giặc Thát thời Nguyên Phong năm nào. Kính phục. Hân hoan. Tin tưởng” (Trần
Thanh Cảnh, 2017). Họ đã bỏ những riêng tư quyết một lòng theo chủ tướng Trần Quốc Tuấn đánh giặc. “Yết Kiêu cùng tứ vương tử và các gia tướng quân bản bộ Vạn
Kiếp ngày đêm thao luyện quân sĩ, rèn tập võ nghệ. Họ đều biết một trận chiến vô
cùng ác liệt đang đón chờ phía trước” (Trần Thanh Cảnh, 2017).
Tài năng của Trần Quốc Tuấn gắn liền với niềm đức độ, khi tác giả miêu tả Trần Quốc Tuấn chứng kiến trước các sinh linh bị chết trong trận chiến đối đầu với giặc: Ngài thật đau đớn ngậm ngùi khi thấy hàng vạn sinh linh bị dấn chìm trong bể máu trên dịng sơng Thiên Đức - phút giây đau đớn của Trần Quốc Tuấn, nhà văn đã cho nhân vật chỉ biết đứng lặng nhìn cảnh chìm ngập máu thù đã nói lên bao niềm xúc cảm của Ngài. Trần Quốc Tuấn đã chấp tay vào ngực, ngửa mặt lên trời như cầu xin một điều gì cho những linh hồn bơ vơ tội nghiệp, và quay lại nói với Dã Tượng: “Ta đã từng mong đánh một trận cho bọn giặc sợ đến ngàn năm, không bao giờ dám
quá! Cầu mong sao nước Nam mình khơng bao giờ phải đánh những trận như thế
này nữa!” (Trần Thanh Cảnh, 2017).
Qua bức chân dung về võ tướng Trần Quốc Tuấn, nhà văn đã để cho nhân vật lịch sử của mình khơng chỉ tỏa sáng trong trang sử, mà còn tỏa sáng ở trang đời. Tác giả cho bạn đọc thấy Người không chỉ mang vẻ đẹp của một nhà quân sự lỗi lạc, tài ba, mà còn mang vẻ đẹp của một vị tướng giữa đời thường, có tình u mãnh liệt, rất đổi thiêng liêng và cao q. Ngồi ra nhà văn cịn khắc họa được những vẻ đẹp rất đời thường đã bị khuất lấp trong chính sử, những điểm mờ đó đã được nhà văn khám phá, soi rọi rất sâu sắc qua chương: Lễ hội Mo Nang / hay Chốn cung đình chịu dun đơi lứa. Hay Chuyện tình trong bãi dâu xanh, đều toát lên vẻ đẹp của một võ
tướng lẫy lừng và tình yêu bất diệt của Trần Quốc Tuấn. Là vị tướng được tôn vinh là một đức thánh, nhưng lại mang trong mình tình yêu bất diệt qua hai mối tình tuyệt đẹp với cơng chúa Thiên Thành trong cung gấm và nàng Quế Lan nơi thôn dã, đã trở thành một huyền thoại trong thiên tình sử đẹp nhất ở triều Trần. Để lột tả phẩm chất, tính cách của nhân vật lịch sử này, nhà văn đã chọn cách kết cấu theo kiểu chuyện lồng chuyện, đan cài vào nhau hết sức chặt chẽ giữa các chương tình yêu và chiến trận mà mạch truyện vẫn không bị đứt đoạn. Hơn nữa, nhà văn đã thâu tóm những hình ảnh, thanh âm hào sảng, dồn nén, hàm súc, khi xót thương, khi ngợi ca, nhưng có lúc rạo rực h tình trong một khơng gian của lễ hội, hay trong bãi dâu xanh bên dịng sơng Thiên Đức. Tất cả gợi sự phóng túng nhưng khơng kém phần xúc động khiến người đọc không thấy nhàm chán khi tiếp nhận một nhân vật lịch sử như Trần Quốc Tuấn, bởi những yếu tố lịch sử đã được nhào nặn qua bàn tay và khối óc của nhà văn, tất cả trở nên mềm mại, sinh động và hấp dẫn hơn bao giờ hết:
"Với Trần Thanh Cảnh, lịch sử chỉ là cái cớ, phông nền để ơng phân tích, luận giải, khám phá ý nghĩa mới, đem lại cách nhìn khác (mới) về hiện thực lịch sử và bản chất
con người. Ông đã biết cách dung hòa hợp lý, tinh tế giữa chân lý và hư cấu trong một mạch truyện nhanh, gọn, cùng lối kết cấu linh hoạt. Ở một phương diện nào đó, ơng đã tự tạo cho riêng mình một chân lý - chân lý của (nơi) tưởng tượng, hư cấu” (Nguyễn Văn Hùng, 2018).