Phong tục lối sống sinh hoạ t nét đẹp truyền thống văn hóa trong làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 61 - 77)

2.2. Cảm thức về vẻ đẹp thuần phong mĩ tục trong văn xuôi của Trần Thanh

2.2.2. Phong tục lối sống sinh hoạ t nét đẹp truyền thống văn hóa trong làng

làng xã

Trang văn của Trần Thanh Cảnh luôn hướng về vẻ đẹp xưa, một vẻ đẹp không quá ồn ào, tấp nập, hối hả, nhưng cũng không quá vắng lặng, có khi lại trầm tĩnh đến khơng ngờ. Cái cảm giác ấy đã làm cho con người Kinh Bắc ln lắng mình trong những cung bậc cảm xúc của cuộc sống đời thường. Nhà văn vẫn tiếp tục đưa người đọc tìm về cõi hồng hoang ngày xưa qua lối sống sinh hoạt của làng quê, một trong những lối sinh hoạt phổ biến đó là tục“tắm tiên” của người Việt xưa, và nó đã trở thành hình thức sinh hoạt cộng đồng độc đáo khơng thể tách rời trong văn hóa của dân làng Ngọc. Giữa đất trời bao la già trẻ, trai gái, cùng nhau trút bỏ xiêm y, tắm bên các sơng, hồ của làng Ngọc. Có những cơ gái khốc lên mình chiếc áo yếm để tắm. Đây là tục có từ lâu đời nhưng đã bị mai một, và chỉ còn trong quá khứ. Ở trong từng khúc đoạn này, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã tìm về kí ức xưa và ln biết kế thừa, phát huy những phong tục sinh hoạt của làng để gắn cho nhân vật của mình một lối đi riêng. Nhà văn có sự nhận thức sâu sắc về làng q của mình, điều đó càng thể hiện vai trò, trách nhiệm về sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút. Vì vậy, khi đọc những trang văn của Trần Thanh Cảnh tục ấy đã trở thành nếp sống văn hóa, biểu tượng cho “nết đất”, “nết người” bởi sự phong tình của làng Ngọc. Trong Kỳ

nhân làng Ngọc, nhà văn đã miêu tả:

“Dân làng Ngọc từ xưa đến nay, già trẻ nam nữ thường hay ra tắm trần ngồi đầm

trên cầu ao, các cơ thơn nữ hồn nhiên cởi trần dội nước ào ào và kỳ cọ bộ ngực trinh nữ rắn chắc hồng hào. Ở bên cầu ao chỗ khác, mấy ơng già làng thì lại điềm nhiên

khỏa thân tắm gội, chim cò để thổn thển cứ như cuộc đời này chả cịn gì quan tâm”

(Trần Thanh Cảnh, 2015).

Người làng Ngọc có tính cách vơ cùng phong phú, lúc thì đàng hồng trầm tĩnh, lúc thì thoải mái, phóng khống, thanh cao, chất phác, nhưng có lúc rất nhạy bén, tinh ma, nồng nàn, mãnh liệt, gợi tình, gợi cảm; lắm lúc lạnh lùng, u uất, thân trầm, hào phóng đầy nghĩa hiệp: “… Nết đất, tính người. Và xét cho cùng, đặc tính

đa tình và phóng dục của đất và người làng Ngọc chính là hiện thể cho một “cái

sống” ngồn ngộn phong nhiêu, một sức sống mạnh mẽ, căng tràn sôi sục, tựa như dịng nham thạch mà khơng gì có thể ngăn được nó tn trào?” (Nguyễn Hồi Nam,

2016). “Nết đất, tính người” ấy được nhà văn đi sâu miêu tả những nét riêng biệt của từng nhân vật ở làng Ngọc.

Những ao làng, đầm sen luôn đi vào trong ký ức của người dân nơi đây, đã thể hiện đời sống sinh hoạt dùng để tắm giặt, ăn uống, hị hát, tâm tình bên nhau. Đó là nơi chất chứa những kỷ niệm đầy hồn nhiên của mỗi con ngưởi. Cho nên khi đọc văn Trần Thanh Cảnh chúng ta hiểu vì sao những con người làng Ngọc, từ già đến trẻ, từ cụ ông cho đến cụ bà, từ thanh niên cho đến đàn bà, con gái cứ chiều chiều, hay đến đêm có trăng thanh gió mát họ đều kéo nhau ra ao làng, hay đầm sen để tắm. Người già tắm trần truồng, đàn bà, con gái thì mặc áo yếm. Cách tắm đó cũng là một nét văn hóa của người nơng dân Việt Nam ta thuở xưa. Nhưng cái hay và độc đáo ở đây là họ vẫn luôn giữ thái độ lịch sự. Vì họ coi việc tắm như một nét đẹp văn hóa, hết sức lành mạnh, thánh thiện như để tẩy vết bẩn của bụi trần. Với vẻ đẹp rất đổi hồn nhiên vô tư như thuở mới khai sinh trái đất ở làng quê đất Kinh Bắc. Tục tắm ở ao hồ là một thói quen sinh hoạt hằng ngày, được diễn ra trong mỗi cá nhân và tập thể mà khơng có gì phải ngượng. Họ hịa mình với dịng nước thiên nhiên, đất trời yên ả. Trong Giỗ hậu (Kỳ nhân làng Ngọc), nhà văn đã miêu tả Hàn Xuân một cô gái rất đẹp ở làng Ngọc tắm: “Hàn Xuân tắm trong ao sen, dưới trăng. Tắm xong, nàng

cầm mớ quần áo vừa giặt ở tay, rẽ nước ao bước lên bậc thềm, nước ao sen dưới ánh trăng mùa hè chiếu sáng lấp lánh, lung linh tràn trên thân thể” (Trần Thanh Cảnh,

2015). Cũng như trong Trăng máu, Hồng My, một cơ gái có dáng vẻ u kiều như cơng chúa trong cung cấm, nhưng cũng: “… hay tắm trần trên cầu tre bắc ra đầm

sen…”. Và “Tối nàng ra tắm trên cái cầu bằng ba cây tre mà bố nàng chặt, rồi ghép lại, bắc chìa ra phía ngồi mặt nước. Nàng cứ vô tư dội nước rồi vào nhà đi ngủ”

(Trần Thanh Cảnh, 2016). Nhà văn muốn lưu giữ nét khơng gian văn hóa phồn thực, một vẻ đẹp được hịa qun giữa thiên nhiên khí trời bao la, cùng những sắc màu văn hóa. Nhà văn đã viết: “Liên Hương ngồi trên cầu ao, múc nước bằng cái thau đồng

hai núm vú nhọn xinh của cơ, dịng nước dội lên tóe ra những tia trắng mơ hồ” (Trần

Thanh Cảnh, 2015). Đó là tập tục bao đời nay ở làng Ngọc, các cơ gái có thể ngại ngùng, đỏ mặt khi trai làng tán tỉnh, nhưng tắm ở bờ ao, đầm, hồ thì chẳng thấy ai ngượng cả.

Bên cạnh tục “tắm tiên”, trong phong cách sinh hoạt, phụ nữ xứ Kinh Bắc thường hay sử dụng chiếc áo yếm để làm áo lót trong hoặc dùng khi tắm. Được hịa mình vào thiên nhiên là một cảm giác đầy thi vị, đặc biệt với những cô gái làng Ngọc nhẹ nhàng khốc trên mình những dải yếm xinh xắn, mềm mại mà kín đáo, tế nhị. Phải nói rằng, từ phụ nữ thường dân cho đến công chúa trong chốn cung đình, chiếc yếm đã trở thành một phần khơng thể thiếu trong trang phục của phụ nữ, và qua trang văn miêu tả rất thực của Trần Thanh Cảnh, cái yếm là trang phục lót che kín ngực thường xuất hiện khi những cô gái tắm ở các bờ ao, đầm sen. Dù ở góc độ nào thì dãi yếm đã góp phần tơn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ xứ Kinh Bắc. Chính vì lẽ đó đã khiến biết bao chàng trai ngẩn ngơ và động lịng trước các cơ nàng mặc dãi yếm. Kết hợp với váy Đình Bảng trơng thật xinh, làm hút hồn say đắm lòng người. Trong

Hương đêm (Kỳ nhân làng Ngọc), tác giả đã nói vẻ đẹp ấy của các cô gái làng Ngọc: (... là vì con bé này rất xinh,... Nó mặc cái váy Đình Bảng bằng lĩnh đen... bên trong cái yếm sồi màu hoa hiên” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Chỉ phác họa vài nét về dãi

yếm thơi cũng đủ để nói lên vẻ đẹp của các cơ gái làng Ngọc, dù ở đâu; trong hồn cảnh nào thì nhan sắc ấy vẫn luôn tỏa sáng cả làng Ngọc xưa kia bởi các trang phục truyền thống làm đắm say lịng người. Trang phục ấy vì thế mà trở thành biểu tượng rất đẹp của các cô gái làng Ngọc với dáng điệu e lệ tình tứ và có sắc thái rất đặc biệt để tôn lên sắc đẹp của người phụ nữ ngay chính trên trang văn của Trần Thanh Cảnh. Trong Hoa gạo tháng ba, My đã vô ý để: “... cái yếm sồi của cơ đã vơ tình bị giằng

đứt, trơi đi mất. Trên người chỉ cịn một chiếc áo cánh bằng vải the mỏng, tuột khuy ướt nước dán chặt vào thân hình” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Tập tục “tắm tiên” ấy

làm cho dân làng trở nên gần gũi, thân thiết hơn, nó như phá bỏ mọi rào cản về sự phân chia, giai cấp trong làng quê. Một vẻ đẹp mang đầy truyền thống văn hóa. Nhà văn cứ miên man trong kí ức thì thế giới Kinh Bắc trong ông lại cứ ùa về, đem lại niềm cảm hứng bất tận để khơi nguồn những giá trị văn hóa ở q hương ơng.

Với Trần Thanh Cảnh, những hình ảnh được miêu tả khơng tồn tại độc lập mà ln hài hịa trong một tổng thể như cây đa, giếng nước, sân đình, hàng rào, giậu cúc tần, bờ đê, hội hè, đình đám,... tất cả được nhà văn, cóp nhặt nhào nặn một cách sinh động, giàu sức sống. Nó là cầu nối giữa vũ trụ bao la của thiên nhiên, trời đất và con người trong mối giao duyên hội ngộ, tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc về đất Kinh Bắc. Điều đó khơng chỉ tạo nên bức tranh quê ấm cúng, nồng nàn, gần gũi, gắn bó, thân thương, mà khơng gian ấy cịn là mơi sinh trong lành cho con người, gắn liền với sinh hoạt, sản xuất, tình dun đơi lứa. Khơng gian ấy khơng những là nơi tụ họp, hóng mát, nghỉ ngơi của người dân sau buổi lao động trưa hè mệt mỏi, đồng thời nó là chứng nhân, là nơi giao lưu chia sẻ tình cảm vui buồn, đặc biệt là tình cảm của những người đang u nhau. Chính vì lẽ đó, ngịi bút của Trần Thanh Cảnh đã vẻ lên bao tình cảm đơi lứa tha thiết nồng say của những chàng trai, cô gái làng Ngọc thuở ban sơ đầy chung tình, đằm thắm dìu dàng. Trong Hội làng (Kỳ nhân làng Ngọc), tác giả kể về câu chuyện tình của Hằng và Tuấn, đơi trai tài gái sắc ở làng Ngọc đã yêu nhau với tình u trong sáng, thơ ngây, vơ tư, hồn nhiên của tuổi học trị. Tình u ấy luôn gắn liền với những khoảnh khắc đắm mình giữa dãi đê, cây đa, bến nước, hay giậu cúc tần. Ngay cả khi họ trao nhau tất cả, trước sự hòa trộn giữa hai con người thì thiên nhiên đất trời đã chi phối và chứng nhân cho cuộc gặp gỡ và sự giao hoan của hai thân xác. Chính hàng giậu cúc tần, một loài cây rất phổ biến ở miền quê đã chứng nhân cho đơi lứa u nhau. Nếu nhà thơ Nguyễn Bính nói lên khoảnh khắc tình yêu qua ngọn mồng tơi, thì Trần Thanh Cảnh biến khoảng cách ấy bằng giậu cúc tần. Tuấn và Hằng là đơi bạn học, cùng xóm, cách nhau hàng giậu cúc tần với màu xanh nhàn nhạt, mùi hương hăng hắc, nhưng có một sức sống bền vững chẳng bao giờ lụi tàn. Đặc biệt trên cái bờ rào xanh thẳm kia, những giàn dây tơ hồng vàng tươi mọc um tùm và trùm lên, bao quanh cả lối đi. Thiên nhiên đã trở nên đa sắc, đa màu, gợi hình, gợi cảm, đem lại cảm xúc chân thành, tha thiết. Đó là một vẻ đẹp truyền thống, một vẻ đẹp của làng quê gợi sự giản dị, yên ả, thanh tân, tươi mới. Tuấn nhặt mấy sợi tơ hồng, bện thành một cái vòng đeo vào cổ nàng, bảo: Sau này có tiền, sẽ mua cho Hằng cái vòng vàng to như thế này, đeo vào chắc là xinh lắm. Nhà văn đã biết cách làm giàu trên trang viết của mình bằng những nét đẹp của truyền thống văn

hóa cổ xưa. Ở đoạn văn miêu tả khi hai thân xác hịa quyện vào nhau thì:“Cả giậu

cúc tần, tơ hồng quấn quýt bao trùm phủ lấp che đi tất cả” (Trần Thanh Cảnh,

2015). Thậm chí ngày Hằng vu quy: “bên kia rặng cúc tần im lặng như tờ. Nàng lã

chã nước mắt theo chồng bước qua cái cổng làng cũ kỹ rêu phong…” (Trần Thanh

Cảnh, 2015). Với con người khao khát được ngụp lặn trong văn hóa làng, nên nhà văn khéo dẫn dắt mỗi bước chân đi của nhân vật trải qua khoảng khơng gian nào thì đôi chân ấy vẫn hướng về cội nguồn làng quê của mình. Vì thế mà tác giả để cho nhân vật Hằng sao bao năm xa quê trở lại vẫn khao khát: “bước chân trên dải đê

ngày xưa đi học mà như đi trên ruộng nước, thập thõm, thấp cao, thổn thức... Vẫn

cây đa, bến nước, sân đình, vẫn con đường làng lát gạch nghiêng, khách thập

phương về dự hội vẫn trẹo trọ bước đi run rẩy ướt át...” (Trần Thanh Cảnh, 2015).

Tác giả tiếp tục vẻ lên bức tranh làng quê, với những hình ảnh rất mực gần gũi, thân quen như ngọn tre đầu làng, chùm phượng vĩ, cùng với mái đình rêu phong, cảnh chùa chiền, miếu, chợ đầy cổ kính. Một phong cảnh mang những di tích cổ xưa, hữu tình, khi nhìn về phía con đường làng thì quanh co, quanh co, những cánh đồng mênh mông bát ngát lúa vàng, tấp nập khi người dân đi đập lúa đêm trăng, với tiếng nói cười thiết tha của những thanh niên nam nữ: “Những bó rơm vẫn bay vun vút lấp

lống dưới trăng. Hơm ấy trăng mười sáu, sáng lạ, Ánh trăng dãi dề trên đống thóc

đang dần vun đầy trên sân. Trăng chấp chới trên những hạt thóc bắn ra từ những

lượm lúa đang đập, vẽ một vòng cung mờ theo nhịp của những đôi tay trẻ trung”

(Trần Thanh Cảnh, 2016). Cảnh sinh hoạt làng Ngọc càng về đêm, càng trong xanh, yên ả, thanh bình hơn. Cùng với cánh đồng rộng trải dài ven bên dịng sơng Đuống:

“Cả cánh đồng rộng ven sông nục nạc ngon lành như đĩa giò lụa ngày tết. Dân làng chỉ việc đi be bờ, gieo lúa xuống là lên nhanh như thổ, hoặc là đợi thêm vài ngày cho

đất phù sa ráo nước, tra ngô đông xuống. Cây ngô gặp đất phù sa mới vươn lớn từng

ngày, thân to như cổ chân trẻ lên ba, lá xanh đen. Bắp ngơ thì nỡ nang như bụng chân của trai lực điền. Cả nhà hân hoan mùi ngô luộc, ngô nướng, ngơ rang” (Trần

Những mái nhà ngói đỏ, nổi bật trên nền xanh của cây lá, nhìn xa xa là những thửa ruộng vừa gặt xong trơ gốc rạ xám nâu, cùng với con đường đất đỏ chạy ngang dọc. Cịn phía xa xa là bờ đê, rồi đến dịng sơng Đuống như một dải lụa mềm mại đỏ gạch, vắt ngang những xanh mướt của ngô dâu bờ bãi. Một làng quê luôn tràn ngập trong sắc màu văn hóa. Trong Mùa thi hay Ngay trong đêm (Kỳ nhân làng Ngọc),

tác giả cịn chỉ ra các góc sân trường được bao che với rặng cây phi lao, bạch đàn, tre, hàng phượng vĩ đỏ. Chiều chiều lại tấp nập thuyền đị xi chèo trên dịng sông Thiên Đức. Đặc biệt ở bến sông quê lúc nào cũng: “Có ơng chèo già và con đị gỗ

vẫn bồng bềnh khuya sớm qua sơng, mỗi khi có tiếng gọi đò ơi…” (Trần Thanh

Cảnh, 2016).

Trần Thanh Cảnh đề cập đến cảnh sinh hoạt còn gắn liền với nhiều làng nghề truyền thống, của miền quê xứ Bắc: như nghề hàng Mã ở trong Mặt ma (Mỹ nhân

làng Ngọc), trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán ở trong Vô vi, Gái đảm của tập Mỹ nhân làng Ngọc, Kỳ nhân làng Ngọc và, Quái nhân làng Ngọc. Với những phiên chợ Dâu

quanh vùng tấp nập được nhà văn đề cập ở Vô vi, Mỹ nhân làng Ngọc trong (Mỹ nhân làng Ngọc). Những biểu tượng tâm linh như: Đình, miếu, chùa đã đi vào trang

văn của Trần Thanh Cảnh gợi lên sự tôn nghiêm, nơi thờ các thánh, thần, phật... còn là nơi sinh hoạt, hội họp việc làng. Thậm chí là nơi để giao lưu các hội hè, đình đám, tập trung mọi sinh hoạt văn nghệ dân gian của làng và của vùng từ việc lớn cho đến việc nhỏ, thể hiện truyền thống đẹp của hồn quê đất Việt. Phải nói rằng ngơi đình làng có một vai trị rất quan trọng trong đời sống văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam ngày xưa. Xuất phát từ vẻ đẹp đó nên Trần Thanh Cảnh muốn níu giữ, muốn lưu lại những ký ức đẹp đẽ về mảnh hồn làng, nhất là ngơi đình đã gắn bó với nhà văn từ thời thơ ấu đã trở thành máu thịt và chắc có lẽ theo ơng suốt cuộc đời. chính vì lẽ đó, mà chúng ta đã bắt gặp rất nhiều ngơi đình qua trang văn của Trần Thanh Cảnh, như: Đình làng trong truyện Có trời đã thể hiện sự tôn nghiêm là nơi tổ chức các sinh hoạt, cúng tên của làng, thường làm biểu tượng cho sự thanh bình ở làng quê và thể hiện bản sắc văn hóa làng:

“Làng Ngọc vốn là làng có truyền thống nền nếp cao trong vùng. Mọi việc ma chay,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 61 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)