Nhân vật kì ảo 103 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 109 - 114)

3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung những con người văn hóa 92 

3.1.3. Nhân vật kì ảo 103 

Nhân vật kỳ ảo là kiểu nhân vật có những năng lực biến hóa thần kỳ, sự tồn tại của họ thường ở trong hư vô, khơng sống trong đời thực, có chứa đựng những yếu tố kỳ lạ, hoặc là những con người sau khi chết đi thì họ trở thành hồn ma khơng siêu thốt, hay trở thành bậc thánh nhân và nhân vật kỳ ảo trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh, là những con người như thế. Họ cũng có đời sống riêng, có nguồn gốc xuất thân, tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, có khát vọng lớn giữa mn đời, kể cả tình u đơi lứa, khi chết đi thì họ sẽ trở thành những hồn ma, hay bậc thánh. Với quan niệm của dân gian khi con người chết ln có sự tồn tại bí ẩn của linh hồn có nghĩa là, khi con người chết đi xác sẽ tan rữa, nhưng phần hồn thì vẫn cịn tồn tại, nên có những câu “hồn siêu phách lạc”, “hồn lìa khỏi xác”, “ba hồn bảy vía” để nói lên thế giới tâm linh của con người. Đại thi hào Nguyễn Du đã từng khẳng định rằng: “Thác là

thể phách, cịn là tinh anh”. Chính vì vậy, Trần Thanh Cảnh đã đưa yếu tố kỳ ảo của

hồn ma hay của bậc thánh nhân vào trong cách xây dựng nhân vật của mình, gọi chung là nhân vật kỳ ảo. Đấy là những loại nhân vật được tạo nên từ chính cuộc đời của họ, và từ những tín ngưỡng của văn hóa Việt Nam. Trần Thanh Cảnh đã tạo ra một không gian nghệ thuật riêng. Mọi hoạt động của nhân vật đều diễn ra trong khơng gian ấy. Khơng gian đó chính là làng Ngọc. Tất cả những biến động của thời cuộc, những thay đổi của lịch sử và số phận của con người trước thời kì hội nhập, đều được nhà văn Trần Thanh Cảnh tái hiện lại một cách chân thực và đầy đủ trong khơng gian nghệ thuật đó. Trong hầu hết các tác phẩm, Trần Thanh Cảnh đã đưa tất cả những hổn tạp trong đời sống, những gì mắt thấy, tai nghe và nhà văn đã hư cấu, tưởng tượng ra để đưa vào tác phẩm của mình.

Ở nhân vật những hồn ma, cái kì ảo được Trần Thanh Cảnh vận dụng vào việc xây dựng nhân vật, thể hiện được tài năng riêng của tác giả. Hồn ma đó chính là vấn đề tâm linh. Từ xưa đến nay con người ta thường ít tin vào những điều thiêng liêng của hồn tiên ma quỷ ở dưới cõi âm ti. Hồn ma chính là linh hồn của con người sau khi chết đi, vì một điều gì đó mà nó cứ vương vấn ở trần gian, vấn đề đó người ta gọi là chết mà vẫn chưa được siêu thoát. Tùy vào nếp ăn, nếp ở, số phận cuộc đời ở trần gian mà hồn có thể bị ln hồi nghiệp kiếp, vì thế mà chúng ta hiểu rằng hồn người

chết là hồn ma - Nhân vật hồn ma được Trần Thanh Cảnh đề cập đến rất ấn tượng

Trong sương đêm cuối ngõ (Kỳ nhân làng Ngọc). Hồn ma ấy chính là Phương - trai

làng Ngọc, có cuộc đời số phận bi đát nghèo khổ, vợ đi xuất khẩu lao động và lấy chồng ở Hàn Quốc khơng trở về. Phương buồn rầu tìm đến rượu, thuốc lào và bị đột tử. Hồn ma của Phương cũng chẵng siêu thốt vì ẩn ức với bụi trần. Lúc nào cũng hiện về và cho Quyết bạn thân có cùng số phận như Phương thấy hồn của mình. Hồn ma của Phương lúc nào hiện về cũng ngồi dựa lưng vào hiên nhà để ngắm trăng. Quyết có hỏi gì cũng khơng trả lời. “Dân làng Ngọc nói hồn ma của Phương khơng

siêu thốt được, vẫn cứ lẫn quất nơi ngôi nhà cũ nên đêm nào Quyết cũng gặp”

(Trần Thanh Cảnh, 2015). Và: “Dân xóm Hối Lộ cịn kể là đêm trăng suông cuối tháng, mấy tay ăn sương hay những người đi chợ sớm qua ngơi hoang đều nhìn thấy Phương ngồi dựa lưng vào tường nhà hút thuốc lào, ngắm trăng. Từ miệng Phương, thở ra cả một biển khói thuốc trắng mờ, đục như sữa. Lững lờ lan tỏa, phủ kín cả

ngõ xóm” (Trần Thanh Cảnh, 2015).

Truyện đã viết về số phận của những con người trong thời đại mới, và độc giả cũng đang lắng đọng, xót xa và cảm thơng cho những số phận con người như Quyết, như Phương, cả truyện yếu tố kì ảo về hồn ma bị lu mờ, hay tuyệt nhiên không hề nhắc, và nhà văn đã tạo sự bất ngờ, kết thúc tác phẩm chi tiết hồn ma được xuất hiện một yếu tố tâm linh của người Việt. Với mục đích ấy, người đọc nhận thấy rằng yếu tố kì ảo ấy làm nền cho khơng khí truyện, tạo hồn cốt cho câu chuyện. Trần Thanh Cảnh đưa ra tần số xuất hiện kì ảo khơng nhiều, nhưng đủ làm cho người đọc thấy được niềm cô đơn, khổ đau của họ, và thấy được những dằn vặt trong lịng của nhân vật khơng thể giãi bày cùng ai, cũng như sự suy tư, trăn trở, băn khoăn của tác giả trước thời cuộc. Nhà văn đã rất khéo léo để tìm kiếm, lựa chọn và lồng ghép, đan xen những chi tiết kỳ ảo ấy, để chia sẻ với số phận của nhân vật, đã tạo nên tính lạ hóa trong cách xây dựng nhân vật của nhà văn. Chính cái hư ảo đó, nó có thể lí giải nguyên nhân vì sao…? Và cũng qua chi tiết kì ảo ấy, chúng ta thấy rằng đúng là xứ Kinh Bắc có bề dày văn hóa, đặc biệt là tín ngưỡng trong dân gian. Những bản sắc ấy ln có quan hệ với con người. Và cũng chính giá trị ấy, nhà văn đã xây dựng nên những yếu tố huyền ảo để nói lên cuộc đời bất hạnh của con người. Qua cái chết của

bé Mai trong Hương đêm (Kỳ nhân làng Ngọc): “… bởi nhà nghèo, lại gặp cảnh mưa to gió lớn, trong làng nhiều nhà cửa bị bão quật đổ. Con chị mười ba bị cây que quật vào thoi thóp sắp chết…” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Khi được mẹ ôm vào lịng,

cơ bé tên Trần Thị Mai chỉ biết nhìn mẹ một cách thoi thóp, trong cơn đau đớn, miệng vẫn nói “đói”, ăn được một cái bánh tẻ rồi Mai đã chết đi. Thế là hàng xóm xúm vào lo hậu sự, tắm rửa khâm liệm, thay quần áo cho Mai. Lúc đó, chưa từng thấy đứa trẻ gái nào đẹp như thế. “Chết rồi mà mặt mũi chân tay cứ sáng bừng như

Ngọc, miệng như đang tủm tỉm cười” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Lối kể chuyện hiện

đại, khéo léo đã làm cho nhân vật trở nên hấp dẫn hơn, khi tác giả lại xen kẻ giản cách câu chuyện của mình ra để xen lồng yếu tố kỳ ảo làm cho câu chuyện kể vừa thực vừa hư, bởi nó cứ bàng bạc màu sắc hư ảo. Tác giả đã luận giải tiếp về yếu tố tâm linh trước cái chết của cô Mai khi mọi người đem cô đi chôn cất, khi đến:

“…gốc cạnh cái chuôm giữa đồng thì mưa to quá. Mưa đến cây gì mà như thác lũ. Nhưng người đi chôn đành để cô lại gốc đa. Về nhà, đợi lúc nào hết mưa ra đưa.

Nhưng cả ngày, cả đêm không ngớt. Sáng hơm sau ra thì khơng tìm thấy xác cơ ấy nữa. Cả ao chuôm ruộng nương đã thành biển nước” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Với

yếu tố kì ảo này, một lần nữa nhà văn cho ta thấy quan niệm về người xưa trong tín ngưỡng của văn hóa tâm linh, quan niệm rằng: những người chết trẻ, chưa chồng thường rất linh thiêng, nên cần thờ cúng trang nghiêm ắt sẽ được phù trợ. Nhà văn đã chỉ rõ: “Sau này người em trai cô Mai lớn lên làm ăn phát tài, ông ấy mới xây cái

miếu thờ ở chỗ chị mình hóa. Hương khói quanh năm. Dân làng, dân quanh vùng đến lễ đông nhất là các cô cập kê tuổi lấy chồng, đến cầu duyên, thành tâm thì đều được nguyện cả” (Trần Thanh Cảnh, 2015).

Tác giả đã nhấn mạnh nét đẹp truyền thống về văn hóa tâm linh người Việt của chúng ta ở Trăng máu (Kỳ nhân làng Ngọc), tác giả đã chêm xen yếu tố kỳ ảo khi xây dựng nhân vật cơ gái Hồng My, con nhà tơi tớ nghèo khổ nhưng lại rất đẹp, nhưng rơi vào bi kịch mà nguyên nhân sâu xa cũng chính vì nàng mà cả làng Hạ Vĩ bị cháy và chìm ngập trong bể máu, khơng sống xót một ai. Riêng nàng khi lao ra khỏi đám cháy, và trầm mình xuống chới với: “Nhưng thật kỳ lạ, một cụ cá chép

Thanh Cảnh, 2016). Và rồi: “Bỗng giữa đầm hiện ra một cái xoáy nước, mới đầu

nhỏ, sau cứ to ra mãi thành một cái hố nước khổng lồ quay tít, quay tít. Cụ ngư thần cùng nàng Hồng My trên lưng cứ lượn vịng lượn vịng rồi biến xuống đáy nước,

mất tăm” (Trần Thanh Cảnh, 2016). Sau chứng kiến cảnh ấy đám quân lính của triều

đình đã khiếp sợ mà rút về Kinh Thành, bỏ lại làng trong khói lửa nghi ngút điêu linh. Sau này đầm sen, ao làng vẫn còn đấy, nhưng con người đã bị xóa mọi dấu tích xưa của làng, và khơng ai cịn nhớ nơi đây đã từng có một ngơi làng, đã từng chịu những cảnh đẫm máu đau thương, chết chóc. Chính kỳ ảo, đã giúp nhân vật Hồng My giải phóng những ẩn ức của số phận.

Trong tiểu thuyết Đức Thánh Trần, tác giả đã thần thánh hóa nhân vật Trần

Quốc Tuấn. Nhà văn Trần Thanh Cảnh đã tiếp biến và diễn giải theo cách riêng của mình về nhân vật lịch sử. Đặc biệt nhà văn đã đưa yếu tố kỳ ảo vào chương tiểu thuyết: Hưng Đạo Vương theo sấm về trời hay Chuyện vườn An Lạc Đức ông hiển

thánh. Trần Thanh Cảnh đã thần thánh hóa nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn. Với

niềm tự hào về bậc “đại nhân”, “đại nghĩa”, “đại tài”, cùng với niềm tơn vinh kính phục một con người như Trần Quốc Tuấn chỉ có ở những bậc thánh nhân. Đó là lí do khi nhà văn xây dựng nhân vật, một lần nữa nhà văn đã dành nguyên hẳn một chương để xây dựng và khẳng định phẩm chất, tài năng, vị thế, uy quyền… đều là của thần thánh. Ở chương này, nhà văn xây dựng nhân vật Trần Quốc Tuấn, là nhân vật kì ảo, như là một huyền thoại ở trong lịch sử. Qua cách xây dựng nhân vật bằng yếu tố lạ hóa và kỳ ảo, Trần Quốc Tuấn khơng chỉ hiện lên vẻ đẹp của một võ tướng lẫy lừng, mà còn là một vị thánh hiển linh trong lòng dân, được nhân dân tôn sùng, thờ cúng. Vào ngày 20 tháng Tám Trần Quốc Tuấn ta thế hóa thành con rồng trắng

lóa cuộn mình từ vườn An Lạc bay vút lên trời cao, người đã hiển thánh về trời. Nhà

văn viết: “Đúng bảy ngày bảy đêm Ngọc Hoàng Thượng Đế sẽ sai Bạch Long xuống

đón Ngài” (Trần Thanh Cảnh, 2017). Nhà văn miêu tả cái chết của Hưng Đạo Đại

Vương Trần Quốc Tuấn như trong tâm thức của Người Việt từ ngàn xưa. Trần Quốc Tuấn là một Đức Thánh Trần huyền thoại hóa trong lịch sử. Là người trời đánh giặc đến thần y thánh thuốc là người “Sinh vi danh tướng, tử vi thần” trong văn hóa Việt.

“Đến đầu giờ Tý đêm 30 tháng Tám. Thốt nhiên trong đêm đen, có một tiếng nổ

vang trời, một tia sét sáng lòa đánh xuống thẳng giữa Lục Đầu Giang. Một cơn mưa như trút nước sầm sập đổ xuống vùng Vạn Kiếp. Nước từ Lục Đầu Giang tự dưng vụt dâng cao tràn bờ. Gió rít lên như có tiếng của thiên binh vạn mã chạy. Trong ánh chớp liên hồi sáng rực trời, người ta nhìn thấy một con rồng trắng lóa cuộc mình từ vườn An Lạc bay vút lên trời cao…

Khoảng hai canh giờ sau, mưa tạnh gió ngừng, nước Lục Đầu Giang lại rút xuống mép sông yên ả. Mọi người đốt đuốc ra soi thì thấy tro xác cùng cả vườn An Lạc đã biến mất. Khơng cịn mảy may dấu tích gì. Chỉ có mùi thơm ngào ngạt vẫn bao trùm cả đất trời sông nước. Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người đã hiển thánh về trời” (Trần Thanh Cảnh, 2017).

Với cách hư cấu của tác giả, quả thực Trần Quốc Tuấn được xem như là một nhân vật thánh thần, đầy kỳ ảo. Đặc biệt sau khi Ngài chết đi còn hiển linh trở về giúp cho bá tánh muôn dân trong việc đánh giặc. Sự hiển linh của ngài được Trần Thanh Cảnh trở đi trở lại nhiều lần, vừa thể hiện nổi lịng xót xa, trăn trở của nhân vật đối với dân với nước, nên hình bóng của Ngài cứ mãi xuất hiện ở trần gian, cùng là sự nuối tiếc của nhân dân đối với Ngài. Đã nhiều lần Trương Hán Siêu chèo thuyền dọc sông Thiên Đức qua cửa Đại Than tới Lục Đầu Giang vào đền Đức Thánh Trần thắp hương để khấn Ngài rồi xuôi thuyền dọc sông Phù Lan, rồi ngược bến Đông Triều xuống Bạch Đằng Giang:

“Đêm trăng thanh vắng, trước cảnh sơng một màu, nhìn lên mỏm đá trên Ghềnh Cốc

tưởng như thấy Đức Thánh Trần đang oai linh đứng đó. Võ phục tía. Mặt đỏ, mắt sáng rực. Râu tóc bạc phơ, gió từ bể thổi vào đang bay, lồng lộng về phía sau… Trương Hán Siêu bất giác vươn người hứng khởi, đứng trên thuyền, giữa sông, đọc như đang đứng trước trăm vạn quân binh. Giọng hùng tráng của vị lão thần già vang vọng dòng Bạch

Viên soái tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn dù là ở phương diện nào người trần hay thần thánh mãi mãi là niềm tự hào trong lòng dân và mãi mãi được người đời tôn thờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của trần thanh cảnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)