2. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ:
1.1. SƠ THẢO VỀ BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở TIỂU HỌC:
1.1.1. Kể chuyện là một hoạt động giao tiếp ngôn ngữ:
J.L.Lemke, một nhà giáo dục học người Mỹ trong cơng trình nghiên cứu “Using language in the classroom” đã viết: “Trường học, theo quan điểm dược phát triển trong cuốn sách này, không phải là những hệ thống phân phối kiến thức. Chúng là những thiết chế xã hội trong đó mọi người tác động cuộc sống của mình với nhau, và hầu hết những hành động tương tác xã hội mà mọi người thực hiện đều xảy ra trong lớp học. Giáo dục trong lớp học theo nghĩa rộng là một cuộc nói chuyện”.
Xem xét giáo dục như là một cuộc nói chuyện, như là việc sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh của hoạt động xã hội, giúp chúng ta có thể quan sát, ghi nhận và phân tích các tiến trình giáo dục trong mọi lĩnh vực của nhà trường, mọi môn học của nhà trường. Sử dụng các phương pháp phân tích diễn ngơn, chúng ta có thể nhận ra và miêu tả những cách thức hoạt động đều đặn của lớp học, và những chiến lược mà giáo viên và học sinh dùng trong việc tạo dựng những mối liên hệ cá nhân1...
(...School, in the view to be developed in this coursebook are not knowledge delivery systems. They are social intitutions in which people affect each other’s lives and most of social interactions through which they do so take place in classroom. Classroom education to a very large degree is talk...
Viewing education as talk, as the use of language in the context of social activity, enables us to observer, record, and analyse educational processes in all areas of schooling, and across all school subject. Using method of discourse analysis, we can indentify and describe the ragular activity routines of classroom, and the strategies that teachers and students use in building personal relationgships...)
Những công trfinh nghiên cứu về giáo dục học dựa trên quan điểm ngôn ngữ học một cách nhất quán như trên và những thành quả mà ông đạt được khi vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đã
thực sự khẳng định tính đúng đắn của cách tiếp cận của J.L.Kemle khi nghiên cứu tiến trình dạy học.
Dạy học là một hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Theo cách tiếp cận này, kể chuyện trong giờ truyện kể của học sinh tiểu học cũng là một hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ. Đó là sự giao tiếp giữa mỗi cá nhân học sinh với người viết truyện (dĩ nhiên là thông qua văn bản truyện kể), giữa học sinh với bạn mình và với giáo viên trong giờ học. Sự giao tiếp này diễn ra bằng việc sử dụng ngôn ngữ.
Chúng ta biết rằng ngơn ngữ là thuộc tính đặc trưng của loại người, là thành quả của hàng triệu năm tiến hóa để nhảy vọt qua giới hạn, trình độ của con vật để trở thành con người. Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ (language) là tất cả những gì diễn ra khi mọi người trao đổi với nhau. Hoạt động ngôn ngữ (language) gồm nhiều yếu tố tâm lý, sinh lý, vật lý...Hoạt động ngôn ngữ bao gồm ngơn ngữ (language) và lời nói, cịn gọi là ngơn từ (parole). Ngơn ngữ là sản phẩm chung của xã hội, nó có tính hệ thống. Cịn ngơn từ là sự vận dụng ngôn ngữ của từng người trong hồn cảnh giao tiếp cụ thể. Nó thuộc về trí tuệ, ý chí và hành vi cá nhân. Kể chuyện chính là ngơn từ của mỗi cá nhân học sinh. Thông qua sự vận dụng ngôn ngữ để kể chuyện, mà năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh đàn dần được hình thành. Năng lực sử dụng ngôn ngữ là một trong những năng lực cơ bản của con người. Theo quan điểm tâm lý và giáo dục về ngôn ngữ, muốn đạt được một trình độ phát triển khả quan về ngơn ngữ, mỗi cá nhân phải trãi qua quá trình rèn luyện, thực hành có trình trự, có hệ thống, thơng qua hoạt động giao tiếp ngơn ngữ từ thấp đến cao, trong đời sống và trong học đường. Học tập là một hoạt đông cơ bản của con người trong nhu cầu sinh tồn và phát triển. Kể chuyện là một hình thức học tập trong giờ truyện kể. Giảng dạy và học tập bất cứ môn học nào trên thực tế đều là thực hiện giao tiếp văn hóa giữa thầy và trị, giữa học sinh với nhà văn, nhà khoa học, là sự giao lưu tư tưởng, trao đổi tình cảm, tri thức, tất cả đều được thực hiện thông qua ngôn ngữ - ngôn ngữ văn học.