Vai trò chủ thể người kể chuyện của học sinh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ chế hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của học sinh tiểu học trong giờ kể chuyện theo quan điểm tiếp cận của ngữ dụng học​ (Trang 35 - 36)

2. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ:

1.1. SƠ THẢO VỀ BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở TIỂU HỌC:

1.1.5. Vai trò chủ thể người kể chuyện của học sinh:

Trong q trình chuyển hóa cấu trúc nghĩa của văn bản truyện thành “ý” học sinh là chủ thể “nghĩa” của truyện là cái khách quan và tương đối bất biến, thâm nhập vào mỗi học sinh và biến thành ý. “Ý” là cái chủ quan và khả biến. Về mặt tâm lý học sư phạm, quá trình chuyển nghĩa của truyện thành ý là quá trình học sinh “nhập nơi tri thức”, q trình học sinh chủ quan hóa đối tượng.

Trong bất kỳ hoạt động nào, đối tượng nào chủ thể ấy. Chúng có mối liên hệ hưu cơ và biện chứng. Một hoạt động chỉ có một chủ thể hoạt động và một đối tượng hoạt động. Trong hoạt tập của học sinh ở tiết truyện kể, đối tượng là truyện kể (kí hiệu T). Khi hoạt động xuất hiện và trong q trình học T được chuyển hóa vào bên trong học sinh, ta kí hiệu là “t”.

T t T: đối tượng lĩnh hội

Môi trường giao tiếp và phương thức t: chủ thể đã đối tượng hóa

hướng dẫn của giáo viên

Khi học sinh chưa nghe hoặc chưa đọc truyện, thì T chỉ là một vật thể và học sinh là một cá thể còn xa lạ. Thầy giáo tổ chức cho học sinh quan hệ với đối tượng theo những cách thức mà các em tất yếu phải quan hệ. Cách thức này cũng có thể nói là hình thức thực hiện mối quan hệ giữa sự lĩnh hội của học sinh với sự hướng dẫn của giáo viên. Nói cách khác giáo viên lúc này, trong tiết học không phải là một chủ thể (cá nhân), mà là phương thức của thầy giáo đã hòa vào tiến trình T  t. Cái quan hệ giữa giáo viên và học sinh từ trước được xem là quan hệ trực tiếp thì trên cơ sở luận của tâm lý học sư phạm, theo quan điểm tiếp cận của tâm lý học hoạt động, quan hệ này chỉ là quan hệ gián tiếp được qui định bởi đối tượng lĩnh hội là truyện kể.

Vì vậy, mối quan hệ cơ bản trong tiết truyện kể là mối liên hệ giữa học sinh với truyện. Nó qui định đặc điểm của mối quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt dộng của trị. Nó là động lực thúc đẩy hoạt động nắm ý và diễn ý của học sinh trong tiết truyện kể.

Theo nguyên lý phát triển, con người tự sinh ra bản thân mình, thơng qua hoạt động của chính bản thân mình. Trong dạy học kể chuyện cũng vậy. Hoạt động nội tại của trò sẽ tạo sự phát triển của trò theo cơ chế lĩnh hội tác phẩm truyện kể. Trong khi đó hoạt động của thầy trên lớp nhằm tạo ra sự phát triển ấy của trò, là cho truyện kể hiện hữu trong mỗi nội tâm của học sinh.

J.P.Sartre có viết: “Viết chính là mời gọi độc giả chuyển sang bình diện hiện hữu khách quan sự bộc bạch mà tôi đã thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ”1 (Ecrise, c’est laire l’appel au lecteur pour qu’il fasse passer à l’existence bjective le desvoilement que j’ai entrpris pả le moyen du language).

Trong nhiều năm nay với sự ra đời của lý thuyết về sự tồn tại của tác phẩm văn chương, về vai trị của bạn đọc trong q trình sáng tác các cơng trình nghệ thuật ngơn ngữ..., chân lý sự sáng tạo văn chương chỉ hoàn tất trong sự đọc đã được khẳng định. Điều này có nghĩa là trong mỗi tiết truyện kể học sinh là một chủ thể, một độc giả. Các em có thể nghe giáo viên kể lại truyện hay đọc, nhưng dù nghe hay đọc thì cái mà học sinh cần phải đạt là chuyển nội dung nghĩa của văn bản truyện vào trong nội tâm, làm cho nó hiện hữu trong chính mỗi cá nhân học sinh. Sự hiện hữu của truyện kể với tư cách là một ngôn bản nghệ thuật trong mỗi học sinh tiểu học như thế nào, hay nói khác đó là cơ chế lĩnh hội truyện kể trong học sinh, đó chính là cái mà chúng tơi đi tìm và mong muốn miêu tả trong phần này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ chế hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của học sinh tiểu học trong giờ kể chuyện theo quan điểm tiếp cận của ngữ dụng học​ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)