2. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ:
2.1. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN LÀ GÌ ?
2.1.1. Phương pháp dạy học nói chung:
Q trình dạy học trong nhà trường là sự thống nhất giữa nội dung, các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học.
Phương pháp dạy học là những phương thức mà giáo viên dùng để hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh. Do vậy, phương pháp dạy học là sự thống nhất giữa phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò.
Cũng như nội dung học tập, phương pháp dạy học được xác định bởi những mục đích và nhiệm vụ chung của việc học. Nếu trong thời kỳ phong kiến, dựa vào cơ sở học thuộc phương pháp giáo điều, truyền thụ tri thức là thống trị, thì ngày nay trong nhiệm vụ xây dựng những con người năng động sáng tạo, thích hợp với thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật, của thơng tin học, thì các phương pháp rèn luyện những kỹ năng tự tìm kiếm lấy kiến thức có một ý nghĩa đặc biệt.
2.1.2. Phương pháp dạy học trong mối liên hệ với cơ chế dạy học:
Cơ chế dạy học là sự tồn tại của những thực thể học sinh-giáo viên-nội dung bài học. Đó là những mối liên hệ nhiều chiều giữa các yếu tố trên. Nghiên cứu cơ chế là nghiên cứu các yếu tố ấy trong mối qua lại giữa chúng trong thể thống nhất biện chứng và trong trạng thái vận động. Trong cơ chế dạy học, hoạt động học tập của học sinh là then chốt và vai trò chủ thể của học sinh có giá trị như một động lực của quá trình. Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của việc tìm hiểu cơ chế dạy học chính là đi tìm sự vận động nội tại của học sinh trong học tập từng bộ môn, tạo cơ sở trực tiếp cho việc xây dựng một hệ phương pháp dạy học thích hợp qua q trình vận động nội tại ấy. Phương pháp về mặt triết học, là “hình thức vận động nội tại của nội dung”. Như vậy, cơ chế là nội dung của phương pháp. Một phương pháp đích thực phải là hình thức vận động của nội dung ấy.
2.1.3. Phương pháp hướng dẫn hoạt động kể chuyện của học sinh:
Trong tiết kể chuyện ở tiểu học có hai hình thức kể chuyện: giáo viên kể và học sinh kể. Căn cứ theo mục đích dạy học của dạy học nói chung, và của bộ mơn kể chuyện nói riêng thì hoạt động chủ yếu của tiết học này là hoạt động kể chuyện của học sinh. Các hình thức làm việc
khác của giáo viên trong tiết truyện kể bao gồm cả hình thức kể chuyện chỉ là phương thức của giáo viên nhằm đạt đến nhiệm vụ là giúp “học sinh nhớ ý, nắm ý và diễn ý bằng lời của mình”.
2.1.3.1. Là cách thức tổ chức để phát huy vai trò chủ thể kể truyện của học sinh:
Như đã trình bày ở chương 1, trong tương quan giữa các thành tố của giờ kể chuyện, của q trình dạy học mơn học này (tơi nhấn mạnh chỉ trong tương quan này) học sinh là “chủ thể duy nhất” trong hoạt động kể chuyện, với ý nghĩa là lực bên trong thúc đẩy quá trình đi đến mục tiêu.
Phương pháp hướng dẫn hoạt động kể chuyện của học sinh chính là những cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh phát huy vai trị chủ thể của mình trong đọc truyện và kể lại truyện, tổ chức cho học sinh “tự đi tìm kiếm kiến thức”, nói cách khác là tự các em vận động để “nhớ ý, nắm ý và diễn ý”. Theo tinh thần này, phương pháp dạy của giáo viên trong tiết truyện kể, tuyệt nhiên khơng thể là hình thức truyền thụ một chiều, hình thức kể chuyện của giáo viên khơng thể là hình mẫu để học sinh bắt chước. Thực vậy một tiết kể chuyện chỉ có 45 phút. Trong đó, bất cứ tiết nào, đều phải tiến hành hình thức kể chuyện của giáo viên. Việc này chiếm một số lượng thời gian khơng nhỏ so với cái tổng số 45 phút. Vì vậy, giáo viên có ít thời giờ để giúp đỡ, huowsgn dẫn các em tự thâm nhập truyện, rồi kể lại truyện. Và như thế vơ hình chung, khơng có chổ nào để dựa nhằm thực hiện nhiệm vụ vủa mình, học sinh phải dựa vào lời kể của giáo viên, như một hình mẫu để bắt chước.
2.1.3.2. Là hình thức vận động nội tại của cơ chế lĩnh hội truyện kể (đã miêu tả ở chương 1):
Phương pháp hướng dẫn hoạt động kể chuyện của học sinh là hình thức vân động nội tại của cơ chế hoạt động giao tiếp ngơn ngữ của các em trong tiết truyện kể. Đó là phương thức giáo viên hướng dẫn học sinh đi từ hoạt động nhớ ý, nắm ý đến diễn ý của truyện đã đọc. Nhưng phương pháp này sẽ thực sự có giá trị thực tiễn nếu chúng làm bộc lộ những hoạt động tâm lý bên trong của học sinh trong khi nắm ý truyện như là tri giác ngôn ngữ, tưởng tượng, liên tưởng và ghi nhớ có ý nghĩa, kết hợp với tác dụng dẫn dắt các em rèn luyện kỹ năng dùng ngôn ngữ khi “diễn ý”.
Nói cách khác, phương pháp hướng daaxnhoajt động kể chuyện của học sinh là con đường nhằm tiến thẳng đến mục đích của mơn truyện kể là rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ cho các em.