Kể chuyện là sử dụng ngơn ngữ theo hình thức đơn thoại:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ chế hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của học sinh tiểu học trong giờ kể chuyện theo quan điểm tiếp cận của ngữ dụng học​ (Trang 29 - 31)

2. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ:

1.1. SƠ THẢO VỀ BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở TIỂU HỌC:

1.1.2. Kể chuyện là sử dụng ngơn ngữ theo hình thức đơn thoại:

Trong các tư liệu nghiên cứu về ngôn ngữ học ở phương Tây chúng ta thấy văn bản dược hiểu theo cả hai cách: text và discourse được hiểu theo quan điểm hội thoại. Thực vậy, thuật ngữ discourse (diễn ngôn) và text (văn bản) đã và đang được dùng chuyển hóa lẫn nhau trong ngơn ngữ học. Một vài nhà ngữ học bàn về văn bản nói và văn bản viết (spoken and written text), vài nhà ngữ học khái lại nói về diễn ngơn nói và diễn ngơn viết (spoken and written discourse).

Chúng ta xem cách các nhà văn chọn lựa khi sáng tạo văn bản viết – họ có một tầm rộng những cơng cụ để khai thác ý (như là những công cụ liên kết) và một phạm vi rộng các cấu trúc văn bản – những đại cấu trúc – để cắt nghĩa, giảng giải. Cịn trong sáng tạo văn bản nói, hoặc tức thời như trong một cuộc hội thoại thơng thường, hoặc có chuẩn bị trước như trong một bài diễn văn, người nói cũng phải chọn lựa cách diễn đạt ý và ý định của họ, cách họ hồn thành mục đích của mình1

(In fact, the tém discourse and text have been used interchangeably in linguistics. Some linguists talk about “spoken and written texts”; some about “spoken and written discourse”

We have seen how writers make choices in the creation of written text – they have a range of devices to exploit (e.g cohesive devices) and a rangs of text structures – macrostructures to expound. In the creation of spoken texts – whether spontaneous as in ordinary conversation or preplanned, as in a public speech, speakers also have choices about how to convey their meaning and intentions – how to accomplish their goals)

Như vậy, dù gọi văn bản hay diễn ngơn thì ta thấy cả hai đều có một điểm chung giống nhau là người sáng tạo đều phải chọn lựa cách diễn đạt ý định, ý nghĩ của mình, cách thực hiện mục đích của phát ngơn đều là một hình thức giao tiếp của ngơn ngữ. Theo Nguyễn Quang “dựa vào đặc điểm cấu trúc có thể phân biệt ba loại hình cơ bản của giao tiếp ngôn ngữ là : đàm thoại, giải thuyết, và giao tiếp quần chúng. Giải thuyết là giao tiếp ngôn ngữ chỉ có một bên. Thơng thường một người nói và tất cả người cịn lại tập trung nghe về một chủ đề nhất định. Có thể phân biệt ở đây hai hình thức chính: thuyết trình và diễn thuyết”2. Đối chiếu với hoạt động kể chuyện của học sinh, chúng ta có thể nói đó là hình thức thuyết trình của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, là hình thức “giải thuyết”, một hình thức đơn thoại “theo giáo sư Hoàng Tuệ, đơn thoại là một trong ngơn thái nói (ngơn thái nói bao gồm diễn xuất, folklore, đơn thoại và đối thoại). Nếu ngôn thái đối thoại khơng cần phải triển khai những tình huống cụ thể. Nó có một cơ sở hồn cảnh nội tại của nó, vì vậy một câu nói tách ra khỏi tình huống có thể trở thành phi lý, vơ nghĩa thì ngơn thái đơn thoại cần phải triển khai hoặ lập lại tình huống cụ thể, tức là tạo hồn cảnh cho một sự thơng cảm giữa người nói và người nghe”3

1 Joanne Kenworthy – Language in action – Longman Press, tr. 111.

2 Nguyễn Quang – Ngôn ngữ học – Khuynh hướng – Lĩnh vực khái niệm – NXB KHXH, 1986, tr. 210, 211

Như vậy, khi tiến hành kể chuyện, người học sinh ở trong hai tình huống phát ngơn khác nhau, nhưng thống nhất biện chứng, và đều có phần chủ động sáng tạo tình huống ấy của học sinh. Đó là tình huống giao tiếp giữa học sinh và chính truyện kể - người sáng tác (ngôn cảnh bên trong); đó là tình huống giao tiếp giữa học sinh và giáo viên và các bạn mình trong tiết học (ngơn cảnh bên ngồi). Sự tác động qua lại giữa hai tình huống phát ngơn này trong tính tổng thể của nó tạo nên một hồn cảnh giao tiếp chung cho hoạt động đơn thoại trong kể chuyện. Mặc dù khi kể chuyện, học sinh có sử dụng những phát ngơn hội thoại, nhưng đó chỉ là sự lặp lại những câu thoại trong văn bản truyện, chứ bản thân nó khơng là những hành vi đối đáp. Vì thế về cơ bản, kể chuyện vẫn là hình thức sử dụng ngơn ngữ theo ngôn thái đơn thoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ chế hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của học sinh tiểu học trong giờ kể chuyện theo quan điểm tiếp cận của ngữ dụng học​ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)