CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỂ CHUYỂN CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ TRONG TIẾT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ chế hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của học sinh tiểu học trong giờ kể chuyện theo quan điểm tiếp cận của ngữ dụng học​ (Trang 70 - 74)

2. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ:

2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỂ CHUYỂN CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ TRONG TIẾT

thành tiến trình hướng dẫn học sinh kể chuyện:

2.2.1. Lý thuyết Algorit:

2.2.1.1. Algolit là gì ?

Algorit là một thuật tốn có nguồn gốc từ chữ Algorthmi. Đây là tên La-tinh hóa của nhà tốn học Ả rập De Muhammadibn Munal Kharezmi. Algorit là một lệnh hình thức dùng để xác định đơn vị nội dung và trình tự các phép tốn, chuyển tập hợp các số liệu ban đầu thành kết quả cần tìm, tức là lời giải bài tốn. Nói cách khác, Algorit là tập hợp những thao tác sơ đẳng, đơn vị của sự gia cơng thơng tin, được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhằm giải quyết những nhiệm vụ thuộc cùng một loại.

Phần hợp thành sơ đẳng nhất của Algorit là đơn vị thao tác (đơn vị hành động), đó là cái gì tương đối hồn chỉnh mà con người vận dụng trong hoạt động có điều kiện mà thao tác (tốn tử operator) đó chịu phụ thuộc. Tốn tử ở đây chính là hoạt động của con người. Để mơ tả algorit, người ta sử dụng nhiều hình thức khác nhau: mơ tả bằng lời, sơ đồ logri, sơ đồ grap (mạng). Chẳng hạn để hướng dẫn cách sử dụng một cái máy, ta có thể diễn tả trình tự các thao tác bằng bảng algorit như sau (thực chất đây là bản ghi những mệnh lệnh).

(1) Kiểm tra xem máy có mắc vào mạch điện khơng Nếu có thì chuyển sang điểm 3

Nếu khơng thì chuyển sang điểm 2 (2) Hãy mắc máy vào mạch điện

(3) Hãy bấm nút...

2.2.1.2. Khả năng ứng dụng vào dạy học truyện kể:

2.2.1.2.1. Ứng dụng vào dạy học nói chung:

Lý thuyết algorit đã được ứng dụng vào dạy học. Q trình dạy được mơ thức hóa theo đặc trưng của algorit, gọi algorit là điều khiển. Quá trình học tập được mơ thức hóa gọi là algorit chuyển vận. Algorit chuyển vận là một hệ phức tạp bao gồm trình tự algorit khái qt hóa có tính quy luật, dần dần đưa tới một trình độ lĩnh hội nhất định. Algorit điều khiển là hệ thống những mệnh lệnh xã định tính chất và trật tự của những tác động từ ngồi đến hệ dạy học nhằm duy trì một độ ổn định cần thiết trong việc thực hiện algorit chuyển vận. Trong nghiên cứu lý luận dạy học, sự phân biệt ra algorit chuyển vận và algorit điều khiển có một ý nghĩa sâu sắc, nhờ đó mà

tìm được lời đáp cho một trong những câu hỏi quan trọng nhất của ngành này đó là dạy cho học sinh học tập như thế nào. Algorit điều khiển được mô tả như một bản ghi những mệnh lệnh, chỉ dẫn để chỉ đạo sự học tập, nghĩa là sự dạy dỗ đã được khách quan hóa thành một trình tự những mệnh lệnh, chỉ dẫn mà học sinh có thể tự mình thực hiện cùng một lúc với algorit chuyển vận. Bằng cách đó học sinh học được khơng những cả những hành động chấp hành mà cả những hành động kiểm tra – điều khiển nữa (ở đây thực chất là tự điều khiển, tự kiểm tra). Đó chính là dạy cho trị cả kỹ năng học tập nữa. Điều này thích hợp với nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa phương pháp dạy của thầy với phương pháp học của trò: thầy tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hiện, thi công.

2.2.1.3.2. Ứng dụng vào dạy học kể chuyện:

Kể chuyện là hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của học sinh tiểu học. Hoạt động này diễn ra theo cơ chế từ nhớ ý, nắm ý đến diễn ý như đã bàn. Như vậy, hoạt động này là một chuỗi những hành động cụ thể. Vận dụng lý thuyết algorit, chúng có thể hình thành cho mỗi một hành động một tập hợp hữu hạn các quy tắc (biện pháp) phù hợp với những đặc điểm của cơ chế hoạt động kể chuyện. Hệ thống hành động này sẽ được mô tả như một bản chỉ dẫn của giáo viên nhằm dẫn dắt học sinh từng bước đưa tới một kỹ năng kể chuyện nhất định. Và trong khi tiến hành thực hiện các chỉ dẫn ấy, học sinh thực hiện sự tự điều khiển và tự kiểm tra hành động nắm ý truyện và diễn lại ý của truyện của bản thân mình. Nói cách khác, hệ thống hành động này là những phương thức mà giáo viên dùng để tổ chức cho học sinh tiểu học “tự đi tìm kiếm kiến thức”, tự đi tìm kiếm cái các em cần lĩnh hội trong giờ truyện kể.

2.2.2. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ:

Nếu hiểu hành vi ngơn ngữ là những gì bên trong mà con người muốn bộc lộ ra ngoài trong khi họ sử dụng ngơn ngữ thì chúng ta thấy đã có nhiều nhà nghiên cứu tiền dụng học đề cập đến vấn đề này.

2.2.2.1. Quan niệm về các chức năng của ngôn ngữ:

Sự phân biệt ba khái niệm: language (ngơn ngữ học), parale (lời nói, ngơn từ) với langage (hoạt động nói năng) và sự xem xét mối tương quan giữa các khái niệm này đã khẳng định tính chức năng của ngơn ngữ trong xã hội tức là cái mà người sử dụng ngôn ngữ muốn bộc lộ ra ngoài để tác động đến người khác. Chức năng chính của ngơn ngữ là thơng báo, và khi làm cơng cụ thơng báo nó cũng sinh ra một tác dụng phụ trợ đó là biểu cảm J.P.Jacbson, về sau, trong tác

phẩm “Linguistics and Poetics” đã đưa ra nhiều chức năng cụ thể hơn, ngoài chức năng biểu cảm và thông báo, chẳng hạn như chức năng tác động, truyền đi và gây sự chú ý, gây sự thông cảm, truyền lượng thông tin hay cịn gọi là tạo ngơn bản...

2.2.2.2. Yếu tố tình thái trong ngơn ngữ:

Logic học chia nội dung mệnh đề ra làm hai phần, phần thứ nhất gọi là ngôn liệu (lexis hay dictum), phần thứ hai gọi là tình thái (modalité). Yếu tố tình thái phản ánh nhận thức, sự đánh giá, thái độ của con người đứng trước hiện thực. Chính yếu tố tình thái là nhân tố tạo nên tính cụ thể, sinh động của lời. Nó làm nên đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ trong sử dụng.

Các chức năng ngôn ngữ hay yếu tố tình thái trong ngơn ngữ chính là một hình thức phát biểu về bản chất hành vi của ngôn ngữ ấy. Sử dụng ngôn ngữ là hành động, là muốn tác động đến một đối tượng nào đó bằng lời. Nói như J.L.Austin: “nói là làm”. Quan điểm này đã có từ khoa diễn từ học thời cổ Hy Lạp nay đã được các nhà triết học và ngôn ngữ học vận dụng sâu sắc và sáng tạo lập nên một lý thuyết nền tảng của ngữ dụng học. Đó là lý thuyết hành vi ngơn ngữ.

2.2.2.3. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ:

Lý thuyết hành vi ngôn ngữ nghiên cứu các hình thái của những nhiệm vụ trao đổi và thơng báo xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn của giao tế xã hội đặt ra cho con người. Theo nhà triết học Anh J.L.Austin, 1962, khi nói là người ta làm. Người có thể là một trong những hành động sau đây: khẳng định, hỏi, yêu cầu, miêu tả, xin lỗi, cảm ơn, phê phán, thách thức, cho phép, mà cũng có nhiều khi làm một lúc hai ba hành động như thế. Austin gọi đây là nhưng hành động ngôn trung (illocutionary acts) phân biệt với hành động xuyên ngôn (percutionary acts) và hành động mệnh đề (propositional acts).

Austin phân các hành động ngôn trung thành 5 loại: phán xử, hành chức, hứa hẹn, trình bày, ứng xử. J.L.Searle (1969) căn cứ trên 12 tiêu chuẩn trong đó có ba tiêu chuẩn chính (mục đích của hành động ngơn trung, hướng thích nghi giữa lời và hiện thực, trạng thái tâm lý được biểu hiện) ông đưa ra các loại hành động ngôn trung như sau: khẳng định, cầu khiến, hứa hẹn, bày tỏ, tuyên bố...Cách phân loại các hành động ngôn trung trên đây của Austin và Searle đã được thảo luận, cải biến trong suốt hai thập kỷ vừa qua. Cho đến nay các nhà ngơn ngữ vẫn chưa nhất trí được.

2.2.2.4. Khả năng vận dụng của lý thuyết hành vi ngôn ngữ vào hoạt động hướng dẫn học sinh kể chuyện:

Trong phạm vi luận văn này chúng tơi khơng đi vào việc tìm hiểu những thảo luận, tranh cãi của các nhà ngữ dụng học về vấn đề phân loại hành động ngôn trung mà chúng tôi chỉ xem xét khía cạnh nào của lý thuyết hành vi ngơn ngữ có thể vận dụng vào việc xác lập phương thức hướng dẫn học sinh kể chuyện.

Hành động ngơn trung chính là những nhiệm vụ của lời trong khi giao tiếp. Vậy trong khi thực hành giao tiếp bằng lời ở tiết kể truyện học sinh thực hiện những nhiệm vụ nào, nói khác đi là làm những hành động nào (chúng tơi muốn nói cả hai hình thức hành động ngơn ngữ thầm và hành động ngôn ngữ thành tiếng). Cùng với lý thuyết algorit, việc xác lập các hành động mà học sinh tất yếu phải thực hiện khi kể chuyện tạo cơ sở giúp chúng tơi hình dung ra phương thức hướng dẫn hoạt động kể chuyện của học sinh. Căn cứ vào hai giai đoạn của cơ chế hoạt động giao tiếp bawfgn ngôn ngữ trong tiết truyện kể ở tiểu học (đã mô tả ở chương 1), chúng tôi thấy học sinh có các hành động sau đây:

- Hành động hướng tâm

- Hành động nhận và hiểu (receice and understand) - Hành động trình bày (ẽpositives)

- Hành động bày tỏ (expressives)

Sau đây chúng tôi lần lượt miêu tả các hành động trên.

2.2.2.5. Hệ thống hành động của học sinh trong tiết truyện kể:

2.2.2.5.1. Hành động hướng tâm:

Đây là hành động học sinh hướng và định tâm vào truyện kể sẽ đọc và kể. Hành động này là hành động đầu tiên và có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với sự hình thành hoạt động kể chuyện của học sinh. Khơng có hành động này, học sinh không thể thực sự đi vào đọc truyện và kể chuyện với tư cách là chủ thể. Hành động hướng và tịnh tâm vào truyện của học sinh xuất phát từ sự nhận thức của các em về ý nghĩa cần thiết và thú vị của truyện. Do vậy, trước khi tiến hành tiết truyện kể ở trên lớp giáo viên phải có những biện pháp để tạo tâm thế cho học sinh, hướng các em tập trung vào hoạt động kể chuyện làm cho các em thực sự bắt đầu q trình “đối tượng hóa chủ thể của mình” (đối tượng truyện kể, chủ thể học sinh), quá trình nhập nội cấu trúc nghĩa của truyện vào bản thân.

2.2.2.5.2. Hành động nhận và hiểu:

Đây là hành động học sinh tri giác ngôn ngữ kết hợp với tưởng tượng và liên tưởng để nắm ý truyện và hiểu truyện, nghĩa là biến logic ý nghĩa của văn bản truyện thành logic ý tưởng của mình. Hành động này diễn ra dưới dạng ngơn ngữ thầm, trong khi học sinh đọc truyện, trong khi học sinh giáo tiếp “y tưởng” với người viết truyện. Nếu hành động hướng tâm có ý nghĩa như một động lực thúc đẩy quá trình hoạt động giao tiếp ngơn ngữ của học sinh thì hành động nhận và hiểu này đóng vai trị cơ sở trong kiến tạo nội dung kể chuyện của các em. Một khi cơ sở này được hình thành một cách hợp lý (phù hợp với cơ chế tâm lý bên trong của học sinh khi tiếp thụ truyện) và tương đối đầy đủ thì nó biến thành một “lực ngơn trung” thúc đẩy tiến trình kế tiếp. Đó là tiến trình tái tạo truyện kể bằng lời nói của mình. Tiến trình này gọi là diễn ý, gồm có hai hành động cơ bản là hành động, trình bày (expositives) và bày tỏ (expressives).

2.2.2.5.3. Hành động trình bày:

Trong hành động này học sinh dùng lời của mình để làm cho người nghe (giáo viên và bạn đọc) tiếp thụ được những điều mà em đã nhận và hiểu từ truyện đọc. Lời lẽ của hành động này phải hướng đến chổ phù hợp với hiện thực (sở chỉ) được thể hiện trong truyện. Nói cách khác, dù học sinh có biến đổi ngơn từ trong khi tái tạo truyện thì các em chỉ cốt sao dựng lại một cách sống động và chân xác hình tượng nghệ thuật đã được người viết văn bộc lộ qua hệ thống sở chỉ của nó.

Ngơn từ càng được biến đổi nhiều theo cách riêng của các em mà vẫn không xa rời ý nghĩa của văn bản truyện thì càng thể hiện mức độ sâu sắc của hành động nhận hiểu.

2.2.2.5.4. Hành động bày tỏ:

Hành động này diễn ra đồng thời với hành động trình bày. Trong hoạt động bày tỏ, học sinh nêu những phán đốn, xúc cảm riêng của mình về những gì đang được trình bày. Trình bày kết hợp với bày tỏ cảm nghĩ là sự hiện thực hóa xu hướng tự biểu hiện và đồng sáng tạo của học sinh khi cảm thụ truyện kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ chế hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của học sinh tiểu học trong giờ kể chuyện theo quan điểm tiếp cận của ngữ dụng học​ (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)