2. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ:
2.3.2. Những quy tắc cần thực hiện khi rèn kỹ năng kể chuyện theo tiến trình chung:
a. Tiến trình chung cần được ứng dụng cụ thể ở từng bài, từng khối lớp với những liều lượng khác nhau.
b. Liều lượng cần đồng nhất cho cả khối lớp, song càng về cuối cấp, càng tăng dần các bài tập phức hợp, dạng kết hợp.
c. Kỹ năng phải được rèn liên tục từ bài này sang bài khác. Những bài đầu ở khối lớp ba liều lượng phải ít, và giáo viên phải tập trung nhiều sự hướng dẫn và giúp đỡ sao cho các em quen dần đến lúc có thể thấy dễ dàng và có thể tự làm các chỉ dẫn của giáo viên.
d. Các câu hỏi gợi ý cần soạn lại theo hướng giúp học sinh, sau khi đọc truyện rồi, có thể hình dung lại logic của truyện một cách rõ ràng sâu sắc.
e. Tiết kể chuyện là hình thức điển hình của hoạt động tổ chức cơng tác độc lập của học sinh trong học tập không chỉ ở trường mà cả ở nhà. Do tính chất đặc thù của bộ mơn, đối tượng là truyện kể, một đối tượng nghệ thuật. Truyện thường dài (so với khoảng thời gian 45 phút của một tiết). Nếu mọi hành động đều được tiến hành thực hiện chỉ trên lớp là một điều khơng có tính hiện thực. Nếu bảo là làm được, chẳng qua chỉ có ý nghĩa hình thức. Hơn nữa, tuy có dài, nhưng kiến thức truyện kể là kiến thức về đời sống tinh thần, đời sống hàng ngày của con người. Nó gần gũi với học sinh. Vì vậy, việc tổ chức cho các em độc lập nắm kiến thức này là có cơ sở. f. Để có thể thực hiện tiến trình này, mơn truyện đọc nên có hai cuốn sách, sách cho giáo viên và sách cho học sinh. Sách cho giáo viên sẽ viết về những nội dung và cách thức mà giáo viên sẽ làm ở từng bài. Sách cho học sinh, sau phần giới thiệu truyện đọc, là một bảng gồm các chỉ dẫn (đã được biên soạn lại một cách thích hợp).