2. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ:
1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT VĂN HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ Ở
1.3.1. Cảm thụ thẩm mỹ nói chung:
1.3.1.1. Tri giác ngôn ngữ gắn liền với trạng thái cảm xúc thẩm mỹ:
Truyện kể là một ngôn bản, nhưng là một ngôn bản nghệ thuật
Ngôn ngữ trong truyện vừa là ngôn ngữ đời thường, vừa là ngơn ngữ có tính ước lệ thể hiện những ý tưởng nghệ thuật. Cấu trúc nghĩa của văn bản truyện đồng thời cũng là cấu trúc hình tượng nghệ thuật tác phẩm. Vì vậy, khi tri giác ngơn ngữ và ghi nhớ có ý nghĩa những điều đã
tri giác được để lưu giữ chúng trong trí hệ thống các biểu tượng như cơ sở của sự hiểu biết, của sự tái tạo bằng ngơn ngữ về sau này, thì sau mỗi học sinh cũng đồng thời diễn ra hoạt động cảm thụ nghệ thuật. Ở đây tư duy ngơn ngữ hịa hợp với những trạng thái tình cảm, cảm xúc, với những hành động liên tưởng, tưởng tượng rất đặc trưng của hoạt động cảm thụ thẩm mỹ giúp các em định hình hình tượng nghệ thuật trong trí tưởng.
Truyện kể là một tác phẩm nghệ thuật thì học sinh lúc này là chủ thể cảm thụ nghệ thuật. Hoạt động cảm thụ chỉ diễn ra khi và chỉ khi học sinh có ý tưởng tiếp cận và nhập nội đối tượng nghệ thuật vào mình.
1.3.1.2. Cảm thụ thẩm mỹ là hình thức đồng sáng tạo:
1.3.1.2.1. Đồng sáng tạo trong kể chuyện:
Nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động cảm thụ nghệ thuật đã khẳng định cảm thụ thẩm mỹ là một hoạt động “đồng sáng tạo” của độc giả. Cảm thụ tác phẩm có mối quan hệ mật thiết với sáng tác nghệ thuật. Mối quan hệ này thể hiện ở liên hệ giữa giá trị tự thân của tác phẩm với nội dung cảm thụ của người đọc. Trong mỗi truyện kể bao giờ cũng có phần nội dung giá trị tự thân của nó, và khi đi vào bạn đọc học sinh thì nội dung ấy sẽ bị khúc xạ, bị chiết quan tùy theo chủ quan của người đọc. Cảm thụ là một hoạt động nhằm tiến tới sự tương đồng giữa nội dung tác phẩm và nội dung cảm thụ. Sự tương đồng này càng nhiều bao nhiêu thì cảm thụ càng được xem là tốt bấy nhiêu. Học sinh với tư cách là độc giả, bằng kinh nghiệm sống và vốn ngơn ngữ cá nhân, vận dụng óc liên tưởng và tưởng tượng làm sáng tỏ, sống động hình tượng. Sự sáng tạo lại hình tượng nghệ thuật trong học sinh càng sống động và nhiều bản sắc cá nhân bao nhiêu thì càng thể hiện mức độ sâu sắc của cảm thụ bấy nhiêu. Tuy nhiên, tính sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh khơng được thốt ly hình tượng để đi vào một thế giới hoang tưởng đầy tính chủ quan.
1.3.1.2.2. Cơ sở ngơn ngữ học của “đồng sáng tạo”:
Nét đặt trưng của hoạt động cảm thụ nghệ thuật này có cơ sở về ngơn ngữ học của nó. Đó là tính phức tạp và tính mở cửa cấu trúc nghĩa của văn bản truyện (đã bàn ở phần 1 chương 1). Vì điều này mỗi một truyện kể trong liên hệ sơ biểu và sở chỉ của văn bản truyện với ý đồ sáng tác nghệ thuật của nhà văn thì mỗi truyện kể bao giờ cũng là một hàm ngôn, một ngụ ý của nhà văn. Mà “Hàm ý thường có thể suy ra một cách đơn giản, mọi người có thể hiểu giống nhau. Cịn ngụ thì thì thường địi hỏi người nghe phải vận dụng kinh nghiệm sống, khả năng nhận thức, khả
năng cảm thụ để tự mình suy ra, tự mình hiểu lấy, mỗi cá nhân có thể hiểu khác nhau, tuy sự hiểu khác nhau này không phải là tùy tiện nhưng nội dung khác nhau này có thể rất lớn, nói về chiều rộng cũng như về chiều sâu. Nội dung ngụ ý khơng được xác định cụ thể, nó có thể bao gồm rất nhiều nét nghĩa tiềm tàng, có khi khơng lường trước được, tùy ở từng người, từng hoàn cảnh mà sự thực tại hóa có khác nhau...Ngụ ý là cái hồn của ngôn ngữ văn học – nghệ thuật, thứ ngôn
ngữ lời ít ý nhiều”.
Như vậy, tính biểu tượng tuyệt đối của ngôn từ nghệ thuật tạo nên ngụ ý văn học. Ngụ ý này làm cho cấu trúc nghĩa của truyện thành một thực thể có tính mở. Và tính chất “mở” này là nguồn gốc cho sự sáng tạo của mỗi học sinh khi đọc truyện và kể lại truyện. Mỗi học sinh với kinh nghiệm và khả năng riêng biệt sẽ tạo cho mình tiền giả định dụng học, kết hợp với yếu tố đồng văn cảnh học sinh hiểu ý nghĩa hàm ẩn của truyện theo cách riêng của mình trong khi giao tiếp với nhà văn (đọc truyện).
1.3.1.3. Cảm thụ thẩm mỹ là hình thức học sinh tự thể hiện:
Sự sáng tạo nào cũng đi liền với khuynh hướng tự bộc lộ. Tính mở của ngụ ý trong văn học là cuội nguồn của hành động đồng sáng tạo, do đó, nó cũng là cuội nguồn của xu hướng tự biểu hiện khi tiếp thụ truyện kể. Bên cạnh đó, đặc điểm nhân văn (thể hiện đời sống tinh thần của con người), tính phiếm định của sở chỉ của các phát ngơn trong truyện kể có một giá trị khơng nhỏ cho sự bộc lộ xu hướng tự biểu hiện trên.
Nhu cầu tự thể hiện của học sinh tiểu học bộc lộ qua khát vọng tìm hiểu thế giới xung quanh, những con người xung quanh mà trong đó các em đang sống, từ đó các em đối chiếu mình và tự điều chỉnh. Bản chất nhân văn của ngôn từ nghệ thuật đáp ứng nhu cầu này của các em. Nhu cầu tự thể hiện làm cho sự cảm thụ văn học đạt đến tính chất cá thể hóa cao độ. Về mặt ngơn ngữ học thì nhu cầu tự biểu hiện này hóa thân thành các hành động ngôn trung một cách rõ nét trong khi diễn ngôn.
1.3.1.4. Cảm thụ thẩm mỹ cũng có có tích khách quan:
Tuy nhiên hoạt động cảm thụ cũng có tính khách quan. Tính chất này do hồn cảnh xã hội, khơng khí tâm lý cụ thể lúc cảm thụ, hoàn cảnh giao tiếp giữa cá nhân học sinh với giáo viên và tập thể, cũng như do phương thức hướng dẫn của giáo viên đối với tập thể lớp. Tính khách quan và chủ quan trong cảm thụ văn học chuyển hóa lẫn nhau. Tác nhân bên ngồi chỉ có hiệu lực khi
nó biến thành sức mạnh bên trong, ngược lại những cảm hứng chủ quan chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó bắt mạch được với cuộc sống, với chính thực chất của tác phẩm.
Do sự mâu thuẫn giữa yếu tố khách quan và chủ quan khi học sinh tiếp nhận tác phẩm, giáo viên sẽ bắt gặp một khó khăn nội tại khi hướng dẫn học sinh thâm nhập truyện. Vì vậy, để gợi ý giúp cho trẻ thực sự tham gia vào tiết kể chuyện, người giáo viên cần nỗ lực hóa thân để hướng đến giới hạn tầm vóc đặc điểm của học sinh. Bởi vì mỗi học sinh nhỏ tuổi, các em vừa sống trong thế giới của chúng ta, vừa sống trong chính thế giới của các em. Sau đây là phần nhỏ của thế giới ấy: những đặc điểm lứa tuổi của học sinh trong cảm thụ truyện kể.