Kể chuyện là sáng tạo một văn bản mới (spoken text) từ một văn bản viết (written

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ chế hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của học sinh tiểu học trong giờ kể chuyện theo quan điểm tiếp cận của ngữ dụng học​ (Trang 31 - 35)

2. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ:

1.1. SƠ THẢO VỀ BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở TIỂU HỌC:

1.1.3. Kể chuyện là sáng tạo một văn bản mới (spoken text) từ một văn bản viết (written

text).

Khi tiến hành đơn thoại, nghĩa là học sinh sáng tạo ra một văn bản nói. Khác với tạo văn bản trong một giờ làm văn nói theo một đề tài, học sinh phải tự tìm ý và ngơn từ một cách đầy đủ để diễn đạt theo phương hướng nội dung và thể loại của đề tài. Trong giờ kể chuyện, học sinh khơng phải đi tìm ý và tìm ngơn từ trọng vẹn. Trước khi kể chuyện học sinh phải nắm ý của truyện và sử dụng lại một phần ngôn từ trong truyện kể kết hợp với vốn ngôn ngữ riêng để trần thuật lại truyện theo cách cảm nhận riêng của mình. Đây là một trong những đặc điểm và cũng là một lợi thế của mơn kể chuyện trong nhiệm vụ nâng cao dần trình độ ngơn ngữ văn hóa và trình độ văn hóa ngơn ngữ cho học sinh tiểu học.

Trước tuổi học phổ thông, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đã thể hiện thông qua việc làm quen và đối chiếu trực tiếp với sự vật, đối tượng, thông qua giao tiếp ngôn ngữ với người khác, nghĩa là bằng con đường tạo sinh, phát sinh. Tuy nhiên sự phát triển đó nói chung cịn tính tự phát. Đến tuổi đi học tiểu học, trẻ em bước qua ngưỡng cửa quan trọng của sự phát triển về ngôn ngữ. Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ trong hoạt động học tập mang tính tự giác và văn hóa. Sự giao tiếp bằng ngơn ngữ văn hóa dần dần tạo cho trẻ một trình độ văn hóa ngơn ngữ cơ bản ở bậc tiểu học thơng quan nói và viết. Nói và viết là hai hình thái cơ bản của hoạt động sử dụng ngôn ngữ. Trong lịch sử phát triển của lồi người, ngơn ngữ nói có trước ngơn ngữ viết. Sức mạnh của nó là tính trực tiếp, tính sinh động. Tuy nhiên ngơn ngữ nói bị hạn chế trong khơng gian và thời gian, lời nói khơng lưu lại và truyền xa được. Chữ viết xuất hiện đảm nhận chức năng ghi lại và truyền đi lời nói, khắc phục nhược điểm của lời nói, tạo ra khả năng giao tiếp giữa người và

người qua ngôn ngữ viết. Theo giáo sư Trần Thanh Đạm: “Văn học – theo nghĩa rộng – văn học viết, ngôn ngữ viết – xuất hiện, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phát triển khả năng sử dụng ngơn từ của con người. Ngôn ngữ viết là cái sinh ra từ ngơn ngữ nói, xuất hiện sau ngơn ngữ nói và được hình thành trên cơ sở ngơn ngữ nói, song ngược lại có tác dụng điều chỉnh điều tiết, điều khiển ngôn ngữ nói (đặc biệt là tiếng mẹ đẻ). Nhờ chữ viết, ngôn ngữ tự phát trở thành ngôn ngữ tự giác, ngơn ngữ tự nhiên trở thành ngơn ngữ văn hóa. Trong nhà trường, học tập để nắm vững ngôn ngữ viết là cơ sở của việc học tập và rèn luyện ngơn ngữ nói, nói riêng và ngơn ngữ nói chung”1

Theo chúng tơi cách nhìn nhận này là hợp lý. Căm cứ theo quan niệm này, chúng tôi thấy kể chuyện của học sinh trong tiết truyện kể là hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ nói thơng qua ngơn ngữ viết. Ngôn ngữ viết ở đây là các truyện kể, chúng vừa là nội dung ý tưởng, vừa là phương tiện ngơn ngữ để học sinh dựa vào đó tổ chức văn bản nói của mình. Nói cách khác, kể chuyện là hoạt động nhằm giúp học sinh nắm vững ngơn ngữ viết, trên cơ sở đó các em rèn ngơn ngữ nói của mình, biến ngơn ngữ nói vốn mang tính tự nhiên, tức khắc thành ngơn ngữ nói tự giác, có văn hóa.

1.1.4. Kể chuyện là q trình chuyển hóa nghĩa thành ý vào trong bản thân học sinh:

1.1.4.1. Cấu trúc của văn bản truyện:

Truyện kể là một cơng trình nghệ thuật ngơn từ. Đó là một chuỗi lời dùng để thể hiện một ý tưởng, một thái độ thẩm mỹ của nhà văn về một phạm vi hiện thực nào đó của cuộc sống. Chuỗi lời này dù đã được cố định hóa thành văn bản viết, nhưng về bản chất đó vẫn là một hoạt động nói năng, hoạt động ngơn từ, sử dụng ngơn ngữ để giao tiếp. Vì vậy, chúng ta có thể vận dụng hệ thống khái niệm về cấu trúc nghĩa của phát ngơn của Cao Xn Hạo (đã trình bày ở phần dẫn luận) để phân tích và khảo sát cấu trúc nghĩa của văn bản truyện. Cấu trúc này gồm các phương diện nghĩa như sau:

(i) Sở biểu ngôn ngữ học:

Các yếu tố từ vựng, ngữ pháp trong mối liên hệ giữa chúng tạo nên lớp nghĩa thứ nhất, ta gọi là nghĩa nguyên văn (sở biểu) của truyện kể. Lớp nghĩa này được nhận ra thông qua yếu tố đồng văn cảnh. Quan hệ trật trự giữa câu trước với câu sau sẽ tạo ra những tiền giả định nghĩa học giúp học sinh hiểu nghĩa truyện. Bên cạnh đó, các mối quan hệ về nghĩa giữa những cặp từ,

hay cặp cụm từ có quan hệ ngữ đoạn với nhau (quan hệ ngang hàng), hay những từ, cụm từ có quan hệ hàng dọc (đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa) sẽ tạo điều kiện cho học sinh nắm bắt sở biểu của truyện.

(ii) Sở chỉ, nghĩa sở chỉ:

Sở chỉ (referent). Chỉ trong lời, từ ngữ mới có sở chỉ. Sở chỉ “là một đối tượng cụ thể, hay

một tập hợp những đối tượng có giới hạn cụ thể” được thể hiện trong các thành tố của phát ngơn.

Nói khác đi, sở chỉ chính là sự vật hoặc con người xác định được ám chỉ trong các thành tố ngơn ngữ. Đó là phần hiện thực. Như vậy, một trong những đặc trưng quang trọng của sở chỉ là tính giới hạn cụ thể. Trong truyện, yếu tố sở chỉ được thể hiện như thế nào ? Khác với sở chỉ trong ngôn từ đời thường, sở chỉ trong ngôn từ văn học vừa xác định, vừa không xác định. Xác định ngay trong chính văn cảnh của truyện kể, nhưng lại khơng xác định trong mối quan hệ giữa người viết truyện với người tiếp nhận truyện. Đọc truyện để nắm ý truyện, nghĩa là học sinh đang thực hiện sự giao tiếp với nhà văn. Chúng ta biết, nhà văn với tư cách là người tạo ngôn nghệ thuật. Những con người, sự vật mà ông miêu tả, nhắc đến trong truyện không phải là những người, những vật trong một hồn cảnh cụ thể và khơng có thực (not pảticular). Đó là những người và vật có tính chất biểu tượng (sýbolic). Vì vậy sở chỉ trong các thành tố ngơn ngữ trong văn bản nghệ thuật có tính phiếm định, có tính mở. Độ phiếm định của các yếu tố ngôn ngữ trong hoạt động ngôn từ đã được các nhà ngữ học nghiên cứu. Độ phiếm định này được tạo ra hoặc do chủ định của người tạo ngơn, hoặc do chính ngơn ngữ tạo ra. Như vậy có thể nói, độ phiếm định của yếu tố sở chỉ trong văn bản truyện hình thành chủ yếu do ý đồ sáng tác của nhà văn, do phương thức thể hiện hiện thực bằng hình tượng của văn học, mà hình tượng thì có tính vừa cụ thể, vừa khái quát, “vừa quen, vừa lạ”.

Chẳng hạn, xem xét tên gọi “ông già” trong hai phát ngơn “Một ơng già nhỏ bé có bộ râu dài màu xám đang ngồi trên chiếc ghế dài. Ơng ta vẽ những gì khơng rõ xuống cát bằng đầu nhọn của chiếc ơ (trích truyện Hai tiếng kỳ lạ)”. Trong văn cảnh, các yếu tố như “nhỏ bé, có bộ râu dài màu xám, ngồi trên ghế...” làm cho hình ảnh ơng già trở nên cụ thể. Nhưng ông già ấy là ông già nào trong hiện thực, thì khơng xác định (nhưng cũng hai phát ngơn ấy nếu được thốt ra từ một cậu bé vừa mới ở công viên về, kể với chị về “ơng già”, thì hình ảnh ơng già lúc này hồn tồn là một hình ảnh xác thực trong trí tưởng tượng của người tạo ngơn). Tính xác định của sở chỉ của các thành tố trong ngôn bản truyện kể thể hiện khi người đọc đọc truyện giao tiếp với

nhà văn. Lúc này bằng kinh nghiệm hiện thực của từng học sinh các em tự xác định sở chỉ các thành tố ngơn từ. Đến lượt mình trong giao tiếp với nhà văn, kinh nghiệm hiện thực cụ thể của học sinh trở thành những tiền giả định dung học tạo điều kiện cho học sinh hình dung ra nghĩa sở chỉ của văn bản truyện. Bên cạnh yếu tố tiền giả định dung học trên, đề tài của truyện, các yếu tố chỉ xuất trong văn bản cũng góp phần giúp các em nắm bắt (nghĩa) sở chỉ của truyện.

Các yếu tố ngơn ngữ trong truyện có thể có các sở chỉ tương ứng. Và hình tượng tổng quát của truyện là một sở chỉ chung nhất, đó chính là phạm vi hiện thực cuộc sống được thể hiện, đó chính là sở chỉ của tồn văn bản truyện.

(iii) Giá trị ngôn trung:

Giá trị ngon chung chính là ý của người tạo văn. Đó là ý định, là thái độ của người viết truyện, nói như Cao Xuân Hạo, đó là “lực ngôn trung” (illocutionary force) thôi thúc nhà văn sáng tạo. Văn học gọi đó là ý đồ sáng tác. Ngữ học gọi đó là nghĩa hàm ẩn của ngơn bản. Tùy từng hồn cảnh, từng cá tính, và trình độ mỗi học sinh mà “sự thực tại hóa” ý hàm ẩn có khác nhau. Cùng với việc dụng tiền giả định, việc phân tích các từ ngữ có ý nghĩa luận cứ, các phương thức liên kết văn bản theo quy luật liên tưởng (sẽ trình bày trong phần cơ chế) sẽ giúp học sinh hiểu được “nghĩa luận chứng” của truyện, nói khác đi là lập luận của truyện, là thái độ tư tưởng của người viết truyện thông qua bức tranh hiện thực được miêu tả.

1.1.4.2. Cấu trúc nghĩa của văn bản truyện chuyển hóa vào trong học sinh thành một giá trị ngôn trung mới:

Gía trị ngơn trung ở đây cũng bao gồm ý của người đọc truyện, nghĩa là ý định, thái độ của nhà văn được học sinh tiếp nhận, được học sinh thực tại hóa. Giá trị này được sinh ra từ văn bản truyện thơng qua tình huống giao tiếp giữa học sinh và nhà văn, giá trị này là một động lực thúc đẩy một quá trình khác, q trình diễn ngơn bắt đầu. Nó là kết quả của hoạt động nắm ý truyện của học sinh, nói cách khác là kết quả của quá trình tác động của cấu trúc nghĩa của văn bản truyện đối với tâm lý học sinh. Sự hình thành giá trị này trong học sinh thể hiện rằng logic nghĩa của văn bản truyện đã hóa thân thành logic ý tưởng của học sinh. Logic ý tưởng này sẽ giúp học sinh “nắm ý và diễn ý bằng lời của mình” như mục tiêu của bộ mơn đã đề ra.

Tóm lại, khi nói kể chuyện là q trình học sinh chuyển nghĩa thành ý vào trong mình, đó là kết q trình học sinh đi từ lời đến ý (từ phương tiện thể hiện của nhà văn đến mục đích thể hiện của nhà văn), rồi từ ý học sinh bộc lộ ra ngồi thành một văn bản nói (từ mục đích thể hiện

của học sinh đến phương tiện thể hiện của học sinh). Đây chính là mơ hình của cơ chế nhớ ý và diễn ý của học sinh khi kể chuyện mà chúng tôi sẽ đi vào mô tả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ chế hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của học sinh tiểu học trong giờ kể chuyện theo quan điểm tiếp cận của ngữ dụng học​ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)