Nguyên tắc xây dựng bài tập tính chu vi và diện tíc hở Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các bài tập tính chu vi và diện tích ở tiểu học (Trang 57 - 59)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

3.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập tính chu vi và diện tíc hở Tiểu học

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục

Để xây dựng các bài tập tính chu vi và diện tích, chúng tơi xây dựng dựa trên những chuẩn kiến thức, kĩ năng từ chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo, bên cạnh đó, bài tập phù hợp với trình độ theo từng cấp học của học sinh. Các bài tập không những cung cấp cho học sinh tri thức về tốn học, những tình huống phản ánh những thành tựu cơng nghệ và văn hố hiện đại, giúp học sinh dần dần tiếp cận với những phương pháp học tập, thói quen suy nghĩ khoa học, tình cảm và những phẩm chất đạo đức của con người hiện đại. (Phạm Viết Vượng, 2015)

Có thể hiểu, bài tập cung cấp cho học sinh những hiểu biết mới về thiên nhiên, xã hội với những số liệu, hình ảnh chính xác về con người và tự nhiên, không phi sư phạm.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính lí luận gắn liền với thực tiễn

Nội dung của các bài tập phù hợp với tình hình, đường lối chính sách phát triển của xã hội. Bài toán khơi gợi mối quan tâm của học sinh đến những sự kiện thực tế ngoài đời sống, kinh tế, quốc phịng, văn hố – xã hội của đất nước, đáp ứng quan điểm dạy học Toán hiện đại – từ thực tế đưa vào toán học.

Nội dung phải có sức lơi cuốn học sinh tuỳ theo lứa tuổi. Khắc phục những cách làm, cách suy nghĩ máy móc trong lớp học, tách rời cơng tác giáo dục của nhà trường với các phong trào chính trị - xã hội ở cộng đồng.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính lứa tuổi và đặc điểm cá nhân học sinh

Các bài tập được xây dựng dựa trên nội dung, chương trình và đặc điểm lứa tuổi cuối cấp tiểu học, những bài tập không được phép xa rời thực tế, mang những tính chất, quy tắc mà học sinh chưa được học và khám phá, vượt khỏi

trình độ nhận thức của học sinh. Bên cạnh đó, bài tập chú ý đến nhu cầu, động cơ, sở thích, vốn kinh nghiệm của học sinh.

Đặc biệt, các bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng phản hồi không phải là những bài tập nâng cao, bài tập khó dành cho học sinh giỏi mà là những bài tập đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng vận dụng linh hoạt, xử lý tình huống nhanh nhạy nhằm phát triển năng lực chứ khơng nhằm mục đích phân loại học sinh.

3.1.4. Đảm bảo tính tích hợp

Theo chương trình giáo dục phổ thơng “Dạy học tích hợp là định hướng

dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.”(Dự thảo Chương trình tổng thể, 2017).

Mục tiêu phát triển năng lực toán học của học sinh bao gồm: năng lực tính tốn, năng lực tư duy toán học, năng lực giải quyết các vấn đề tốn học, năng lực mơ hình hố tốn học, năng lực giao tiếp tốn học (nói, viết và biểu diễn toán học), năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học (đặc biệt là công cụ thông tin và truyền thơng), giúp học sinh nhận biết tốn học như là một phương tiện mô tả và nghiên cứu thế giới hiện thực, là công cụ thực hành ứng dụng trong học tập các mơn học khác.

Vì thế, nội dung các bài tập yêu cầu học sinh biết hệ thống, tổng hợp và vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để xử lý tình huống được nêu ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các bài tập tính chu vi và diện tích ở tiểu học (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)