Ở bài 2, có 52/234 học sinh làm sai. Sai lầm chủ yếu là do các em xác định sai phép tính, các em khơng nắm vững các quy tắc tìm diện tích khi cho chu vi hình trịn, một số học sinh lấy chu vi nhân hai và nhân 3,14. Một số học sinh sai kết quả của bài tập. Khi giải bài tập 2, học sinh biết vận dụng kiến thức và mối tương quan của các cơng thức tính chu vi, diện tích hình trịn để tính đúng và ghi đúng lời giải của bài tập. Từ đó, chúng tơi nhận thấy, bài tập 2 được cho là phù hợp ở mức độ hiểu (mức 2) bởi nó khơng cần tư duy cao.
Ở bài 3, số học sinh làm sai là 63/234 học sinh, trong đó, một số học sinh mắc lỗi khi lựa chọn sai phép tính tìm số viên gạch, hoặc sai đáp số (lời giải là “số viên gạch cần có là:” nhưng đáp số là “mét vuông”). Một số học sinh chỉ tính được chiều dài và diện tích căn phịng rồi bỏ trống. Điều này cho thấy, bài toán 3 cần vận dụng nhiều hơn nữa không chỉ là các quy tắc và mối quan hệ của chúng, bài tập 3 đòi hỏi học sinh tư duy cao hơn so với bài tập 2, phải biết kết hợp với dạng tốn liên quan đến tỉ lệ để tìm ra phép tính đúng. Điều này cho thấy, bài tập 3 phù hợp với mức độ vận dụng.
Ở bài 4, vì đây là một tình huống mới lạ, địi hỏi học sinh phải tư duy cao, suy luận từ những yêu cầu đã cho kết hợp với hình vẽ để thiết kế ngược lại đề toán. Số học sinh mắc lỗi sai 192/234 em. Điều này cho thấy các em chưa hiểu rõ ý nghĩa của các phép tính và số liệu được cung cấp, một số học sinh nêu đầy đủ các dữ liệu đã cho nhưng trong cách đặt đề tốn cịn lúng túng, diễn đạt chưa rõ ý. Như vậy ở bài tập 4, tuy số học sinh làm sai không phải là con số thấp, nhưng khi lập đề bài, học sinh đã phải huy động tất cả các kĩ năng toán học, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng ngôn ngữ để thực hiện nhiệm vụ. Đối với bài tập 4, với tỉ lệ 17,9% số học sinh thực hiện đúng, bài tập 4 đã đạt mức độ vận dụng phản hồi (mức 4). Một số bài làm đúng của học sinh như sau: