Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các bài tập tính chu vi và diện tích ở tiểu học (Trang 59 - 62)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

3.2. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh và việc xây

3.2.1. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh

Khi tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của Kiểm tra – đánh giá, chúng tôi đã thiết kế câu hỏi “Xin quý Thầy/cô cho biết tầm quan

trọng của Kiểm tra – đánh giá”, yêu cầu giáo viên trả lời theo 5 mức độ (1=

Rất quan trọng; 2=Quan trọng; 3=Bình thường; 4=Không quan trọng; 5=Rất không quan trọng) và kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tầm quan trọng của Kiểm tra – đánh giá ở Tiểu học Tầm quan trọng Tầm quan trọng của KTĐG Mức độ 1 2 3 4 5 Số lượng 36 22 5 0 3 % 54,5% 33,3% 7,7% 0 4,5%

Nhìn vào bảng 3.1 cho thấy, hầu hết giáo viên đều nhận thất được tầm quan trọng của công tác kiểm tra – đánh giá học sinh khi cho ở mức độ rất quan trọng 36/66 phiếu chiếm tỉ lệ 54,5%. Trong khi đó, vẫn cịn có 3 giáo viên cho rằng việc đánh giá học sinh là rất không quan trọng.

Khi được hỏi về mục đích của Kiểm tra – đánh giá, chúng tơi thiết kế câu hỏi “Mục đích của việc kiểm tra – đánh giá là gì?” khảo sát cho thấy:

- Chấm điểm, phân nhóm, xếp loại học sinh cuối năm. (19 lượt 66 chiếm 28,8%.)

- Lên kế hoạch các hoạt động giảng dạy và theo dõi sự tiến bộ của học sinh. (30 lượt chiếm 45,5%).

- Phát hiện những khó khăn, hạn chế của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ. (43/66 chiếm 65,2%).

- Giúp giáo viên nhận thức nhanh và kiến thức thực tế về đặc điểm học sinh. (10/66 chiếm 15,2%).

Từ đó cho thấy, vẫn cịn một số giáo viên chưa nhận thức đúng mục đích của kiểm tra và đánh giá khi chúng được quy định trong TT30/2014 của Bộ giáo dục và đào tạo. Mục đích kiểm tra và đánh giá ngày nay được hiểu là cơ sở, là điều kiện giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh; phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ học sinh phát huy hết mọi ưu điểm, khả năng của mình nhằm nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh ... chứ khơng nhằm mục đích phân nhóm, xếp loại học sinh.

Khi được hỏi “Thầy/cô căn cứ vào đâu để xác định các mức độ nhận thức của học sinh? (Đánh số thứ tự ưu tiên cho các tiêu chí)” thu được kết quả:

Bảng 3.2. Tiêu chí xác định mức độ nhận thức của học sinh

Tiêu chí Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3

Điểm số mà học sinh có được sau mỗi

bài kiểm tra. 4 3 14

Chuẩn kiến thức, kĩ năng học sinh

đạt được của chương trình học. 35 7 1

Năng lực giải quyết vấn đề trong quá

trình học tập. 27 14 2

Nhìn vào bảng 3.2, ta thấy có 21/66 xem điểm số là tiêu chí xác định mức độ nhận thức của học sinh chiếm 31,8%, trong đó có 4 giáo viên xem “điểm

số” là ưu tiên hàng đầu. Có 43 giáo viên chiếm 65,2% xem “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” là tiêu chí xác định mức độ nhận thức của học sinh, trong đó, 35 giáo

viên đánh giá là ưu tiên Một. Đối với việc xem “Năng lực giải quyết vấn đề” là tiêu chí xác định nhận thức, có 36/66 giáo viên lựa chọn và 27 giáo viên xác định đó là ưu tiên hàng đầu.

Điều này cho thấy, thứ nhất, phần lớn giáo viên nhận thức được “Chuẩn

kiến thức, kĩ năng” và “Năng lực gỉải quyết vấn đề” mới là tiêu chí hàng đầu

để xác định mức độ nhận thức của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít giáo viên đặt nặng điểm số để đánh giá, phân loại học sinh (31,8%).

Kết quả khảo sát cho thấy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh còn một số hạn chế khi giáo viên chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của

Kiểm tra – đánh giá, một số giáo viên chưa nắm được quan điểm, mục đích của việc đánh giá học sinh. Điều này làm cho chất lượng giáo dục nói chung và giảng dạy bộ mơn Tốn nói riêng khơng mang lại hiệu quả cao, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo quan điểm định hướng hành động và nhu cầu của xã hội hiện đại - đào tạo những con người có kĩ năng giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các bài tập tính chu vi và diện tích ở tiểu học (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)