1.2.1. Khái niệm truyện đồng thoại
Truyện đồng thoại xuất phát từ văn học dân gian, nổi bật với sự tưởng tượng, hư cấu, thể loại này thành công thu hút sự yêu thích của trẻ em. Kế thừa từ dân gian, các nhà văn đã sáng tác nên nhiều tác phẩm truyện đồng thoại dành cho thiếu nhi. Ở Việt Nam, cụ thể là ở miền Bắc sau khi tiến lên xã hội chủ nghĩa, nhu cầu văn học cho thiếu nhi trở nên cấp bách, đòi hỏi sự ra đời của một thể loại mới.
Thuật ngữ truyện đồng thoại chính thức xuất hiện ở nước ta vào khoảng đầu những năm 60 của thế kỉ XX. Thuật ngữ này ban đầu được xác lập dựa trên cơ sở vay mượn từ bên ngồi. Tuy nhiên trong q trình sử dụng, người Việt đã tiếp nhận và cấu tạo lại thể hiện cách hiểu riêng của người Việt Nam.
Vân Thanh nhận định về truyện đồng thoại trong bài viết Tìm hiểu đặc
điểm truyện đồng thoại (Tạp chí Văn học, số 4, 1974) như sau: “đồng thoại là
một hình thức sáng tác cho trẻ em, trong đó nội dung rất đậm chất mơ tưởng. […] Nhưng sự mơ tưởng trong đồng thoại phải là một sự mơ tưởng gắn rất chặt với hiện thực”.
Theo bài viết Truyện đồng thoại với giáo dục mẫu giáo (Tạp chí Văn học, số 6, 1993) của Lã Thị Bắc Lý:
Truyện đồng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và yếu tố tưởng tượng. Nhân vật chính là động vật, thực vật và những vật vô tri nhưng được mang tính cách “người”. Nội dung của truyện đồng thoại thường ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm, có nhiều yếu tố bất ngờ, dễ thuộc, dễ nhớ.
Trong giáo trình Văn học viết cho thiếu nhi (Trường Đại học Quy Nhơn, 2003), Châu Minh Hùng và Lê Nhật Ký lại cho rằng truyện đồng thoại là:
Thể loại văn học được các nhà văn viết riêng cho các em với bút pháp kế thừa từ đồng thoại dân gian gọi là đồng thoại hiện đại. Vẫn là truyện lấy loài vật (con vật, cỏ cây, hoa quả…) làm đối tượng miêu tả, với tư cách văn học viết, đồng thoại hiện đại phải mới so với văn học dân gian.
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (bản in năm 2012), đồng thoại là: “Thể truyện cho trẻ em trong đó lồi vật và các vật vơ tri được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của các em”.
Các khái niệm, cách hiểu ở trên, tuy vẫn có sự khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất khi nói về quan niệm truyện đồng thoại ở Việt Nam. Đó là thể loại truyện kể hiện đại dành cho trẻ em, hình thức chính là nhân cách hóa lồi vật, đồ vật vô tri giác thành các nhân vật chính, có suy nghĩ, tính cách, tâm tư, tình cảm độc lập. Truyện đồng thoại có quan hệ gần gũi với nhiều thể loại, nhất là cổ tích và ngụ ngơn.
Sự phát triển mạnh mẽ của truyện đồng thoại đầu thế kỉ XXI đã cho thấy khả năng đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới của văn học trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Với ưu thế giàu tưởng tượng, khả năng miêu tả thế giới tự nhiên,
đời sống xã hội phong phú, đồng thoại không những phản ánh được đời sống hiện thực mà cịn có thể phản ánh những chủ đề to lớn trong cuộc sống. Truyện đồng thoại hiện nay đã có những nét mới khi các tác giả chủ động tăng dung lượng tác phẩm, mở rộng ý nghĩa hình tượng để tác phẩm phù hợp với độc giả thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong quá trình tìm hiểu, người viết thấy rằng, nhiều tác giả vẫn giữ nguyên hình thức của truyện đồng thoại tuy nhiên tinh thần câu chuyện không phải để trẻ em suy nghĩ mà hướng tới những vấn đề của thế giới người lớn. Tiêu biểu cho cách viết này có thể kể đến Trần Bảo Định với những câu chuyện như: Chó cứu chủ, Kiếp Ba Khía, Đời cá Hô, Lia thia Trống, Nhện Chúa ở Hậu Liêu Chùa Nổi, Thần khẩu hại xác phàm, Con cá bống kèo quê ngoại, Điều lươn bông chưa kịp nghĩ, Thát Lát Kỳ Hôn, Mùi thần phục, Chuồn chuồn điểm nước, Chim vịt kêu chiều,…
Bằng hình thức đồng thoại Trần Bảo Định dễ dàng phản ánh hiện thực cuộc sống, nhất là các vấn đề về nguy cơ sinh thái trong các tác phẩm của mình.
Từ những quan niệm và thực tế trên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết lựa chọn cách hiểu truyện đồng thoại là thể loại văn học hiện đại đặc biệt. Thể loại này giàu chất tưởng tượng nhưng những sự tưởng tượng này đều bắt nguồn từ thực tế, được thể hiện dưới hình thức đặc thù là nhân cách hóa lồi vật. Qua đó, các tác phẩm chứa đựng, truyền tải những triết lí, thơng điệp sâu sắc về những vấn đề trong cuộc sống.
1.2.2. Đặc điểm của truyện đồng thoại
Truyện đồng thoại là truyện kể về lồi vật, thơng qua lồi vật để nói về cuộc sống của con người, mang đến những bài học giáo dục cho trẻ em. Được biết đến là thể loại văn học dành cho thiếu nhi, nên thế giới trong truyện đồng thoại cũng được hình thành và xây dựng theo cách nhìn của trẻ thơ. Đó là một thế giới trong trẻo, được đón nhận bằng đơi mắt ngây thơ, hồn nhiên đang từng chút một khám phá, cảm nhận về những điều mới lạ trong thế giới xung quanh.
Một trong những đặc trưng tiêu biểu của truyện đồng thoại chính là hướng đến giáo dục cho trẻ em. Bằng hệ thống nhân vật là các loài vật, cây cối, đồ dùng hằng ngày,… vô cùng thân quen nhưng được xây dựng mới lạ. Truyện đồng thoại đem đến cho các em nhỏ những nhận thức lí tính về cuộc sống một cách nhẹ nhàng qua những bài học cụ thể, dễ thấy. Đó có thể là bài học về ý thức bảo vệ những loài động vật nhỏ xung quanh:
[…] Chỉ có những con cá lìm kìm nhỏ xíu hiền lành. Nếu nhanh tay có thể bụm một bụm nước và vớt được con cá vào lòng bàn tay. Nhưng tốt nhất đừng nên bắt cá lìm kìm. Nó nhỏ lắm, không ăn được. Cá rất dễ thương và u dịng sơng của nó. Nên để nó ở n với dịng sơng của nó thơi (Võ Diệu Thanh, 2016, tr.18).
Hay cũng có thể là những bài học về cách cư xử trong cuộc sống:
Quấy rầy người khác chỉ để kiếm một miếng ăn, đó là điều chẳng hay ho gì và bạn tuyệt đối không nên làm dù gươm kề cổ, trừ phi bạn là cún (Nguyễn Nhật Ánh, 2015, tr.76).
[…] Dù biết bơi nhưng sông nước mênh mơng rất nguy hiểm, muốn tắm phải có người lớn dịm ngó mới an tồn (Võ Diệu Thanh, 2016, tr.31). Nét đặc trưng thứ hai trong truyện đồng thoại chính là sự nhân cách hóa. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2012) nhân cách hóa là “gán cho
lồi vật hoặc vật vơ tri hình dáng, tính cách hoặc ngơn ngữ của con người thật (một biện pháp tu từ trong văn học)” (tr.914). Có thể thấy, đa phần nhân vật trong truyện đồng thoại là loài vật, chúng được xây dựng thành những nhân vật độc lập có suy nghĩ, cảm xúc riêng như con người. Chúng cũng biết lắng nghe, cảm nhận thế giới xung quanh:
[…] nghe hơi đất ẩm ngồi vườn xộc vào mũi, trong lịng chợt dậy lên một nỗi nhớ xa xăm.
Mùi đất nồng, mùi hoa không rõ tên, tiếng lá rơi, tiếng những chồi nấm xuyên qua mặt đất sau mưa, tiếng chim gù từ một gị xa mơ hồ vẳng lại, tất cả khơng biết đã sống trong tôi từ bao giờ […]
Tôi không nhớ tôi đã nghe tiếng chồi non tách vỏ vào lúc nào, tôi cũng không nhớ tôi đã nghe tiếng chim lích chích mổ hạt từ đâu, nhưng tôi cảm nhận tất cả rõ rệt trong từng mạch máu đang phập phồng bên dưới làn da (Nguyễn Nhật Ánh, 2015, tr.105-106).
Hầu hết những loài vật trong truyện đồng thoại đều quen thuộc, gần gũi với cuộc sống, có tính cách như con người. Chúng có thể là các lồi vật ni trong nhà như chó, mèo,… Hoặc chúng là những động vật nhỏ, côn trùng thường gặp trong môi trường sống của con người như: ếch, thằn lằn, chuồn chuồn,…
Nhân cách hóa lồi vật giúp truyện đồng thoại mang đến cho người đọc một cách nhìn nhận khác về thế giới, đánh thức những phần sâu thẳm trong tâm hồn của con người mà không bị ngăn trở. Trong thế giới của trẻ thơ, vật và người là đồng nhất, khơng có sự khác biệt. Do đó, lồi vật cịn là hiện thân của con người, các em nhìn thấy chính mình trong những câu chuyện về lồi vật ấy từ đó liên hệ với bản thân. Để rồi qua tấm gương các nhân vật đó mà trẻ em phân biệt được những điều đúng, sai. Có thể thấy tính nhân hóa đã giúp truyện đồng thoại mang đậm ý nghĩa nhân sinh.
Giàu chất tưởng tượng, hư cấu là đặc trưng thứ ba và cũng là đặc trưng không thể thiếu của truyện đồng thoại. Trong thế giới của trẻ thơ, nhận thức lí tính vẫn cịn mờ nhạt, các em vẫn đang tìm hiểu và tiếp cận cuộc sống để dần hồn thiện về tư duy và nhân cách. Do đó, cách nhận thức về cuộc sống của
các em không giống như người trưởng thành. Khi sáng tác truyện đồng thoại cho thiếu nhi, các tác giả đều chú trọng cách cảm nhận của các em để rồi từ những tình huống, sự việc có thực trong cuộc sống hình thành những liên tưởng thú vị và độc đáo, tăng khả năng tưởng tượng và sáng tạo cho thiếu nhi. Chẳng hạn, trong truyện Bí mật giữa tơi và Thằn Lằn Đen bằng sự tưởng
tượng, hư cấu Lý Lan đã tái hiện lại sinh động những quan sát về cuộc sống xung quanh của Thằn Lằn Đen:
Con Thằn Lằn Đen đang buồn! Nửa đêm nó tặc lưỡi.
[…] bị tới bàn học để tìm bạn. Nơi đây thường có một chung cư Dế, gồm cả chục hộp thuốc lá và hàng tá Dế đủ loại đủ cỡ, lúc nào cũng lẵng nhẵng, lúc nào cũng sinh sự, khơng đánh nhau u đầu sứt trán thì cũng cãi nhau re ré (Lý Lan, 2008, tr.5).
Chính các đặc trưng tiêu biểu trên giúp truyện đồng thoại trở nên khác biệt với những tác phẩm tự sự khác. Đây cũng là căn cứ để nhận diện truyện đồng thoại trong các sáng tác văn học.