Ngơn từ đậm tính đối thoại và giễu nhại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần sinh thái trong truyện đồng thoại ở nam bộ đầu thế kỉ XXI (Trang 97 - 102)

3.3. Tinh thần sinh thái trong ngôn từ nghệ thuật

3.3.2. Ngơn từ đậm tính đối thoại và giễu nhại

Đối thoại là hoạt động giao tiếp cơ bản được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của con người trong cuộc sống. Dựa vào sự khác biệt trong ngôn ngữ của các nhân vật, người đọc có thể lí giải nhiều quan niệm giá

trị khác nhau. Mikhail Bakhtin cho rằng người quyết định tư tưởng của tác phẩm là quan hệ đối thoại của các nhân vật chứ không phải là tác giả. Trong tiểu thuyết đa thanh, mỗi nhân vật chính là một nhà tư tưởng.

Trong các tác phẩm đồng thoại, tính đối thoại của ngơn từ được thể hiện qua đối thoại của các nhân vật, giúp chúng ta hiểu được tiếng nói của tự nhiên, hiểu được những sợ hãi, hoài nghi, chạy trốn, chống lại của tự nhiên với con người. Đặc trưng của ngôn ngữ đối thoại là sự luân phiên của những nhà phát ngôn. Thông qua đối thoại, các tác giả đã góp phần cảnh tỉnh con người trước những vấn đề về tự nhiên, sự tha hóa về nhân cách và đạo đức của của con người trong xã hội ngày nay.

Trong truyện đồng thoại, tiếng nói của tự nhiên được cất lên bởi tiếng nói của các lồi vật cùng với những chất vấn về đề sinh thái. Đó là lời tự hỏi của Ếch Xanh (Cuộc phiêu lưu kì thú của Ếch Xanh cùng những người bạn

tuyệt vời) khi cậu bị kẹt trong rác thải sinh hoạt của loài người dù đã kêu gọi

thật lâu: “Con người không bao giờ nhận thấy được một giống lồi nào khác ngồi chính họ sao? Mình bị kẹt ở đây đã lâu rồi, đã kêu gào thật lâu rồi, vậy mà họ không hề nhận biết được” (Lê Hữu Nam. 2016, tr.55).

Đối thoại còn được thể hiện bằng cách phản tỉnh. Con người vốn cho rằng mình đứng đầu mn lồi, nhưng trong Mật ngữ rừng xanh, khi con

người khi bị tước hết những vũ khí của sự văn minh và hiện đại thì họ sẽ trở nên yếu ớt trước tự nhiên. Những gã thuộc hạ của tay thợ săn, khi khơng cịn súng và đèn pin nữa thì chúng chẳng thể nào chiến thắng được Musat và đội qn trên khơng của nó.

Sự khai thác, cải tạo tự nhiên khơng có giới hạn, khơng chú ý đến các nguy cơ sinh thái để sự phát triển được bền vững, lâu dài chính là con đường nhanh nhất dẫn đến hủy diệt. Nội Tổ (Đời Cá Hô) đã dự báo trước được tương lai của lồi người khi con người sử dụng trí tuệ của mình để săn bắt, tận

diệt lồi cá Hơ: “biết đâu trong tương lai gần, trí tuệ con người sẽ tạo nên một nền văn minh hủy diệt!” (Trần Bảo Định, 2016, tr.59).

Trong Chim vịt kêu chiều, lời chất vấn Thượng đế của Vịt xiêm mái về số phận của lồi vịt và lồi người khiến con người phải nhìn nhận lại vị thế của mình:

Nhưng thử hỏi Thượng đế, ngài tạo ra vịt, sao lại tập trung lo cho người? […] Cịn chúng tui, lồi vịt chắc cũng phải có tình u chớ? Cũng có số phận chớ? […] Người sinh, bịnh, lão, tử thì ứng với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nguồn sống tâm linh bất tuyệt! Cịn Vịt, Thượng đế tính sao? Chẳng lẽ, vịt có mặt ở trần gian là để cho người cắt cổ, nhổ lơng, đánh chén? Hay tại vịt khơng có nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý… (Trần Bảo Định, 2016, tr.188).

Tính đối thoại của ngơn từ thường được các tác giả văn học Nam Bộ sử dụng rất linh động. Cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại như ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày phù hợp với tâm lí của trẻ. Vì đây là lứa tuổi ham khám phá, tìm tịi cuộc sống xung quanh. Khơng chỉ thế, ngơn ngữ đối thoại cịn giúp chất vấn các vấn đề sinh thái trong những truyện đồng thoại viết cho người lớn. Ngôn ngữ giễu nhại nằm trong phương thức giễu nhại của nghệ thuật hậu hiện đại, nó là yếu tố hiển thị trực tiếp trong văn bản và cũng trực tiếp chi phối các yếu tố khác. Ngôn ngữ giễu nhại cũng là chất liệu chính của phạm trù “cái giễu nhại” của mỹ học hậu hiện đại, thay cho phạm trù “cái hài” của mỹ học truyền thống, mà hệ quy chiếu thẩm mỹ của nó khơng chú trọng vào sự gây cười có tính trào lộng, mà tập trung vào sự mỉa mai và tự mỉa mai.

Đặt trong tác phẩm, giễu nhại giúp người đọc nhận ra cái bất ổn của hiện thực đời sống, nó thể hiện một thái độ hoài nghi về sự đổ vỡ của các khái niệm, các mối quan hệ. Trong Đời Cá Hô, nhân vật Nội Tổ khi nhận xét về

con người đã nói rằng “con người là sản phẩm độc đáo thuộc Thượng đế, có trí tuệ vượt mn lồi”. Nhưng cùng với đó là sự nguy hại mà trí tuệ ấy mang lại – “một nền văn minh hủy diệt!”.

Đằng sau những diễn ngơn mang tính giễu nhại, là lời tố cáo con người đang hủy hoại cuộc sống của những loài khác. Bọ Hung vợ đã “đổ quạu” khi biết con người vì lợi ích mà tranh giành phân trâu với mình: “Đến phân, người cũng giành giựt với ta?” (Trần Bảo Định, 2016, tr.194).

Truyện đồng thoại còn mang đậm dấu ấn hậu hiện đại, khi có sự xuất hiện của từ ngữ thông tục trong giao tiếp của nhân vật. Chẳng hạn, trong Bảng

đỏ cho xứ Bìm Bìm, cách sử dụng từ ngữ của Mèo Ma khi đối thoại với Dưa

Leo đã cho thấy điều đó:

Và mỗi Dưa Leo nghe được tiếng tôi.

- Cậu khơng có khả năng làm cho người ta sợ mà cũng đòi làm ma. Dốt như cây cột.

- Dưa Leo là một thằng nhỏ tửng từng tưng. Ơng bà có câu khùng khơng sợ ma. Nếu Dưa Leo mà khôn một chút, biết chuyện một chút, nghe một con mèo nói tiếng người thì Dưa Leo chỉ có nước tè dầm giữa ban ngày. […]

- Và màu mè hoa lá hẹ (Võ Diệu Thanh, 2016, tr.7).

Khi miêu tả về cách thể hiện tình cảm của Suku (Con chó nhỏ mang giỏ hoa

hồng), tác giả Nguyễn Nhật Ánh cũng sử dụng những từ ngữ thông tục:

Đến khi cả bọn vẫy đi rối rít và mừng rỡ chồm lên chân chủ thì Suku thể hiện “nỗi nhớ con người” của nó một cách q khích bằng cách vừa chồm vừa đái tồ tồ như thể nó đang giấu dưới bụng một vòi phun tự động.

[…] Nó là đứa đái bậy nổi tiếng chứ đâu chỉ đái trong lúc mừng chủ. […] Sau khi làm ngã vài chiếc cốc, nó ghếch chân lên bàn thờ, đái xè xè (Nguyễn Nhật Ánh, 2016, tr.33-35).

Ngồi ra, trong các tác phẩm cịn có sự kết hợp của nhiều thể loại như: thành ngữ, âm nhạc với những ngơn từ mang đậm tính giễu nhại. Trong Bảng

đỏ cho xứ Bìm Bìm, nhân vật Mèo Ma đã lí giải về sự văn vẻ mà mình có

được là do thừa hưởng những tố chất của người nghệ sĩ: “Tôi từng là một nhà văn ở một lần nào đó lâu lắm rồi tơi cũng khơng nhớ nữa. Có lẽ tơi từng thề thốt kiểu như “Kiếp sau xin chớ làm văn, làm con mèo nhỏ lăng nhăng sướng

thấy mồ”” (Võ Diệu Thanh, 2016, tr. 8). Khơng khó để nhận ra nhân vật Mèo

Ma đã nhại lại hai câu thơ nổi bật trong bài Vịnh cây thông của Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”. Phải chăng, xã hội hiện đại có quá nhiều ràng buộc khiến con người mất đi tự do của chính mình, chẳng như lồi mèo khi được tự do làm điều mình muốn.

Những diễn ngơn giễu nhại cịn xuất hiện qua lời kể của Mèo Ma khi nói về xứ Bìm Bìm. Bởi vì, ở đó, có những chiếc biển cấm được dựng lên dành cho bọn khỉ. Nhưng khổ nỗi, khơng phải cấm thì bọn khỉ sẽ khơng làm. “Ở xứ Bìm Bìm nơi nào để Cấm đái thì nơi đó khai mùi nước tiểu nhất, Cấm đỏ rác thì rác vun tới đầu, Cấm đào bới thì mọi thứ bị xới tung” (Võ Diệu Thanh,

2016, tr.52). Khi đọc những dòng chữ này, một hình ảnh thật quen thuộc sẽ xuất hiện. Phải chăng tình trạng ấy khơng chỉ có ở xứ Bìm Bìm mà nó cịn đang hiện hữu trong chính cuộc sống lồi người, kẻ ln cho mình là văn minh nhưng lại có những hành xử chưa đẹp. Đoạn đối thoại của Dưa Leo với Lão Ma đã vạch ra căn bệnh mà nhiều người đang mắc phải. Họ khơng có lịng tự trọng, càng khơng có sự tự tơn dân tộc. Những chiếc bảng đỏ được cắm khắp nơi ở xứ Bồ Câu như nhắc cho chúng ta nhớ đến những chiếc bảng thơng báo có dịng chữ viết riêng bằng tiếng Việt, những chiếc bảng cấm

người Việt ở nước ngoài. Nhiều người Việt đã có những hành động khơng đẹp giống như người xứ Bìm Bìm. Nhưng họ lại khơng cảm thấy đó là một điều đáng xấu hổ, vì chiếc biển đó chẳng chỉ đích danh một ai. Mà theo Mèo Ma rút ra thì cái nhục dễ chịu nhất là nhiều người cùng nhục.

- Cần phải gỡ cái bảng đỏ chú ơi. - Tào lao.

- Nhưng mà xứ mình bị bêu xấu thì mình cũng bị bêu xấu.

- Miễn là họ không để bảng “cấm Mã Mã” thì tơi cứ vào như thường. Đâu phải một mình tơi bị cấm và đâu phải một mình tơi nhục.

Mèo Ma tôi hiểu rồi. Cái nhục dễ chịu nhất là nhiều người cùng nhục. Nó thành ra bình thường (Võ Diệu Thanh, 2016, tr.85).

Những thành quả về tri thức, văn hóa, khoa học kĩ thuật của con người cùng tư tưởng “nhân loại trung tâm” đã bị lật đổ, bác bỏ trước những chất vấn của tự nhiên. Mặt trái của văn minh bị phơi bày, vạch trần sau những diễn ngơn mang tính giễu nhại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần sinh thái trong truyện đồng thoại ở nam bộ đầu thế kỉ XXI (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)