2.3. Thông điệp nghệ thuật từ mối quan hệ giữa con người và thế giớ
2.3.3. Trao gởi những bài học giáo dục nhẹ nhàng, sâu sắc
“Văn học là nhân học” là một tư tưởng khơng bao giờ lỗi thời. Vì đối tượng của văn học là con người, cuộc sống, hành vi, ý nghĩ. Thông qua các tác phẩm văn học, tác giả gửi đến những bài học giáo dục về hành vi, đạo đức của con người. Sự mở rộng chức năng phản ánh của thể loại giúp cho truyện đồng thoại có thể phản ánh cuộc sống ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có cả những hiện thực lớn mang ý nghĩa thời đại.
Đối với trẻ nhỏ, việc giáo dục khiến trẻ tự rút ra những bài học trong các câu chuyện là vô cùng cần thiết. Các bài học giáo dục nhẹ nhàng được lồng ghép trong những đoạn hội thoại, lời tâm sự, lời kể của nhân vật chính là những bài học tốt nhất dành cho trẻ em. Đó có thể chỉ đơn giản là những bài học về cách ứng xử giữa người với người trong cuộc sống, chẳng hạn, lời nhắn nhủ của Bêtô với trẻ em: “Quấy rầy người khác chỉ để kiếm một miếng ăn, đó là điều chẳng hay ho gì và bạn tuyệt đối không nên làm dù gươm kề cổ, trừ phi bạn là cún” (Nguyễn Nhật Ánh, 2015, tr.76). Cách đối đãi với nhau giữa bạn bè trong lời khuyên của Tắc Kè khi giảng hịa cho Nhen với Sóc trong truyện Bí mật giữa tơi và Thằn Lằn đen: “Bạn bè quí nhau tặng nhau cái quí nhất mà mình có, dù dở dù ngon, dù đẹp dù xấu, vẫn là tấm lòng yêu thương trân trọng của bạn bè. Quí nhau là quí ở tấm lòng” (Lý Lan, 2011, tr.76).
Hay đó là khả năng mà mỗi lồi có được, ai cũng cần có thế mạnh riêng của mình, tùy theo mục đích, mong muốn, điều kiện thực tế của bản thân mà lựa chọn cho phù hợp:
Mn lồi đều sống hoặc trên không, hoặc trên cạn, hoặc dưới nước. Sống ở đâu cũng được, miễn là mình có một cái tài để sống. Sống trên
khơng phải có tài bay lượn, sống dưới nước phải có tài bơi lặn, sống trên cạn phải có tài chạy nhanh (Lý Lan, 2011, tr.29).
Qua các câu chuyện đồng thoại, các em tự ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của con người với tự nhiên, kêu gọi bảo vệ vạn vật trong tự nhiên và duy trì cân bằng sinh thái. Hướng dẫn trẻ bảo vệ mơi trường sống của mình cũng chính là bảo vệ bản thân qua việc “học cách bảo vệ nguồn nước của ao không bị ô nhiễm” (Lê Hữu Nam, 2016, tr.58). Các em còn được dạy cách để bảo vệ các khu rừng bằng việc “trồng những loại cây mang nhiều lợi ích cho môi trường, đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn các nhóm thợ săn và lâm tặc phá hoại rừng”, “bảo tồn và nhân giống những động vật quý hiếm” (Lê Hữu Nam, 2016, tr.78).
Khi thời đại công nghệ lên ngôi, các tệ nạn, thông tin xấu tràn lan. Hàng loạt các vụ án với tội phạm là thanh thiếu niên ngày càng tăng cao thì việc dạy cho trẻ cách u q mn lồi chính là giúp trẻ ni dưỡng nhân tính. Đằng sau mỗi câu chuyện đồng thoại là những bài học được đúc kết nhẹ nhàng hoặc được lồng ghép trong phát ngôn của những nhân vật. “Vạn vật sống, con người sống” có thể được xem như phát ngôn trung tâm của Mật ngữ rừng xanh. Thông điệp này xuất hiện lặp đi lặp lại tổng cộng 6 lần (trang 38, 51,
220, 254, 281, 321) trong tác phẩm qua suy nghĩ, lời thoại của nhiều nhân vật khác nhau.
Các bài học giáo dục nhẹ nhàng ấy cịn được chính những nhân vật chính trong mỗi câu chuyện rút ra sau những chuyến phiêu lưu, trải nghiệm của mình. Ếch Xanh hiểu rằng phải “trân trọng tình cảm của mọi người dành cho mình hơn”, “yêu quý cuộc sống hơn”, “biết đấu tranh bảo vệ lẽ phải và cái đẹp”, “biết quý trọng những gì đến từ tự nhiên, ln ln che chở những kẻ yếu trước những kẻ xấu như vậy chú mới trưởng thành hơn theo thời gian” (Lê Hữu Nam, 2017, tr.114).
Dù được biết đến là thể loại viết cho trẻ em nhưng với các tác phẩm truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ XXI, sự mở rộng phạm vi của thể loại giúp cho các tác giả dễ dàng gửi gắm vào đó những thơng điệp, tư tưởng triết lí của mình. Để rồi khiến những người lớn khi đọc đồng thoại phải suy ngẫm, tìm kiếm những ý nghĩa ẩn sâu trong câu chuyện cho chính bản thân mình. Từ hình ảnh những nhân vật với tính cách trẻ em, người lớn cũng thấy được chính bản thân và xã hội của mình qua tính cách cũng như cách hành xử của các nhân vật.
Có thể thấy, truyện đồng thoại ở Nam Bộ hiện nay khơng chỉ khơi dậy khát vọng tìm hiểu tự nhiên mà cịn cung cấp cho các em những bài học giáo dục nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa, những kinh nghiệm bổ ích cho quá trình trưởng thành về nhân cách. Việc dạy các em biết yêu thương tự nhiên, muôn thú, biết bảo vệ môi trường sẽ mang đến cho tương lai một thế hệ có trách nhiệm với thế giới phi nhân loại.
Tiểu kết Chương 2
Qua các tác phẩm truyện đồng thoại, các tác giả Nam Bộ đã thể hiện thái độ của mình về mối quan hệ giữa con người với thế giới phi nhân loại. Đó khơng chỉ là mối quan hệ cộng sinh, hòa hợp giữa con người với tự nhiên mà còn là mối quan hệ bất hòa, đối nghịch.
Với trí tuệ của mình, con người đã tìm mọi cách khai thác và cải tạo tự nhiên khiến tự nhiên phải cất lên những tiếng kêu thảm thiết, các loài vật khơng cịn nơi sống. Để rồi chính con người phải gánh chịu những hậu quả khủng khiếp mà mình là nguyên nhân. Trước sự bao dung, nhân ái của tự nhiên, con người nhận ra những lỗi lầm của mình, tìm cách sửa chữa, khắc phục những lỗi lầm ấy.
Bằng việc thể hiện các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong tác phẩm của mình các tác giả trong truyện đồng thoại khơng chỉ muốn giáo dục trẻ em tình u thiên nhiên, bảo vệ mơi trường mà cịn muốn mang đến cho những người lớn lời cảnh báo, phản tỉnh con người trước những lỗi lầm với tự nhiên.
Chương 3
TINH THẦN SINH THÁI TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI Ở NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XXI NHÌN TỪ
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
Việc nhìn nhận, đánh giá những vấn đề cấp thiết của xã hội không chỉ được các tác giả thể hiện trong diện nội dung của tác phẩm mà còn thể hiện qua phương diện nghệ thuật. Lựa chọn thiên nhiên làm chất liệu sáng tác, nhà văn đã gửi gắm đến độc giả những suy nghĩ, chiêm nghiệm về vấn đề sinh thái. Trước những bất an về môi trường, sự cô đơn của con người trong đời sống hiện đại, con người lựa chọn quay về với thiên nhiên, lựa chọn những mẫu hình nhân cách mới phù hợp với chủ nghĩa nhân văn sinh thái.
Tinh thần sinh thái trong truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ XXI được thể hiện ngay trong cách xây dựng nhân vật, khắc họa không gian nghệ thuật, sử dụng ngôn từ và tổ chức cốt truyện.